October 24, 2013 at 2:17am
Vào ngày 29/10 sắp tới, Đinh
Nhật Uy sẽ là người đầu tiên trên thế giới bị đem ra xét xử chỉ vì những cáo
buộc liên quan đến việc sử dụng trang mạng xã hội Facebook. Đây cũng chính là
phiên tòa mở màn cho chiến dịch xét xử các blogger vi phạm điều 258 của Bộ luật
Hình sự.
Trong số 3 blogger bị bắt từ
tháng 5 vì điều 258, Uy bị bắt sau cùng nhưng lại được xét xử đầu tiên (hai
blogger khác là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào).
Chỉ tại Facebook?
Theo Cythia Wong, một chuyên
gia nghiên cứu Internet kỳ cựu cho biết: “Nhiều chính phủ đang bắt tay vào
kiểm soát Internet vì lo sợ cách thức mà các phương tiện truyền thông xã hội có
thể hỗ trợ sự tranh luận tự do hoặc các phong trào xã hội, đặc biệt là ở những
quốc gia đã áp đặt ảnh hưởng hoặc sự kiểm soát nặng nề lên các phương tiện
truyền thông truyền thống”.
Đinh Nhật Uy – một kỹ sư vi
tính, sinh năm 1983, là anh trai của Đinh Nguyên Kha. Khác với Trương Duy Nhất
và Phạm Viết Đào, Uy không viết blog mà chỉ sử dụng Facebook nhằm kêu gọi vận
động cho em trai của mình có một phiên tòa công bằng và đúng đắn. Tuy nhiên,
bản kết luận điều tra của Cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Long An (CQĐTLA)
số 03/ANĐT ngày 27/8/2013 kết luận Đinh nhật Uy đã xâm phạm trật tự quản lý
hành chính qui định tại điều 258 Bộ luật Hình sự và đề nghị truy tố Đinh Nhật
Uy về tội danh này.
Điều 258. Tội lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, công dân:
1. Người nào lợi dụng các quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập
hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Trong bản kết luận, CQĐTLA đã
dẫn ra những tin đăng rất bình thường mà Đinh Nhật Uy đã đăng lên trang
Facebook của mình để kết luận Uy đã vi phạm điều 258. Họ kết luận rằng Đinh
Nhật Uy đã “sử dụng trang Facebook cá nhân đăng tin có nội dung chỉ trích,
phê phán, chế nhạo hoạt động của các cơ quan tư pháp; xúc phạm đến hai tổ chức
kinh tế là tập đoàn Viễn Thông quân đội và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt
Nam. Nội dung tin đăng thậm chí đã bôi nhọ, xúc phạm đến một số cá nhân trong
đó có lãnh đạo nhà nước. Những tin đăng với nội dung này gây ảnh hưởng trực
tiếp đến danh dự, uy tín, hoạt động của chính quyền nhà nước, tổ chức và cá
nhân. Tất cả những tin đăng do bị can thực hiện đều được hiển thị dưới dạng
công khai nên bất kỳ người dùng Facebook nào cũng có thể liên kết vào xem nội
dung. Kết quả kiểm tra các tin đăng do bị can thực hiện có hàng trăm lượt người
dùng Facebook tham gia bình luận và liên kết chia sẻ…”.
Theo kết luận của Giám định
viên Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tại Biên bản giám định nội
dung tài liệu ngày 18/07/2013 thì việc Đinh Nhật Uy đăng tải trên trang
Facebook cá nhân và liên kết chia sẻ trên trang Facebook của người khác là có
hại trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Công an nhân
dân Việt Nam, các tổ chức kinh tế và cá nhân có liên quan…
Trong khi đó, dù Đinh Nhật Uy đang bị tạm giam chờ xét xử nhưng trên
Facebook mang tên anh (https://www.facebook.com/dinhnhatuy)
vẫn cứ tiếp tục cập nhật thông tin, bình luận, nhận xét… Ghi chú mới nhất trên
tài khoản này với tựa đề “XỬ UY - LONG AN ĐƯỢC GÌ?” có viết:
“Theo cáo trạng, tất cả những
gì được cho là Uy đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân... đó, đều được thu thập
trên facebook được cho là của Đinh Nhật Uy tại địa chỉ:
facebook.com/dinhnhatuy.
Có thể trong quá trình lấy lời
khai tại trại giam, Đinh Nhật Uy đã thừa nhận sử dụng tài khoản trên, do một
người bạn khác lập cho (trang 1,cáo trạng). Nhưng cho đến nay, khi mà Uy đang
bị giam giữ tại Trại tạm giam tỉnh Long An, tài khoản này vẫn đang được tiếp
tục sử dụng (và đăng bài viết này). Vậy thử hỏi: Cơ quan điều tra công an tỉnh
Long An, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, Tòa án nhân dân tỉnh Long An có
bỏ lọt người lọt tội?
