Thứ năm 24 Tháng Mười 2013
Sau hơn hai tuần bị « đóng cửa / shutdown » một phần vì
không có ngân sách vận hành, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu hoạt động trở lại bình
thường kể hôm 17/10/2013, sau khi Tổng thống Mỹ ký ban hành đạo luật mới được
Quốc hội Lưỡng viện thông qua, cho phép nâng trần nợ công và các công sở Liên
bang mở cửa trở lại.
Tính ra thì cái giá phải trả
cho 16 ngày chính quyền Liên bang Mỹ phải hoạt động cầm chừng không phải là
nhỏ, cả về kinh tế lẫn chính trị. Theo những ước tính sơ bộ, việc hàng trăm
ngàn nhân viên Liên bang phải nghỉ việc không lương trong hơn hai tuần lễ,
nhiều dịch vụ đã phải tạm ngưng đã làm tăng trưởng kinh tế Mỹ mất đi 0,6% trong
quý 4 năm nay, tương đương với khoảng 24 tỷ đô la.
Còn trên bình diện chính trị
ngoại giao, tác hại không « cân đong đo đếm » được, nhưng rõ ràng là
cũng có. Ví dụ cụ thể nhất là vì vụ shutdown ở trong nước, Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã không qua Đông Nam Á được để tham dự một loạt Hội nghị Thượng đỉnh quan
trọng như APEC tại Bali (Indonesia) hay Đông Á và Mỹ-ASEAN tại Brunei.
Sự vắng mặt của ông Obama, trong một chừng mực nào đó, đã làm cho tiếng nói của Hoa Kỳ tại các diễn đàn khu vực này mất đi trọng lượng cần thiết để thúc đẩy một số hồ sơ gai góc mà nước Mỹ hết sức quan tâm. Một trong những thí dụ về « cuộc hẹn bị lỡ » này là việc đúc kết thỏa thuận tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP - mà Washington muốn hoàn tất nhân dịp các cuộc họp thượng đỉnh kể trên - rốt cuộc đã không thực hiện được.
Về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, giới quan sát đều ghi nhận đó là kết quả một cuộc đọ sức về ngân sách Liên Bang, giữa Tổng thống Obama và đảng Dân chủ, nắm Thượng viện, và đảng Cộng hòa, đang làm chủ Hạ Viện, với phần thắng nghiêng về Tổng thống Mỹ.
Là định chế có thẩm quyền ấn định ngân sách, đảng Cộng hòa lần này đã muốn buộc ông Obama phải nhượng bộ họ trên đạo luật bảo hiểm y tế xã hội gọi là Obamacare, mà cụ thể là đẩy lùi thời hạn áp dụng luật này vốn bắt đầu có hiệu lực ngay từ đầu tháng 10. Yêu sách này không được chấp thuận, Hạ viện Mỹ dưới quyền kiểm soát của đảng Cộng hòa đã không thông qua luật ngân sách, khiến cho Chính quyền Liên bang Mỹ phải đóng cửa.
Tuy nhiên, phía Tổng thống Obama và Đảng Dân chủ vẫn không khuất phục, và như nói ở trên, sau 16 ngày duy trì thái độ cứng rắn, phe Cộng hòa đã phải chấp nhận thỏa hiệp để chính quyền Liên bang mở cửa trở lại. Theo nhận định của nhiều nhà quan sát, trong cuộc đấu này, phần thất bại rõ ràng là đã nghiêng về phái đảng Cộng hòa Mỹ.
Để hiểu rõ hơn về căn nguyên sâu xa của cuộc khủng hoảng vừa qua tại Mỹ, RFI đã đặt câu hỏi cho ông Ngô Nhân Dụng, nhà bình luận báo Người Việt tại tiểu bang California (Hoa Kỳ). Đối với ông Ngô Nhân Dụng, vụ shutdown vừa qua có thể được coi là phản ánh một điểm yếu trong cơ chế vận hành của nền chính trị Mỹ.
Sự vắng mặt của ông Obama, trong một chừng mực nào đó, đã làm cho tiếng nói của Hoa Kỳ tại các diễn đàn khu vực này mất đi trọng lượng cần thiết để thúc đẩy một số hồ sơ gai góc mà nước Mỹ hết sức quan tâm. Một trong những thí dụ về « cuộc hẹn bị lỡ » này là việc đúc kết thỏa thuận tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP - mà Washington muốn hoàn tất nhân dịp các cuộc họp thượng đỉnh kể trên - rốt cuộc đã không thực hiện được.
Về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, giới quan sát đều ghi nhận đó là kết quả một cuộc đọ sức về ngân sách Liên Bang, giữa Tổng thống Obama và đảng Dân chủ, nắm Thượng viện, và đảng Cộng hòa, đang làm chủ Hạ Viện, với phần thắng nghiêng về Tổng thống Mỹ.
