10/11/2013
Cúm đã có từ
ngàn xưa
412 năm trước Tây lịch, tổ sư ngành y học là Hippocrate đã từng mô tả một trận dịch bệnh biểu lộ bằng những triệu chứng tương tợ với bệnh cúm ngày nay.
Tại Bắc Mỹ, mùa Đông cũng là mùa cúm thường niên seasonal Influenza (flu). CDC cho biết cúm thường niên bắt đầu từ khoảng tháng 9 và có thể kéo dài tới tháng 5 của năm sau.
Năm nào cũng thế, lối tháng 9 tháng 10, giới trách nhiệm y tế đều có phổ biến thông cáo khuyên các cao niên trên 65, phụ nữ đang mang thai và trẻ em nên đi chích ngừa cúm.
Tháng 12 năm 2012 vừa qua,bệnh cúm có khuynh hướng gia tăng bất thường tại Bắc Mỹ. Theo CDC Hoa kỳ cho biết tác nhân gây bệnh cúm thường niên chủ yếu là virus đột biến Inflenza A(H3N2) Variant Virus.
H3N2 được xác định đầu tiên ở heo năm 2010 và khi virus đột biến truyền lây sang cho người thì gọi là virus đột biến "H3N2v" viruses.
Dự đoán tình hình mùa cúm thường niên 2013-14 tại Bắc Mỹ.
Ba nhóm virus thường hay gặp nhất là influenza(H1N1), Influenza A(H3N2) và Influenza B.
Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, mùa cúm 2013-14 vùng Bắc bán cầu sẽ sử dụng vaccin có chứa các loại virus sau đây:
- A/California/7/2009 (H1N1)pdm09 -like virus;
- A(H3N2) virus antigenically like the cell-propagated prototype virus A/Victoria/361/2011;
- B/Massachusetts /2/2012-like virus.
- B/Brisbane/6/2008-like virus.
As per the World Health Organization (WHO), all seasonal influenza vaccines for 2013/14 in the northern hemisphere contain:
A/California/7/2009 (H1N1)pdm09-like virus;
A(H3N2) virus antigenically like the cell-propagated prototype virus A/Victoria/361/2011; B/Massachusetts/2/2012-like virus.
B/Brisbane/6/2008-like virus.
http://www.gov.mb.ca/health/flu/docs/imm_programplan.pdf
412 năm trước Tây lịch, tổ sư ngành y học là Hippocrate đã từng mô tả một trận dịch bệnh biểu lộ bằng những triệu chứng tương tợ với bệnh cúm ngày nay.
Tại Bắc Mỹ, mùa Đông cũng là mùa cúm thường niên seasonal Influenza (flu). CDC cho biết cúm thường niên bắt đầu từ khoảng tháng 9 và có thể kéo dài tới tháng 5 của năm sau.
Năm nào cũng thế, lối tháng 9 tháng 10, giới trách nhiệm y tế đều có phổ biến thông cáo khuyên các cao niên trên 65, phụ nữ đang mang thai và trẻ em nên đi chích ngừa cúm.
Tháng 12 năm 2012 vừa qua,bệnh cúm có khuynh hướng gia tăng bất thường tại Bắc Mỹ. Theo CDC Hoa kỳ cho biết tác nhân gây bệnh cúm thường niên chủ yếu là virus đột biến Inflenza A(H3N2) Variant Virus.
H3N2 được xác định đầu tiên ở heo năm 2010 và khi virus đột biến truyền lây sang cho người thì gọi là virus đột biến "H3N2v" viruses.
Dự đoán tình hình mùa cúm thường niên 2013-14 tại Bắc Mỹ.
Ba nhóm virus thường hay gặp nhất là influenza(H1N1), Influenza A(H3N2) và Influenza B.
Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, mùa cúm 2013-14 vùng Bắc bán cầu sẽ sử dụng vaccin có chứa các loại virus sau đây:
- A/California/7/2009 (H1N1)pdm09 -like virus;
- A(H3N2) virus antigenically like the cell-propagated prototype virus A/Victoria/361/2011;
- B/Massachusetts /2/2012-like virus.
- B/Brisbane/6/2008-like virus.
As per the World Health Organization (WHO), all seasonal influenza vaccines for 2013/14 in the northern hemisphere contain:
A/California/7/2009 (H1N1)pdm09-like virus;
A(H3N2) virus antigenically like the cell-propagated prototype virus A/Victoria/361/2011; B/Massachusetts/2/2012-like virus.
B/Brisbane/6/2008-like virus.
http://www.gov.mb.ca/health/flu/docs/imm_programplan.pdf
Hình
: Từ thuốc Tây tới giải cảm.
