Hà
Giang/Người Việt
Tuesday,
October 08, 2013 8:25:48 PM
PASADENA,
California (NV) -
Nếu bị trục xuất về Việt Nam, liệu ông Nguyễn Tấn Vinh, một thành viên của
đảng Dân Tộc Việt Nam, có bị nhà cầm quyền nước này hành hạ, tra tấn không?
Ðó là câu hỏi then chốt mà Tòa Kháng Án Khu Vực 9 ở Passadena phải trả lời, trong vụ xử cuối cùng liên quan đến nhà đấu tranh đòi dân chủ này.
Nếu nguy cơ ông sẽ bị chính quyền Việt Nam tra tấn, hành hạ cao hơn là không bị, và chỉ trong trường hợp này thôi, thì tòa mới có thể cho phép ông được ở lại Mỹ theo một diện gì đó.
Ðó là câu hỏi then chốt mà Tòa Kháng Án Khu Vực 9 ở Passadena phải trả lời, trong vụ xử cuối cùng liên quan đến nhà đấu tranh đòi dân chủ này.
Nếu nguy cơ ông sẽ bị chính quyền Việt Nam tra tấn, hành hạ cao hơn là không bị, và chỉ trong trường hợp này thôi, thì tòa mới có thể cho phép ông được ở lại Mỹ theo một diện gì đó.
Ông Nguyễn Tấn Vinh (trái) cùng một số thành viên
của đảng Dân Tộc Việt Nam, tuần hành trước cửa Tòa Kháng Án Khu Vực 9 (Apellate
Court, Ninth Circuit) ở Passadena, trước phiên xử quyết định có trục xuất ông
hay không, vào ngày 8 tháng Mười, 2013 (Hình: Hà Giang/Người Việt)
Tòa
Kháng Án Khu Vực 9 là tòa án liên bang có thẩm quyền cao nhất nước Mỹ (chỉ dưới
Tối Cao Pháp Viện) và phán quyết của tòa sẽ định đoạt thân phận của ông.
Câu hỏi thoạt nghe thì đơn giản, nhưng câu trả lời cho vụ án kéo dài nhiều năm không dễ dàng chút nào.
Không khí trong phòng xử có lúc căng thẳng đến nặng nề. Khác với những vụ án trước đó, mà luật sư mỗi bên chỉ được trình bày từ 10 đến 15 phút, vụ xử ông Nguyễn Tấn Vinh kéo dài gần hai tiếng đồng hồ.
Trên tòa, ba vị thẩm phán Harry Pregerson, Kim McLane Wardlaw và Richard C. Tallman, lúc thì chăm chú ngồi nghe, lúc hỏi lại cho cặn kẽ phần trình bày của luật sư hai bên.
Ở phía dưới, người đến chứng kiến phiên tòa, đa số là người Mỹ gốc Việt, cũng chăm chú nghe, dù có thể không thấu hiểu hết được những điều đang được thảo luận.
Ngồi trong chiếc xe lăn, ở hàng ghế đầu, cụ bà Nguyễn Thị Tìm, thân mẫu của ông Nguyễn Tấn Vinh, năm nay 87 tuổi, thỉnh thoảng lại sốt ruột quay hỏi người bên cạnh: “Nghe như vậy thì có cơ hội không cháu?”
“Khó biết lắm bác,” một người với nét mặt trầm ngâm trả lời.
Trước đó vài giờ, gần 100 đồng hương Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi, mang biểu ngữ, cờ vàng, tuần hành trước cửa tòa để tỏ bày quan điểm về vụ án này.
“Do not deport Vinh Nguyen to communist country,” một tấm biểu ngữ viết.
Câu hỏi thoạt nghe thì đơn giản, nhưng câu trả lời cho vụ án kéo dài nhiều năm không dễ dàng chút nào.
Không khí trong phòng xử có lúc căng thẳng đến nặng nề. Khác với những vụ án trước đó, mà luật sư mỗi bên chỉ được trình bày từ 10 đến 15 phút, vụ xử ông Nguyễn Tấn Vinh kéo dài gần hai tiếng đồng hồ.
