Thứ tư, ngày 16 tháng mười năm 2013
Từ lâu chúng ta vẫn nghe đài báo tuyên truyền của
nhà nước Việt Nam lên án những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ, tự do,
nhân quyền là những kẻ bán nước, tay sai cho ngoại bang để ngửa tay nhận đồng
tiền từ các thế lực thù địch bên ngoài.
Cụm từ '' bán nước '' được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ dân gian, bằng một cách nào đó cụm từ này ăn sâu vào đầu những người dân thành ý thức, thói quen. Đến nỗi khi có vụ án chính trị nào họ đọc được hay nghe được từ đài báo nhà nước lên án, là họ buông ngay câu kết luận
- bọn bán nước.
Chưa có một nhà nghiên cứu nào tìm hiểu một cách khoa học về vấn đề này. Ví dụ như hành động bán nước diễn ra thế nào, như thế nào là bán, bán cái gì, bán ai mua, bán để làm gì, được bao nhiêu....Chỉ có những tờ báo của Đ và NN khẳng định khái niệm bán nước này một cách rất chủ quan là qua hành vi rất sơ sài của đối tượng có nhận tiền bên ngoài,có hành động đả phá, chỉ trích, gây rối... thế là cấu thành hành vi bán nước.
Giờ chúng ta thử xác định nghĩa bán theo cách thông thường.
Bán, tức là hành động xảy ra khi có một vật cần trao đổi với người khác để đổi lấy thứ khác. Vật này có thể hữu hình hoặc có thể vô hình ( như văn hóa, tư tưởng , nghệ thuật )
Vật bán ở đây là nước, hiểu nôm na là quốc gia. Trong quốc gia bao gồm nhiều thứ tạo nên như con người ( bao gồm sức người, con người, tư tưởng, văn hóa, lịch sử ...) hay tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ....
Nếu xác định như vậy thì bất kỳ chính phủ nào cũng có hành động bán nước, thông qua những hiệp định lý kết trao đổi về khai tháng khoảng sản, trao đổi văn hóa, cung cấp nguồn lao động. Ở trường hợp này không thể gọi là bán nước nếu như sự trao đổi, mua bán này mang lại lợi ích hài hòa cho cả hai bên. Nó đơn giản chỉ là hợp đồng kinh tế đôi bên cần đến nhau, anh có cái A thừa mà cần cái B, tôi có cái B thừa mà lại cần cái A. Sự trao đổi, mua bán này ....
Nhưng vì lợi ích cá nhân, anh mua cái A mà đất nước không cần , trả bằng cái C mà đất nước rất thiếu ( C ở đây chẳng hạn là ngoại tệ lấy từ ngân khố, ngân sách quốc gia, tiền thuế, tiền bán tài nguyên, bán ....) để trục lợi cho mình. Hoặc trao đổi bằng những hiệp định gây thiệt hại cho đất nước nhiều hơn, đối tác anh ký được hưởng lợi nhiều hơn, nhưng anh được hưởng ân huệ nào đó từ đối tác để đảm bảo về quyền lực, vị trí...
Những hành động đó rõ ràng là bán nước.
Tuy nhiên có nhiều cách bán nước ở cấp độ khác nhỏ hơn ở trong giới kinh doanh, ví dụ như vì lợi ích mua đồ độc hại, kém chất lượng về bán cho người dân trong nước. Bắt tay với tư thương nước ngoài khống chế thị trường mua ép giá vật nuôi trồng của người nông dân...
Ở đây tạm bàn đến hai loại người có khả năng bán nước mà dư luận hay nhắc đến nhất. Loại thứ nhất là thành phần '' phản động '' cung cấp tin tức công khai rộng rãi về tình trạng đất nước,để '' bên ngoài '' có thông tin chèn ép những nhà chính trị khi ký kết hợp đồng kinh tế, ngoại giao, chính trị. Chẳng hạn như tin về ngược đãi công nhân, bảo hộ lao động, môi trường lao động kém, tình trạng nhân quyền bị chà đạp...những tin tức như vậy được loại '' phản động '' này đưa phổ biến công khai trên các trang mạng ngoài luồng. Gây bất lợi về hình ảnh Việt Nam trước con mắt quốc tế, làm những nhà chính khách của VN phải gặp khó khăn khi trả lời, giải thích. Nhà Nước Việt Nam coi những kẻ như vậy là '' bán nước '' và thực hiện những cuộc tuyên truyền sâu rộng để nhân dân lên án chúng, đồng thời ráo riết truy bắt xét xử tù giam nghiêm khắc với những thành phần này.