Virus cúm Influenza virus
Virus cúm thuộc ARN, họ Orthomyxoviridae, chi Influenza. Căn cứ trên cấu trúc của nucleoprotéine mà người ta chia virus cúm ra làm 3 loại: A,B, C.
Influenza A quan trọng nhất vì nó có thể gây bệnh cúm ở thú vật và ở người cũng như có thể gây ra các bệnh đại dịch (epidémie):
- Grippe asiatique (1958-59) H2N2, Grippe de HongKong (68-70) H3N2, Grippe russe (77-78) H1N1, Grippe aviaire (1997-2009) H5N1.
- và có khi là những trận đại dịch toàn cầu (pandemie) chẳng hạn như đại dịch (Spanish flu) năm 1918-1919.
Virus Influenza A có khả năng đột biến (mutation), thay đổi cấu trúc sinh kháng và biến đổi không chừng. Bởi lý do nầy việc sản xuất ra thuốc chủng ngừa (vaccin) gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Một loại vaccin chỉ hữu hiệu để phòng ngừa một loại virus đặc thù nào đó mà thôi.
Virus Influenza được phân loại bằng cách nào?
Ngày nay các nhà khoa học phân loại virus influenza A qua cách xác định chất sinh kháng (antigène) glycoprotéine bề mặt của virus (glycoprotéine de surface). Các chất sinh kháng nầy được chia ra làm hai nhóm chánh:
- Những hémagglutinines (HA)
- Những neuraminidases (NA)
Có tất cả 14 HA được đánh số từ H1 đến H14 và có 9NA được đánh số từ N1 đến N9.
Virus bệnh cúm gia cầm tại Á Châu là sự kết hợp giữa H5 và N1 để cho ra một nhóm phụ hay subtype, đó là virus Influenza A /H5N1.
HA rất cần thiết vì nó giúp virus bám vào tế bào tiếp nhận của con bệnh (người hay thú vật) trong những giây phút đầu tiên của sự lây nhiễm. Ngay khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại sự xâm nhập của virus bằng cách ra lệnh cho hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể anticorps để chống lại các chất sinh kháng glycoprotéines của virus. Đây là nguyên tắc căn bản của miễn dịch học.
Ngoài hai loại sinh kháng H và N ra thì cũng còn một loại protéine khác nữa. Đó là nucléoprotéine (NP) giúp các nhà nghiên cứu xếp loại virus cúm ra thành Influenza A, Influenza B, và Influenza C.
NP được xem là protéine đặt thù (spécficité) của virus đối với một loài vật nhất định nào đó.
Hiện Tượng Di Chuyển và Hiện Tượng Hoán Chuyển Sinh Kháng (Antigenic Drift & Antigenic Shift).
Tính đa dạng của virus Influenza A được biểu hiện qua hai hiện tượng Antigenic drift và hiện tượng Antigenic shift.
- Hiện tượng di chuyển sinh kháng (antigenic drift): xảy ra thường xuyên qua hiện tượng đột biến ngẩu nhiên lúc virus tăng số (replication). Sự đột biến của virus thường được biểu lộ ra bằng sự thay đổi vị trí acid amin của chất sinh kháng HA nào đó. Nhờ vậy virus thoát khỏi sự nhận diện của hệ miễn dịch của con bệnh.
Chính kháng thể hóa giải được sản xuất ra khi vừa bị lây nhiễm đã làm nẩy sinh ra hiện tượng di chuyển của phần sinh kháng HA trên virus đi nơi khác. Người ta gọi đó là antigenic drift.
Hiện tượng Antigenic drift xuất hiện trung bình mỗi hai năm một lần và làm phát sinh ra những dịch bệnh có giới hạn trong không gian và trong thời gian.
- Hiện tượng hoán chuyển sinh kháng (Antigenic Shift):ngược lại với antigenic drift, antigenic shift vẫn còn là một hiện tượng rất hiếm hoi, xảy ra cứ mỗi 10-20 năm một lần.
Chính antigenic shift quyết định sự bộc phát ra của những cơn đại dịch toàn cầuThí dụ điển hình là đại dịch cúm 1918-19 mà người ta thường gọi là Spanish Flu, Grippe Espagnole do virus cúm heo A /H1N1 đã giết hại hằng mấy chục triệu người trên thế giới vào thuở đó.
Antigenic shift thật ra là sự kết hợp về mặt di truyền giữa 2 nhóm virus influenza khác nhau nhưng cả hai đều nằm chung trong cùng một tế bào tiếp nhận của vật chủ (host cell). Sự kết hợp nói trên có thể làm phát sinh ra 256 cách phối hợp di truyền khác nhau.