Trên tòa, ba vị thẩm phán Harry Pregerson, Kim McLane Wardlaw và Richard C. Tallman, lúc thì chăm chú ngồi nghe, lúc hỏi lại cho cặn kẽ phần trình bày của luật sư hai bên.
Ở phía dưới, người đến chứng kiến phiên tòa, đa số là người Mỹ gốc Việt, cũng chăm chú nghe, dù có thể không thấu hiểu hết được những điều đang được thảo luận.
Ngồi trong chiếc xe lăn, ở hàng ghế đầu, cụ bà Nguyễn Thị Tìm, thân mẫu của ông Nguyễn Tấn Vinh, năm nay 87 tuổi, thỉnh thoảng lại sốt ruột quay hỏi người bên cạnh: “Nghe như vậy thì có cơ hội không cháu?”
“Khó biết lắm bác,” một người với nét mặt trầm ngâm trả lời.
Trước đó vài giờ, gần 100 đồng hương Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi, mang biểu ngữ, cờ vàng, tuần hành trước cửa tòa để tỏ bày quan điểm về vụ án này.
“Do not deport Vinh Nguyen to communist country,” một tấm biểu ngữ viết.
Và
một tấm khác: “Mr. Nguyen Tan Vinh's fighting for Democracy of Vietnam, do not
deliver him to communist VN.”
Một phần lớn thời gian được các thẩm phán và luật sư hai bên duyệt lại các sự kiện khiến ông Vinh bị nhiều tòa dưới quyết định nên trục xuất.
Một phần lớn thời gian được các thẩm phán và luật sư hai bên duyệt lại các sự kiện khiến ông Vinh bị nhiều tòa dưới quyết định nên trục xuất.
Biểu
ngữ kêu gọi tòa đừng trục xuất ông Nguyễn Tấn Vinh về Việt Nam. (Hình: Hà
Giang/Người Việt)
Vào dịp kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu, 2001, ông Vinh và nhiều thành viên khác của đảng Dân Tộc Việt Nam, hậu thân của Chính Phủ Việt Nam Tự Do, một tổ chức từng do ông Nguyễn Hữu Chánh lãnh đạo, đồng loạt tổ chức các vụ đặt bom trước hai tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Manila và Bangkok để “gióng lên tiếng nói phản đối chế độ độc tài toàn trị và việc đàn áp nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội,” theo lời của các thành viên đảng Dân Tộc Việt Nam.
Dự tính không thành, ông Vinh, một thường trú nhân Hoa Kỳ, qua Mỹ định cư từ năm 1985, bị bắt giam tại Manila, Philippines, và sau đó được đưa về Hoa Kỳ để xử tội, bị chuyển hết từ nhà tù này qua nhà tù khác, rồi cuối cùng được tại ngoại hậu tra để chờ tòa quyết định xem có trục xuất không.
Ðầu đuôi của nguy cơ trục xuất là khi bị bắt tại Philippines, ông Vinh dùng giấy thông hành (passport) của ông Võ Ðức Văn, em trai và là đồng chí của ông. Sự việc đổ bể trong cuộc điều tra của Interpol, nên ông bị FBI đòi Philippines dẫn độ về Hoa Kỳ.
Khi trở về Hoa Kỳ, ông bị kết án dùng giấy thông hành giả để hỗ trợ việc khủng bố. Và theo luật pháp Hoa Kỳ, khi một thường trú nhân phạm pháp thì không được ở lại đất nước này. Các luật sư biện hộ đã dùng Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture) để xin tòa không trục xuất ông, nhưng yêu cầu này đã bị các tòa dưới từ khước.
Ông Võ Đức Văn, em trai và là ngừơi đảm trách việc
hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Tấn Vinh, (trái) nói chuyện với Luật Sư Gary
Silbiger. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/174912-DP-131008-Vinh-1-400.jpg
Luật Sư Gary Silbiger, đại diện cho ông Vinh, lập luận rằng Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture) được áp dụng với tất cả mọi người hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ, bất kể có hợp pháp hay không.