Đặc điểm chung của loại bán nước thứ nhất này là không nằm trong bộ máy chính quyền, hình thức '' bán nước '' không gây hại trực tiếp đến đất nước mà gián tiếp. Vì tác động của thông tin chúng cung cấp có đến được người dùng hay không, người dùng có sử dụng để trục lợi với VN hay không .? Là những điều chúng không thể xác định được. Bởi thế kết quả mục đích đạt được của chúng là khá mơ hồ, nằm ngoài hy vọng của chúng khi thực hiện hành vi '' bán nước ''. Người thụ hưởng thông tin mà chúng cung cấp để làm việc với chính phủ VN lại không phải là người trả tiền cho chúng. Mà do đa số những Việt Kiều hải ngoại muốn thế giới thấy rõ đời sống, quyền con người ở Việt Nam đang ở mức độ nào, những Việt Kiều này đã hỗ trợ tiền bạc cho chúng, vì tính chất vòng vo giữa lợi ích trực tiếp như vậy, nên tiền chúng nhận được không nhiều, thườnG chỉ vài trăm usd một tháng.
Từ đặc điểm người bán, người dùng, người trả tiền, vật bán như trên. Chúng ta thấy khái niệm '' bán nước '' quy chụp cho bọn này là khá mơ hồ, thiếu chứng cứ thuyết phục về mặt thực tiễn.
Loại thứ hai là loai nằm trong bộ máy nhà nước, có quyền, có tư cách đại diện trong lãnh vực chúng công tác. Ví dụ chúng được bổ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên, khoáng sản, chủ quyền lãnh thổ, quản lý văn hóa, tư tưởng.
Chúng ta lấy trường hợp của Dương Trí Dũng giám đốc Vinalines đã dùng 9 triệu usd để mua một ụ nổi của '' bên ngoài '' mà giá trị thực chỉ được 5 triệu usd là quá mong đợi với kẻ bán.
9 triệu usd này là tiền của đất nước, của nhân dân, tiền bán tài nguyên, tiền thu thế nông lâm sản, tiền máu thịt và mồ hồi của người lao động Việt Nam, tiền từ những cánh rừng bị đốn, tiền từ khoáng sản dưới đất bị moi lên, từ những cánh đồng bờ xôi ruộng mật gắn bó bao đời với người nông dân bỗng chốc bị san phẳng làm khu ăn chơi , giải trí của các nhà đầu tư nước ngoài.
Quan chức nhà nước, Đảng viên ĐCS VN Dương Chí Dũng trên vị trí đảm nhiệm đã dùng số tiền này để đổi lấy một thứ giá trị thực thấp hơn đến 4 triệu usd, với mục đích hưởng chênh lệch từ số 4 triệu usd này , mua nhà cao cấp cho vợ bé, con riêng.
Hành động thông qua một thương vụ mua bán với nước ngoài, để mua một thứ vô dụng ( ụ nổi nay đã thành đống sắt han rỉ ), bằng đồng tiền từ nguồn lực đất nước nói trên, khiến '' bên ngoài '' cũng có lợi và cá nhân mình cũng có lợi. Ngoài nghĩa tham ô thông thường mà chúng ta hay gọi ra, hành động ấy phải được gọi đích danh là hành động bán nước.
Hành vi của Dương Chí Dũng như thế là bán nước.
Có bao nhiêu kẻ bán nước như Dương Chí Dũng chưa tìm ra.?
Đất nước nghèo đi, nợ nần nhiều hơn, tài nguyên cạn kiệt hơn. Chứng tỏ những kẻ bán nước như Dương Chí Dũng không phải là ít. Và đương nhiên số tiền mà những kẻ như Dũng thu về từ những hợp đồng bán nước như thế không chỉ là 4 triệu USD mà thôi.
Dư luận cứ mải mê vào những kẻ '' bán nước '' loại một nhận về vài trăm usd để đay nghiến hành vi '' bán nước'' của chúng, cho dù thiệt hại về việc '' bán nước '' của chúng chưa ai đong đếm được.
Nhưng nhiều triệu usd của loại bán nước thứ hai như Dương Chí Dũng thu về, dường như chỉ được gọi là tham ô. Đến lúc này đáng ra người dân gọi tên rõ rằng, hành động của Dương Chí Dũng
Như thế là bán nước.