Đó là tất cả sự phức tạp và nhiệm mầu của tạo hóa để giúp vào sự sống còn và tồn tại của một sinh vật, ở đây là virus cúm.
Virus Influenza A được thấy ở nhiều loại động vật khác nhau.
Virus cúm được thấy ở gia cầm, chim chốc, người, heo, ngựa và một số loài hữu nhũ sống dưới biển chẳng hạn như cá voi. Có thể nói virus Influenza ở các loài vật nầy đều có nguồn gốc từ virus Influenza gốc gia cầm mà ra cả.
Ổ chứa tự nhiên hay vật chủ (réservoir, carrier) của virus Influenza A là thủy cầm (waterfowl) và đặc biệt là loài vịt trời. Các cuộc nghiên cứu và theo dõi các loài thủy cầm từ trước tới nay đều cho thấy có sự hiện diện của các subtypes như Influenza A/ H1-14 và N1-9.
Virus Influenza nhân số (replication) trong vịt trời và theo phân ra ngoài để lây nhiễm một vùng môi sinhrộng lớn. Thói quen thường di chuyển của loài vịt trời là nguyên nhân chánh làm lây lan bệnh cúm đi khắp thế giới.
Virus Influenza có vẻ thích ứng hoàn toàn ở loài chim. Tất cả virus Influenza ở heo đều có nguồn gốc từ virus Influenza gia cầm.
Virus Influenza ở loài ngựa và ở loài cá voi cũng có nguồn gốc từ virus cúm gia cầm mà ra.
Tuy nhiên virus cúm ở ngưạ và ở cá voi lại không có khả năng đi lây nhiễm sang cho các loài vật khác. Khoa học chưa có câu giải thích về hiện tượng nầy mà chỉ có thể đưa ra giả thuyết đây là một ngõ cụt dịch tể học (cul de sac épidémiologique, epidemiological dead end).
Từ
thuốc Tây tới giải cảm.
Heo rất nhạy cảm với virus H1N1 và H3N2
Heo được xem như ổ trung gian hay " thuyền pha trộn " (mixing vessel), nơi đó các di thể (gene) từ những virus cúm khác nhau có thể pha trộn và phát triển để tạo ra những virus mới có tiềm năng lây nhiễm cho người. Đây là trường hợp dịch cúm heo Mexico năm 2009vừa qua.
Heo có thể truyền virus cúm của chúng cho người, cho vịt, cho gà Tây...
Qua biến cố dịch cúm heo ở Mexico tháng tư 2009, người ta e sợ rằng virus Influenza A/H1N1 là một virus đột biến có pha trộn các phân tử ADN của virus gia cầm, heo và người. Virus đột biến (mutant) đã phá lệ và đốt giai đoạn để lây nhiễm sang cho người đồng thời cũng có khả năng tạo tính lây nhiễm từ người nầy sang người nọ với nhau.
Đây là một ca mới lạ ít thấy xảy ra trong điều kiện bệnh cúm heo bình thường.
Tháng 6/2009 cơ quan Y Tế Quốc tế ban bố tình trạng đại dịch toàn cầu (pandemy) A/H1N1.
Cảm cúm: giống nhau mà khác nhau
Triệu chứng cảm và cúm thường hơi giống nhau và cả hai đều do virus gây ra. Các loại siêu vi cảm cúm thường hoạt động mạnh vào mùa đông. Thường thì triệu chứng cảm nhẹ hơn triệu chứng cúm.
Cảm (rhume, common cold) do cả trăm loại virus gây ra, tiêu biểu nhứt là Rhinovirus trong khi cúm (grippe, influenza, flu) chỉ do rất ít loại virus gây ra mà thôi, vì lẽ nầy nên người ta chỉ có thể làm vaccin ngừa cúm chớ không thể nào làm vaccin ngừa cảm được.
Các thuốc cảm cúm thông thường
Phần đông chúng ta thường tự chữa lấy bằng những thứ thuốc có sẵn trong nhà như aspirin hoặc tylénol chẳng hạn.
Có người còn phối hợp thêm một vài phương pháp ngoại khoa quốc hồn quốc túy Việt Nam như đánh dầu cù là, dầu gió xanh, dầu khuynh diệp, thoa dầu dưới lòng hai bàn chân, cạo gió, bắt gió, giác hơi vv…cho mau hết bệnh. Đây là những chiêu mà người gõ thích nhứt mỗi khi bị ớn lạnh đau nhức mình mẩy.