Là định chế có thẩm quyền ấn định ngân sách, đảng Cộng hòa lần này đã muốn buộc ông Obama phải nhượng bộ họ trên đạo luật bảo hiểm y tế xã hội gọi là Obamacare, mà cụ thể là đẩy lùi thời hạn áp dụng luật này vốn bắt đầu có hiệu lực ngay từ đầu tháng 10. Yêu sách này không được chấp thuận, Hạ viện Mỹ dưới quyền kiểm soát của đảng Cộng hòa đã không thông qua luật ngân sách, khiến cho Chính quyền Liên bang Mỹ phải đóng cửa.
Tuy nhiên, phía Tổng thống Obama và Đảng Dân chủ vẫn không khuất phục, và như nói ở trên, sau 16 ngày duy trì thái độ cứng rắn, phe Cộng hòa đã phải chấp nhận thỏa hiệp để chính quyền Liên bang mở cửa trở lại. Theo nhận định của nhiều nhà quan sát, trong cuộc đấu này, phần thất bại rõ ràng là đã nghiêng về phái đảng Cộng hòa Mỹ.
Để hiểu rõ hơn về căn nguyên sâu xa của cuộc khủng hoảng vừa qua tại Mỹ, RFI đã đặt câu hỏi cho ông Ngô Nhân Dụng, nhà bình luận báo Người Việt tại tiểu bang California (Hoa Kỳ). Đối với ông Ngô Nhân Dụng, vụ shutdown vừa qua có thể được coi là phản ánh một điểm yếu trong cơ chế vận hành của nền chính trị Mỹ.
Nghe
(26:49) : Ngô Nhân Dụng, nhà bình luận báo Người Việt
tại California (Hoa Kỳ) 24/10/2013
Trả lời phỏng vấn của
RFI, nhà bình luận Ngô Nhân Dụng trước hết nêu bật phản ứng bất đồng tình
của công luận Mỹ đối với đảng Cộng hòa, bị quy kết là đã gây ra cuộc khủng
hoảng vừa qua :
Căn cứ vào các thăm dò dư luận( sau khi khủng hoảng chấm dứt) số người Mỹ có thiện cảm với Đảng Cộng hòa chỉ còn khoảng 30%, trong khi số người không có thiện cảm lên trên 60%. Hiện nay, 53% coi là đảng Cộng hòa có lỗi, chỉ có 29% coi ông Obama có lỗi khi để xẩy ra vụ đóng cửa chính phủ hơn hai tuần lễ đó.
Đảng Cộng hòa bị thua thiệt trong trận đấu. Chỉ còn hơn một năm nữa người dân Mỹ đi bầu lại (do đó) đây là điều mà các chính trị gia đảng Cộng hòa phải quan tâm.
Trong thực tế, khi thỏa hiệp về việc mở cửa chính phủ và nâng cao trần nợ, đảng Cộng hòa không đạt được bất cứ điều gì mà họ đòi hỏi : Xóa bỏ đạo luật y tế mà ông Obama đã ký, rồi sau đó họ hạ xuống còn xóa bỏ một phần, hoãn thi hành một thời gian…
Tất cả đều không được. Ông Obama từ đầu đến cuối không thay đổi… Mục tiêu của đảng Cộng hòa không đạt được
Nhưng khi nói là đảng Cộng hòa không được lợi trong cuộc đấu vừa qua, ta cũng nên chú ý là việc thay đổi lập trường từ không thỏa hiệp để rồi thỏa hiệp với Tổng thống đã bắt nguồn từ những sự tranh đấu ngay bên trong đảng.
Câu hỏi được giới quan sát đặt ra là vì sao mà đảng Cộng hòa Mỹ, cụ thể là các dân biểu – nghị sĩ, trong cuộc đọ sức vừa qua, lại có một thái độ thoạt đầu rất cứng rắn, bảo thủ, để rồi sau đó lại phải lùi bước, chấp nhận thỏa hiệp, khiến cho uy tín của Đảng trong dân chúng bị sứt mẻ như vây.
Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng, không phải tất cả các thành viên đảng Cộng hòa đều đồng ý với bước đi cứng rắn lúc ban đầu, nhưng vì thể thức bầu cử sơ bộ hiện hành trong Đảng để chọn ứng cử viên ra tranh cử vào năm tới, cho nên ngay cả những người ôn hòa cũng phải tính toán để lấy lòng cử tri. Đối với các chính khách Mỹ trong cả hai đảng Cộng hòa cũng như Dân chủ, tương lai chính trị của bản thân và ảnh hưởng chính trị của đảng mình không phải lúc nào cũng song hành với nhau :
Trong cuộc đấu vừa qua, đảng Cộng hòa đã đi bước đầu tiên rất cứng rắn, đòi hỏi bên đảng Dân chủ cũng như bên Tổng thống, phải hoãn thi hành hoặc xóa bỏ rất nhiều điểm trong luật cải tổ y tế. Không phải tất cả dân biểu đảng Cộng hòa trong Hạ viện đều đồng ý, mà chỉ có một nhóm các dân biểu yêu cầu như vậy...