Cụm từ '' bán nước '' được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ dân gian, bằng một cách nào đó cụm từ này ăn sâu vào đầu những người dân thành ý thức, thói quen. Đến nỗi khi có vụ án chính trị nào họ đọc được hay nghe được từ đài báo nhà nước lên án, là họ buông ngay câu kết luận
- bọn bán nước.
Chưa có một nhà nghiên cứu nào tìm hiểu một cách khoa học về vấn đề này. Ví dụ như hành động bán nước diễn ra thế nào, như thế nào là bán, bán cái gì, bán ai mua, bán để làm gì, được bao nhiêu....Chỉ có những tờ báo của Đ và NN khẳng định khái niệm bán nước này một cách rất chủ quan là qua hành vi rất sơ sài của đối tượng có nhận tiền bên ngoài,có hành động đả phá, chỉ trích, gây rối... thế là cấu thành hành vi bán nước.
Giờ chúng ta thử xác định nghĩa bán theo cách thông thường.
Bán, tức là hành động xảy ra khi có một vật cần trao đổi với người khác để đổi lấy thứ khác. Vật này có thể hữu hình hoặc có thể vô hình ( như văn hóa, tư tưởng , nghệ thuật )
Vật bán ở đây là nước, hiểu nôm na là quốc gia. Trong quốc gia bao gồm nhiều thứ tạo nên như con người ( bao gồm sức người, con người, tư tưởng, văn hóa, lịch sử ...) hay tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ....
Nếu xác định như vậy thì bất kỳ chính phủ nào cũng có hành động bán nước, thông qua những hiệp định lý kết trao đổi về khai tháng khoảng sản, trao đổi văn hóa, cung cấp nguồn lao động. Ở trường hợp này không thể gọi là bán nước nếu như sự trao đổi, mua bán này mang lại lợi ích hài hòa cho cả hai bên. Nó đơn giản chỉ là hợp đồng kinh tế đôi bên cần đến nhau, anh có cái A thừa mà cần cái B, tôi có cái B thừa mà lại cần cái A. Sự trao đổi, mua bán này ....
Nhưng vì lợi ích cá nhân, anh mua cái A mà đất nước không cần , trả bằng cái C mà đất nước rất thiếu ( C ở đây chẳng hạn là ngoại tệ lấy từ ngân khố, ngân sách quốc gia, tiền thuế, tiền bán tài nguyên, bán ....) để trục lợi cho mình. Hoặc trao đổi bằng những hiệp định gây thiệt hại cho đất nước nhiều hơn, đối tác anh ký được hưởng lợi nhiều hơn, nhưng anh được hưởng ân huệ nào đó từ đối tác để đảm bảo về quyền lực, vị trí...
Những hành động đó rõ ràng là bán nước.
Tuy nhiên có nhiều cách bán nước ở cấp độ khác nhỏ hơn ở trong giới kinh doanh, ví dụ như vì lợi ích mua đồ độc hại, kém chất lượng về bán cho người dân trong nước. Bắt tay với tư thương nước ngoài khống chế thị trường mua ép giá vật nuôi trồng của người nông dân...
Ở đây tạm bàn đến hai loại người có khả năng bán nước mà dư luận hay nhắc đến nhất. Loại thứ nhất là thành phần '' phản động '' cung cấp tin tức công khai rộng rãi về tình trạng đất nước,để '' bên ngoài '' có thông tin chèn ép những nhà chính trị khi ký kết hợp đồng kinh tế, ngoại giao, chính trị. Chẳng hạn như tin về ngược đãi công nhân, bảo hộ lao động, môi trường lao động kém, tình trạng nhân quyền bị chà đạp...những tin tức như vậy được loại '' phản động '' này đưa phổ biến công khai trên các trang mạng ngoài luồng. Gây bất lợi về hình ảnh Việt Nam trước con mắt quốc tế, làm những nhà chính khách của VN phải gặp khó khăn khi trả lời, giải thích. Nhà Nước Việt Nam coi những kẻ như vậy là '' bán nước '' và thực hiện những cuộc tuyên truyền sâu rộng để nhân dân lên án chúng, đồng thời ráo riết truy bắt xét xử tù giam nghiêm khắc với những thành phần này.
