Cập nhật: 07:29 GMT -
thứ năm, 3 tháng 10, 2013
Ngày 2/10, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án luật sư
bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam, kèm theo khoản phạt 1,2 tỷ
đồng vì tội trốn thuế.
Bản án này ngay sau đó đã bị
Human Rights Watch và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội lên án là nhằm mục đích chính
trị.
BBC đã nói chuyện với Tiến
sỹ Jonathan London, Đại học Hong Kong, về bản án dành cho luật sư Lê Quốc Quân
và ảnh hưởng của nó đến quan hệ Việt-Mỹ.
Mỹ 'không bỏ qua' nhân quyền
BBC: Ông có bất ngờ trước kết quả phiên xử sơ thẩm luật sư Lê Quốc Quân tại
Hà Nội hôm 2/10 hay không?
TS Jonathan London: Theo tôi thì không bất ngờ lắm. Cũng có một số
người cho rằng án tương đối nhẹ vì chính quyền Việt Nam còn lo phản ứng từ quốc
tế.
Tôi nghĩ là 30 tháng thì không
nhẹ và kết quả cho thấy chính quyền Việt Nam chưa có một thay đổi nào về chính
trị.
BBC: Ông nghĩ rằng bản án dành cho luật sư Quân sẽ ảnh hưởng như thế nào lên
quan hệ Việt-Mỹ? Thí dụ nó có dẫn tới hệ quả gì đối với dự luật nhân
quyền mới được ủy ban của Hạ viện thông qua và chuẩn bị được đưa lên Thượng
viện hay không?
TS Jonathan London: Tôi có thể khẳng định thời điểm này là một thời
điểm quan trọng trong quan hệ Mỹ-Việt. Mùa hè vừa qua đã có cuộc gặp giữa Tổng
thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, điều mà theo một số người cho
là cơ hội đầy hứa hẹn cho hai nước để phát triển một mối quan hệ lành mạnh hơn.
Nhiều người trong giới bình
luận cũng quan tâm đến hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương) giữa 12 nước mà Việt Nam muốn vào để có nhiều cơ hội
xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Tuy nhiên với những diễn biến
trong thời gian qua, đặc biệt là trong vấn đề nhân quyền ở Viêt Nam thì khả
năng mà Mỹ và Việt Nam có một sự bứt phá để tạo ra một mối quan hệ mới, khác
hẳn so với khi trước, hình như càng ngày càng hạn chế.
Trong tháng 10 tới này cũng sẽ
có chuyến đi của lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam.
Theo nhiều người, hiện nay,
trong lúc sự chú ý của chính phủ Hoa Kỳ đối với Châu Á đang bị đe dọa bởi những
vấn đề chính trị ở Mỹ thì chính phủ Trung Quốc đang tiến hành một chiến dịch để
thu hút sự ủng hộ của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Có thể nói là tháng 10 này là
một tháng rất quan trọng về nhiều mặt khác nhau ở Việt Nam. Chuyện quan hệ Việt
Nam-Mỹ, Việt Nam-Trung Quốc với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam là hết sức thú
vị.
Không ai biết phải kết luận ra
sao. Chỉ có thể khẳng định là đến bây giờ, hình như chưa có thay đổi nào đối
với thái độ của chính quyền Việt Nam về hồ sơ nhân quyền.
Nhân quyền vẫn là một trở ngại
lớn trong quan hệ giữa hai nước Mỹ-Việt. Nếu vấn đề nhân quyền dẫn tới hậu quả
là quan hệ hai nước không có sự tiến bộ đáng kể nào thì đó là điều đáng buồn,
có thể đặc biệt là đối với người dân Việt Nam.
BBC: Ông có cho rằng sự bị cho là bảo thủ trong vấn đề nhân quyền của Việt
Nam xuất phát từ quan điểm cho rằng Mỹ cần Việt Nam để tăng sự hiện diện tại
Châu Á?
TS Jonathan London: Đấy là một câu hỏi thú vị. Cả hai nước đều cần
nhau, tôi nghĩ thế. Thế nhưng nếu Việt Nam giả định rằng Mỹ cuối cùng cũng sẽ
bỏ qua vấn đề về nhân quyền thì chưa chắc chắn.