Nói chung, các thuốc thông thường để chữa cảm cúm đều có thể mua một cách tự do, không cần phải có toa bác sĩ. Không phải vì thế mà chúng không có phản ứng phụ. Trước khi mua, bạn nên tham khảo với dược sĩ nếu bạn có vấn đề đặc biệt như đang bị bệnh tiểu đường, cao máu, có thai, hoặc mua cho cháu bé uống. Cũng nên cho dược sĩ biết nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc thiên nhiên nào đó mục đích để phòng tránh sự tương tác interaction có thể có giữa các loại thuốc với nhau.
Kết luận
Cảm cúm do virus gây ra cho nên không cần phải uống thuốc kháng sinh vô ích.
Tất cả các loại thuốc trị cảm cúm chỉ có công dụng giúp cho ta bớt đau nhức, dễ chịu mà thôi,và sau một thời gian năm mười ngày, thường là sẽ tự nhiên hết bệnh.Tuy nói vậy, nhưng cũng phải đề phòng các biến chứng, như viêm phổi chẳng hạn có thể rất nguy hiểm nhất là đối với trẻ em, các cụ lớn tuổi cũng như đối với các người mà hệ miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì bệnh tật nào đó.
Trường hợp có nóng sốt cao, hoặc triệu chứng có mòi gia tăng thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Nghỉ ngơi, tịnh dưỡng, uống nhiều nước, ăn cam, ăn cháo gà thật nóng bỏ nhiều hành, gừng, nhiều tiêu, cạo gió, bắt gió, và thoa dầu khắp lưng, ngực và dưới hai bàn chân, giác hơi, làm massage đấm bóp, nếu có thể chơi luôn một nồi nước xông (mua trong tiệm thuốc Bắc) trùm mền kín cho ra mồ hôi như tắm cam đoan đã lắm và bạn sẽ khỏe lại ngay lập tức.
Đó là cách chữa trị theo lối kết hợp Ta Tây một nhà.
Tất cả đều là những phương cách giúp chúng ta mau lành bệnh. Nếu bạn vừa mới bắt đầu cảm thấy ớn ớn trong người, hơi đau cổ họng và ho hen sụt sịt thì nên nhớ đi ngủ riêng một mình ở chỗ khác cho yên, để tránh lây cho bà xã và cũng để họ khỏi phải chịu cực hình bị bắt buộc nghe mình sũa suốt đêm bên tai.
Tại Hoa Kỳ và Canada, mỗi năm giới y tế thường khuyến cáo dân chúng nên đi chích ngừa cúm vào mùa thu trước khi mùa dông đến.
Đây là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất.
Thiên hạ hay nói một cách bông đùa rằng đối với cúmnếu không có biến chứng, thông thường nếu uống thuốc thì trong một tuần lễ hay hơn thì bệnh sẽ dứt, còn nếu không có uống thuốc men gì ráo thì cao tay lắm trong vòng 7-10 ngày bệnh cũng tự nhiên khỏi mà thôi.
Cần nên nhớ là bệnh cúm rất dễ lây không những qua không khí mà cũng thường hay truyền từ người nầy qua người khác qua cái bắt tay thân thiện…
Vậy sát trùng tay và rửa tay thường xuyên bằng savon là điều cần phải làm để ngừa cảm cúm./.
Tham khảo:
What You Should Know for the 2013-2014 Influenza Season (USA)
http://www.cdc.gov/flu/about/season/flu-season-2013-2014.htm
- Cold versus Flu (CDC)
http://www.cdc.gov/flu/about/qa/coldflu.htm
2013/14 Seasonal Influenza Immunization Program Plan(Canada)
http://www.gov.mb.ca/health/flu/docs/imm_programplan.pdf
Antigenic shift
http://en.wikipedia.org/wiki/Antigenic_shift
- Nguyễn Thuợng Chánh - Nguyễn Ngọc Lan
- Rửa tay để bảo vệ sức khỏe
http://www.advite.com/ruatay.htm
- Tự chữa lấy bệnh cảm cúm
http://www.advite.com/tuchuabenhcamcum.htm
- Cách sử dụng thuốc
http://www.advite.com/cachsudungthuoc.htm
- Tâm thư của heo gởi cho người
http://www.advite.com/TamThuCuaHeoGoiChoNguoi.htm
- Webster RG, Bean WJ,Gorman OJ. Evolution and Ecology of Influenza A viruses, Microbiologie Rev. 1992; 56:152-179
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1579108
- Josée Daigneault, DMV, M. Sc. Revuede l"influenza chez le porc et état de la situation au Québec. CRAAQ
http://www.agrireseau.qc.ca/porc/documents/Daigneault_Josee.pdf
Montreal, Oct 2013
No comments:
Post a Comment