Đặc điểm chung của loại bán nước thứ nhất này là không nằm trong bộ máy chính quyền, hình thức '' bán nước '' không gây hại trực tiếp đến đất nước mà gián tiếp. Vì tác động của thông tin chúng cung cấp có đến được người dùng hay không, người dùng có sử dụng để trục lợi với VN hay không .? Là những điều chúng không thể xác định được. Bởi thế kết quả mục đích đạt được của chúng là khá mơ hồ, nằm ngoài hy vọng của chúng khi thực hiện hành vi '' bán nước ''. Người thụ hưởng thông tin mà chúng cung cấp để làm việc với chính phủ VN lại không phải là người trả tiền cho chúng. Mà do đa số những Việt Kiều hải ngoại muốn thế giới thấy rõ đời sống, quyền con người ở Việt Nam đang ở mức độ nào, những Việt Kiều này đã hỗ trợ tiền bạc cho chúng, vì tính chất vòng vo giữa lợi ích trực tiếp như vậy, nên tiền chúng nhận được không nhiều, thườnG chỉ vài trăm usd một tháng.
Từ đặc điểm người bán, người dùng, người trả tiền, vật bán như trên. Chúng ta thấy khái niệm '' bán nước '' quy chụp cho bọn này là khá mơ hồ, thiếu chứng cứ thuyết phục về mặt thực tiễn.
Loại thứ hai là loai nằm trong bộ máy nhà nước, có quyền, có tư cách đại diện trong lãnh vực chúng công tác. Ví dụ chúng được bổ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên, khoáng sản, chủ quyền lãnh thổ, quản lý văn hóa, tư tưởng.
Chúng ta lấy trường hợp của Dương Trí Dũng giám đốc Vinalines đã dùng 9 triệu usd để mua một ụ nổi của '' bên ngoài '' mà giá trị thực chỉ được 5 triệu usd là quá mong đợi với kẻ bán.
9 triệu usd này là tiền của đất nước, của nhân dân, tiền bán tài nguyên, tiền thu thế nông lâm sản, tiền máu thịt và mồ hồi của người lao động Việt Nam, tiền từ những cánh rừng bị đốn, tiền từ khoáng sản dưới đất bị moi lên, từ những cánh đồng bờ xôi ruộng mật gắn bó bao đời với người nông dân bỗng chốc bị san phẳng làm khu ăn chơi , giải trí của các nhà đầu tư nước ngoài.
Quan chức nhà nước, Đảng viên ĐCS VN Dương Chí Dũng trên vị trí đảm nhiệm đã dùng số tiền này để đổi lấy một thứ giá trị thực thấp hơn đến 4 triệu usd, với mục đích hưởng chênh lệch từ số 4 triệu usd này , mua nhà cao cấp cho vợ bé, con riêng.
Hành động thông qua một thương vụ mua bán với nước ngoài, để mua một thứ vô dụng ( ụ nổi nay đã thành đống sắt han rỉ ), bằng đồng tiền từ nguồn lực đất nước nói trên, khiến '' bên ngoài '' cũng có lợi và cá nhân mình cũng có lợi. Ngoài nghĩa tham ô thông thường mà chúng ta hay gọi ra, hành động ấy phải được gọi đích danh là hành động bán nước.
Hành vi của Dương Chí Dũng như thế là bán nước.
Có bao nhiêu kẻ bán nước như Dương Chí Dũng chưa tìm ra.?
Đất nước nghèo đi, nợ nần nhiều hơn, tài nguyên cạn kiệt hơn. Chứng tỏ những kẻ bán nước như Dương Chí Dũng không phải là ít. Và đương nhiên số tiền mà những kẻ như Dũng thu về từ những hợp đồng bán nước như thế không chỉ là 4 triệu USD mà thôi.
Dư luận cứ mải mê vào những kẻ '' bán nước '' loại một nhận về vài trăm usd để đay nghiến hành vi '' bán nước'' của chúng, cho dù thiệt hại về việc '' bán nước '' của chúng chưa ai đong đếm được.
Nhưng nhiều triệu usd của loại bán nước thứ hai như Dương Chí Dũng thu về, dường như chỉ được gọi là tham ô. Đến lúc này đáng ra người dân gọi tên rõ rằng, hành động của Dương Chí Dũng
Như thế là bán nước.
Được đăng bởi nguoibuongio1972 vào lúc 05:30
No comments:
Post a Comment