Trong đảng Cộng Hòa, người ta đã phải đặt câu hỏi là đi theo ý kiến của nhóm đó, hay là theo ý kiến của nhóm ôn hòa hơn.
Tại Mỹ, mỗi khi một người muốn ra ứng cử dân biểu hoặc nghị sĩ, thì trước hết, họ phải tranh cử trong đảng của họ, tại tiểu bang của họ, trong sự kiện người Mỹ gọi là những cuộc bầu cử sơ bộ.
Tất cả các dân biểu hay nghị sĩ Cộng hòa, những người phải ra tranh cử lại năm tới 2014, đều biết rằng các cử tri sẽ quan sát hành động, thái độ của họ, suốt từ nay đến khi bỏ phiếu để xem xem họ có đáng được bầu lại hay không. Vì thế, ngay cả những nghị sĩ « ôn hòa » không muốn đấu tranh với ông Obama đến cùng thì cũng rất lo lắng về khả năng sang năm họ không còn được đảng đưa ra tranh cử nữa.
Sang năm thì tất cả các dân biểu và 35 thượng nghị sĩ Mỹ sẽ phải tranh cử lại. Thì các vị này trong đảng Cộng hòa cũng thấy rằng họ phải làm sao để có thể được đảng đưa ra tranh cử, đó là điều quan trọng nhất trong cuộc đời chính trị của họ, chứ không phải chuyện họ bỏ phiếu cho ngân sách, hay cố giữ hoặc xóa bỏ đạo luật cải tổ y tế của ông Obama.
Thành ra khi mấy vị dân biểu, nghị sĩ đó bỏ phiếu, thì họ phải nhìn lại tiểu bang của họ, xem là có ai trong cùng đảng muốn ra giành cái ghế dân biểu hay nghị sĩ của họ hay không. Và rất nhiều vị đang trong tình trạng như vậy.
Dù rằng họ có khuynh hướng thỏa hiệp, dù họ biết rằng nếu không thỏa hiệp, thì cuối cùng sẽ bất lợi cho toàn đảng, người dân sẽ trách là chính đảng Cộng hòa gây ra khủng hoảng, họ biết như vậy, nhưng mặt khác họ lại biết rằng nếu họ không tỏ ra cứng rắn, thì sang năm trong đảng của họ, sẽ có người đứng ra và nói rằng : « Ông này không cứng rắn với Obama, quý vị cử tri Cộng hòa hãy bỏ phiếu cho tôi, tôi mới là người xứng đáng để mà đấu tranh cho quý vị chống lại chính sách của ông Obama ».
Đấy mới là mối lo của tất cả dân biểu và nghị sĩ đảng Cộng hòa. Bởi vậy họ cần phải tỏ ra cứng rắn để đối phó trước với những người có thể chỉ trích họ sau này khi tranh cử sơ bộ.
Cái cuộc tranh cử sơ bộ có ảnh hưởng rất lớn trên hành động, thái độ các nghị sĩ, dân biểu. Cho nên họ phải tỏ ra cứng rắn, mặc dù biết rằng sau cùng họ sẽ trở lại thái độ ôn hòa để bỏ phiếu ủng hộ ngân sách hay nâng cao trần nợ. Đây là chiến thuật chính trị của các nghị sĩ, dân biểu.
Cuối cùng trong cuộc bỏ phiếu đưa tới thỏa hiệp, có 27 nghị sĩ và 87 dân biểu của đảng Cộng hòa bỏ phiếu đồng ý với thỏa hiệp, nhờ đó mà văn kiện được thông qua. Số 87 dân biểu đó là những người ngay từ đầu đã muốn thỏa hiệp, nhưng họ thấy rằng nếu thỏa hiệp ngay thì sang năm sẽ gặp khó khăn trong cuộc bầu cử sơ bộ…
Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng, cuộc khủng hoảng ngân sách vừa kết thúc tại Mỹ có thể là một kinh nghiệm mà các nước bắt đầu hay chuẩn bị bước lên con dân chủ có thể rút tỉa :
Trong tương lai Việt Nam sẽ phải dân chủ hóa, trả quyền tự do cho các công dân nhiều hơn. Việc thay đổi từ độc tài sang dân chủ đó phải bắt đầu với một bản Hiến pháp. Bản Hiến pháp đó - ở bất cứ nước nào - là một thứ luật căn bản…, ảnh hưởng sau này trên tất cả nền chính trị của quốc gia.