Liệu có sự dụ dỗ, đàn áp, ép
cung đối với Đinh Nhật Uy để anh ta buộc phải thừa nhận tài khoản trên, những
nội dung được cho là phạm vào khoản 1, điều 258 là do anh ta trực tiếp đăng
lên, chứ không phải người khác? Các cơ quan trên có bằng chứng nào chứng minh
Uy sử dụng tài khoản này, thay vì chỉ dựa vào lời khai của anh? Nếu trong quá
trình xét hỏi tại tòa, Đinh Nhật Uy phản cung, không thừa nhận tài khoản này
của mình, tòa án sẽ buộc tội anh ta dựa trên căn cứ nào?” (https://www.facebook.com/notes/%C4%91inh-nh%E1%BA%ADt-uy/x%E1%BB%AD-uy-long-an-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-g%C3%AC/582702838444622).
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của
Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy đã viết một bức thư mời toàn thể công dân Việt
Nam, các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam cũng như các cơ quan truyền
thông, tổ chức bảo vệ nhân quyền… đến tham dự phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy vào
lúc 7 giờ 30 phút, sáng ngày 29/10/2013, tại tòa án thành phố Tân An số 116
Trương Định, Phường 1, TP. Tân An, Tỉnh Long An: “Gia đình chúng tôi, Cha
Mẹ, chị (Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như), em (Đinh Nguyên Kha) kính mời toàn
thể Quý vị cùng đến tham dự phiên tòa để ủng hộ cho Đinh Nhật Uy và gia đình.
Sự có mặt của Quý vị là niềm khích lệ không chỉ cho gia đình, cho blogger Đinh
Nhật Uy mà còn là sự xiển dương quyền con người đã được luật pháp Quốc tế, luật
pháp Việt Nam bảo vệ. Vì là một phiên tòa công khai, do đó tất cả mọi người đều
có thể tham dự mà không ai có quyền ngăn cản”.
Đặc biệt, bà Kim Liên có mời cả Mark Zuckerberg - người sáng lập trang
mạng xã hội Facebook “với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
trong vụ án này”:
“Kính gởi Ông Mark Zuckerberg.
Chủ trang http://www.facebook.com/
Địa chỉ:1601 Willow Road Mento
Park. CA 94025. USA
Tôi là Mẹ của Đinh Nhật Uy,
người mà 29-10 này sẽ ra tòa, và lần đầu tiên vụ án nầy có liên quan tới trang
FB của ông.
Vì vậy là 1 người Mẹ tôi xin
thay mặt con tôi, mời ông đến dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan trong vụ án “258″ của con tôi.
Rất mong sự có mặt của Ông.
Xin chào Ông.
Mẹ Uy Kha”
(Bà Kim Liên đã tạo và sử dụng
facebook tên KimLiên Mẹ Uy Kha https://www.facebook.com/lien.menguyenkha/posts/174817912724183)
Khởi đầu “chiến dịch 258”?
Nhiều người cho rằng, việc xét
xử Đinh Nhật Uy sẽ là phép thử công luận và tiếp sau nó sẽ là chiến dịch đàn áp
những tiếng nói bất đồng chính kiến và những blogger dám lên tiếng đòi hủy bỏ
điều luật 258.
Bà Kim Liên, mẹ Uy – Kha cho
biết: “Điều họ ép buộc cho Uy tội
258 là mơ hồ, phi lý, cho nên Uy không nhận tội. Nếu họ xử tù nó, tôi
nghĩ sau phiên xử này sẽ còn có nhiều người nữa bị vô tù..”
Luật sư Hà Huy Sơn, đại diện
pháp lý cho blogger Đinh Nhật Uy trong phiên toà sắp tới đã nhận định: “Có lẽ đây là trận mở màn, làm điểm của Chiến
dịch ‘258’ (thay cho chiến dịch 79, 88), ví như Đắc Tô - Tân Cảnh. Nếu trận đầu
họ thắng lợi, họ sẽ làm tới với các blogger. Là luật sư của Đinh Nhật Uy, tôi
rất cần sự trợ giúp của mọi người quan tâm, nhất là giới luật sư để bảo vệ pháp
luật, bảo vệ công lý”.
Blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh) – người đã từng bị bắt khẩn cấp và giam giữ 9 ngày trời vì điều luật 258
đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối sự vô lý của nó: “Ngăn cấm chúng tôi nói điều mình nghĩ, chia
sẻ ý kiến với cộng đồng là một trong những cách chặn đứng thông tin, bưng bít
sai phạm, góp phần tạo điều kiện khiến xã hội thêm trì trệ, tệ nạn có chỗ hoành
hành. Lợi ích của nhà nước, người được thụ hưởng thực sự phải là công dân,
trong đó có cá nhân tôi, chứ không phải là lợi ích của một nhóm người, một lực
lượng đảng viên đảng Cộng Sản. Lợi ích của nhà nước không thể được xây dựng và
phát triển bằng việc bóp nghẹt quyền phản biện của mỗi công dân. Điều cuối cùng
không kém phần quan trọng, mà tôi muốn bạn bè đọc bài viết này hãy thử suy nghĩ
xem phải chăng điều 258 của Bộ luật Hình sự sẽ là cái thòng lọng xiết chặt
quyền tự do ngôn luận của chúng ta – những người đang sử dụng mạng xã hội
(blog, facebook, twitter…) để nói lên tiếng nói của mình?”. (https://danluan.org/tin-tuc/20130527/me-nam-dieu-258-bo-luat-hinh-su-loi-ich-nha-nuoc#comment-88657)
Trong bài viết mới đây, Mẹ Nấm
cảnh báo bất cứ ai cũng có thể sẽ là nạn nhân tiếp sau Đinh Nhật Uy: “Bạn có quyền được nói điều mình nghĩ mà
không phải ngó trước nhìn sau để lựa chọn thái độ ngôn từ hay không? Hãy nhìn
vào vụ án Đinh Nhật Uy để có câu trả lời cho mình. Hôm nay Uy không được nói,
không được bày tỏ điều mình nghĩ một cách công khai thì ngày mai người kế tiếp
có thể là chính chúng ta, những người sử dụng blog, facebook... hàng ngày”.