Bây giờ kinh tế Việt Nam đang
gặp khó khăn và rất cần một thị trường lớn như Mỹ để giải tỏa sức ép cho nền
kinh tế trong nước. Việt Nam có thể đang cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam hiện nay.
Tôi cũng đồng ý là yếu tố Việt
Nam trong những nỗ lực của Mỹ để nâng cao sự hiện diện tại Thái Bình Dương là
khá quan trọng. Thế nhưng tôi chưa chắc chắn rằng Mỹ sẽ hy sinh sự quan tâm về
vấn đề nhân quyền, đặc biệt khi trong những cuộc thảo luận ở Mỹ mà tôi biết,
ông Lê Quốc Quân đang được đặc biệt quan tâm đến.
Lê Quốc Quân là một luật sư bất đồng chình kiến
nổi tiếng trong nước
Đổi cách đàn áp?
BBC: Phải chăng việc không ghép cho các nhà bất đồng chính kiến các tội theo
Điều 88, 79 hay 258 mà thay vào bằng các tội dân sự, hay kinh tế, như trường
hợp ông Quân, là xu hướng trong tương lai, là giải pháp giúp chính quyền Việt
Nam tránh khỏi sự chỉ trích quốc tế về đàn áp tự do ngôn luận?
TS Jonathan London: Hình như những tháng gần đây, chính quyền Việt
Nam đang áp dụng những biện pháp được gọi là nhẹ hơn so với điều 88, như 'vi
phạm' về thuế là một ví dụ.
Nhưng kết quả vẫn là những nhà
bất đồng chính kiến bị bắt giữ, bỏ tù. Nên tôi nghĩ việc những biện pháp nặng
nề được chuyển sang những biện pháp được cho là tương đối nhẹ hơn sẽ không có
kết quả đáng kể nào, và sẽ không hữu hiệu.
Chính vì kết quả như nhau, nên
tốt nhất là muốn thi hành những cải cách thì phải có một thay đổi lớn trong vấn đề xã hội dân
sự tại Việt Nam.
BBC: Để tiến tới điều mà ông gọi là xã hội dân sự tại Việt Nam thì cần có
những sự đột phá nào?
TS Jonathan London: Cơ bản nhất là không đàn áp những người thể hiện
sự bất đồng chính kiến.
Hiện nay trong Hiến pháp Việt
Nam có quy định người dân được tự do ngôn luận, tự do hội họp. Nếu Việt Nam muốn
có những tiến bộ, và muốn có những mối quan hệ quốc tế lành mạnh hơn thì phải
bắt đầu tôn trọng hiến pháp của nước mình và bắt đầu đảm bảo những quyền tự do
cơ bản của người dân.
Trong những năm qua, chính
quyền Việt Nam luôn nhấn mạnh ý muốn tiến tới một nước văn minh. Theo tôi hiểu
là muốn có một văn hóa chính trị văn minh thì phải cho phép dân thể hiện ý kiến
chính trị của họ một cách ôn hòa.
Nếu được như thế thì quan hệ
của Việt Nam với Mỹ và các nước khác trong phòng trào quốc tế sẽ tốt hơn rất
nhiều, rất nhanh.
Phiên tòa của Lê Quốc Quân cho
thấy chưa có thay đổi quan trọng nào trong vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam.
Ít khi trong lịch sử mà một
thay đổi lớn chỉ xuất phát từ trên xuống dưới.
Nhưng tôi vẫn lạc quan vì thời
gian qua đã có những thay đổi khác hẳn so với trước đây. Cụ thể việc người dân
trao đổi tranh luận, nói chuyện về những vấn đề bức xúc nhất mà Việt Nam đang
đối phó là sự khác biệt so với Việt Nam bây giờ và Việt Nam cách đây mấy năm.
Cho dù chưa có tiến bộ rõ nào về vấn đề nhân
quyền, việc người dân Viêt Nam từ mọi phía đang thảo luận về vấn đề chính trị
tự do hơn trước đây, là một hiện tượng đầy hứa hẹn.
No comments:
Post a Comment