Luật Sư Lior Jentzer, đại diện cho Bộ Tư Pháp Mỹ, trình bày tóm tăt rằng ông Vinh là một người phi pháp, không có diện để ở lại Hoa Kỳ, và cũng chưa chứng minh được là nếu trở về Việt Nam ông sẽ bị tra tấn.
Luật Sư Gary Silbiger, đại diện cho ông Vinh, lập luận rằng Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture) được áp dụng với tất cả mọi người hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ, bất kể có hợp pháp hay không.
Luật Sư Lior Jentzer, đại diện cho Bộ Tư Pháp Mỹ, trình bày tóm tăt rằng ông Vinh là một người phi pháp, không có diện để ở lại Hoa Kỳ, và cũng chưa chứng minh được là nếu trở về Việt Nam ông sẽ bị tra tấn.
Ðơn
cử một bản tường trình của tổ chức Human Rights Watch, Luật Sư Gary Silbiger
nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam thường hay tra tấn các tù nhân chính trị bằng
cách đánh đập và cho điện giật.
Thẩm Phán Kim McLane Wardlaw yêu cầu Luật Sư Gary Silbiger chỉ vào trang nào trong bản tường trình có câu đó, vì các vị thẩm phán không tìm thấy đoạn này.
Thẩm Phán Kim McLane Wardlaw yêu cầu Luật Sư Gary Silbiger chỉ vào trang nào trong bản tường trình có câu đó, vì các vị thẩm phán không tìm thấy đoạn này.
Cụ
bà Nguyễn Thị Tìm, thân mẫu ông Nguyễn Tấn Vinh, ngồi xe lăn đến ủng hộ con
trai. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
Các vị thẩm phán, có vẻ tỏ ra muốn được thuyết phục là nếu trở về Việt Nam, xác suất ông Vinh sẽ bị tra tấn rất cao, đã quyết định cho phía luật sư của ông Vinh thêm hai ngày để nộp thêm những chứng cớ này, kể cả chứng cớ ông Vinh từ 20 năm nay là thành viên của đảng Dân Tộc Việt Nam, và vẫn thường đi đó đây để đấu tranh đòi dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.
Khoảng gần 1 giờ trưa, phiên tòa kết thúc, sau khi Thẩm Phán Harry Pregerson cho biết rằng sự việc sẽ được mang ra bàn luận với một số thẩm phán khác của tòa theo thủ tục “En Banc,” nghĩa là quyết định không chỉ do ba vị thẩm phán ngồi nghe trình bày kết luận, mà sẽ được thảo luận chung.
Ông Philip Koebel, một luật sư có văn phòng ở Pasadena, đến tham dự phiên tòa vì “rất thích ngồi nghe Thẩm Phán Harry Pregerson xử,” bày tỏ: “Vụ án hết sức thú vị. Tôi cho rằng bên luật sư của Bộ Tư Pháp không công bằng và không thật thà khi nói rằng không có chứng cớ nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tra tấn ông Vinh khi trở về nước.”
Ðược hỏi cảm tưởng trước và sau phiên xử, ông Nguyễn Tấn Vinh trả lời: “Tôi rất vui là các vị thẩm phán có vẻ am hiểu tình hình Việt Nam, và tỏ ra thông cảm với mình. Còn kết quả thế nào chưa biết, vì đây là một vụ án mà kết qủa có thể bị ảnh hưởng về tình hình chính trị.”
Cụ bà Nguyễn Thị Tìm tâm sự rằng “chỉ biết cầu nguyện,” và khẳng định “đồng ý với chọn lựa đấu tranh cho đất nước của các con.”
Luật Sư Gary Silbiger cho biết khi một vụ án tại Tòa Kháng Án Khu Vực 9 được đưa vào thủ tục “En Banc” thì có thể từ ba tháng đến một năm mới có kết quả.
––
Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com
Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com
Bài liên quan
No comments:
Post a Comment