(http://rfavietnam.com/node/1814)
Gần đây, sự ra đời của Tuyên bố
258 (http://tuyenbo258.blogspot.com) cùng với Mạng lưới
Blogger Việt Nam đã công khai yêu cầu xóa bỏ điều luật 258 nhằm “đảm bảo rằng nhân dân Việt Nam được tự do
để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền”. Họ đã trao Tuyên bố
258 Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các đại sứ quán Mỹ,
Thụy Điển, Australia, Đức, Phái đoàn EU và G4, cùng nhiều tổ chức quốc tế về
nhân quyền và truyền thông…
Chính quyền đem Đinh Nhật Uy ra xét xử với cáo buộc sử dụng Facebook vi
phạm điều 258 Bộ luật Hình sự là một bản án bất công nhằm bóp nghẹt tự do ngôn
luận của người dân, đặc biệt là cộng đồng mạng xã hội và toàn thể các
Facebooker. Những người bạn trên mạng của
Uy, những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, những người yêu công lý hòa
bình... trên khắp cả nước dự định sẽ kéo về tỉnh Long An vào sáng ngày
29/10/2013 để chứng kiến phiên tòa bất công này. Họ cho biết sẽ mang theo những
chứng cứ y như trong "Bản kết luận điều tra" và sẵn sàng xin
được vào tù cùng với Đinh Nhật Uy.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
(MLBVN) cũng vừa ra một bản Tuyên bố phản đối cáo trạng và phiên tòa xét xử
Đinh Nhật Uy. Họ cho rằng: “Một cáo trạng
và phiên tòa phán xét dựa trên một điều khoản vi phạm những quy ước quốc tế, đi
ngược lại những nguyên lý căn bản của pháp luật, thì không thể kết án bất kỳ
một công dân nào. Đối với MLBVN, ngay từ đầu và cả sau phiên tòa xử, Đinh Nhật
Uy luôn luôn vô tội”. (http://tuyenbo258.blogspot.com/2013/10/tuyen-bo-cua-mang-luoi-blogger-viet-nam.html)
Ông Phil Robertson, Phó Giám
đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, khẳng định: “Đinh Nhật Uy không có tội gì để bị xử. Nhà
cầm quyền Việt Nam nên bỏ cáo trạng và phóng thích Uy ngay lập tức. Phiên xử Uy
là một phần trong chiến dịch đàn áp tiếp diễn của Hà Nội nhắm vào những người
chỉ trích nhà nước. Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt các hành động tùy tiện vi
phạm quyền tự do căn bản của con người trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến”.
Vào tháng 10/2012, Tòa án Tối
cao của Philippines đã phải ngưng hiệu lực một đạo luật gây tranh cãi
nhắm vào tội phạm trên mạng sau những sự chống đối mạnh mẽ của người dân.
Theo đạo luật này, một người bị coi là phạm tội bôi nhọ khi bình luận trên
mạng, kể cả bình luận trên các mạng xã hội như Facebook và Twitter hoặc
trên các blog và có thể bị phạt tiền hoặc bỏ tù.
Dân chúng Philippines phản
đối nói rằng luật Tội phạm mạng (Cyber-Crime Law) này có thể được dùng để
nhắm vào những người chỉ trích chính phủ và để trấn áp tự do ngôn luận. Vì
thế đã diễn ra các cuộc biểu tình của những người chỉ trích, các nhà hoạt
động vô danh đã tấn công các website của chính phủ trong lúc các nhà báo
thì phản đối mạnh mẽ trên truyền thông. Kết quả, cư dân mạng đã chiến thắng.
Ở Việt Nam, tình hình dường như
không sáng sủa lắm… Sau Đinh Nhật Uy, nạn nhân của điều luật 258 có thể là bà
mẹ Kim Liên vì dám dùng Facebook để vận động cộng đồng mạng kêu cứu cho con
trai mình? Hoặc cũng có thể chính là bạn, là tôi chăng?
(Hành Nhân)
Freedom For Facebook!!! Freedom For Dinh Nhat Uy!!!
No comments:
Post a Comment