Chúng ta phải xem kinh nghiệm về các thể chế chính trị trên thế giới, để học hỏi và vẽ ra Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ, làm sao tránh được tình trạng bế tắc như vừa xẩy ra trong cuộc tranh luận về ngân sách và trần nợ ở Mỹ.
Tại sao nước Mỹ lại xẩy ra nhiều lần những vụ tranh chấp về trần nợ và ngân sách đưa đến bế tắc và đóng của chính phủ như vậy ? Đó là bởi vì trong Hiến pháp Mỹ, người ta phân quyền : Quốc hội và Chính phủ có quyền ngang nhau, kiểm soát lẫn nhau, nhưng Hiến pháp Mỹ thiếu một cơ chế để khi mâu thuẫn đến cùng thì hai ngành Lập pháp và Hành pháp có thể tìm thỏa hiệp. Trong Hiến pháp Mỹ không có ấn định điều đó.
Cho nên khi bên Lập pháp (Quốc hội), và Hành pháp (Tổng thống) tranh chấp nhau, găng đến nỗi phải đóng cửa chính phủ vì không còn ngân sách - Quốc hội là nơi quyết định về ngân sách, Tổng thống chỉ có quyền thi hành mà thôi - cuối cùng, họ chỉ thỏa hiệp với nhau được nhờ nhượng bộ chính trị giữa các đảng và cá nhân các vị đại diện dân chúng, tức Tổng thống và dân biểu, nghị sĩ.
Sở dĩ Mỹ có thể làm được như vậy, đó là vì họ đã có hệ thống dân chủ hơn 200 năm. Bây giờ chúng ta tưởng tượng có một nước mới thiết lập dân chủ, thí dụ như mới trong 5 năm, 10 năm, có khi 30 năm, nếu để xẩy ra những vụ chính quyền và quốc hội không thể thỏa hiệp với nhau, phải đóng cửa chính phủ như vậy, thì cuộc khủng hoảng sẽ nặng hơn nhiều, gây tai hại cho quốc gia hơn nhiều.
Nếu khủng hoảng đó làm cho quốc gia bị hại, thì phản ứng của người dân tại các nước mới xây dựng dân chủ là mất tin tưởng vào những người làm chính trị… Điều nguy hiểm tại các nước này là nếu mất tin tưởng vào việc điều hành quốc gia, mất tin tưởng vào các nhà chính trị, nghị sĩ, dân biểu v.v..., thì người dân có thể mất tin tưởng ngay vào thể chế dân chủ. Họ có thể thấy rằng thể chế dân chủ rắc rối, phiền phức, gây khủng hoảng. (Hậu quả) là có khi những người có đầu óc độc tài sẽ lọi dụng tình trạng đó, hô hào dân chúng ủng hộ họ xây dựng nên một chế độ độc tài chứ không phải dân chủ. Đây là cái điều đã xẩy ra ở nhiêu nơi trên thế giới.
Có những nơi lập chế độ dân chủ xong, một thời gian sau có những nhà độc tài khôn khéo đã kêu gọi dân chúng ủng hộ và thiết lập chế độ độc tài. Ở nước Mỹ người ta tránh được tình trạng đó. Không phải là vì có khủng hoảng mà dân chúng Mỹ chán chế độ dân chủ.
Hiện nay thì người Mỹ rất chán các nhà chính trị : Điểm uy tín của các nhà chính trị ở Mỹ xuống rất thấp. Thế nhưng, họ không chán chế độ dân chủ. Họ biết là chế độ đó tương đối tốt nhất so với tất cả các hình thức tổ chức chính quyền mà đã thí nghiệm trên trái đất này.
Cho nên đối với nước Mỹ một cuộc khủng hoảng như vừa qua không gây ảnh hưởng, còn đối với một nước mới bắt đầu xây dựng dân chủ, thì phải hết sức tránh, cho nên người ta cần phải xác định ngay trong Hiến pháp những định chế giúp cho không xẩy ra những cuộc khủng hoảng như thế.
Nhìn một cách tổng quát, có hai mô hình thể chế dân chủ chủ chốt hiện nay là chế độ Tổng thống và chế độ đại nghị. Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng mô hình đại nghị hữu hiệu hơn trong việc tránh khủng hoảng ngân sách như tại Mỹ, và có thể giúp các nước mới dân chủ hóa vững bước hơn :
Trong các mô thức tổ chức chính quyền tại các nước dân chủ trên thế giới, có hai mô thức chính : Tổng thống chế như bên Mỹ và cũng được áp dụng ở Philippines, Đài Loan… chẳng hạn, và thứ hai là chế độ đại nghị, không chỉ có Tổng thống mà có cả Thủ tướng do Quốc hội cử ra, cầm đầu chính phủ, phải được đa số ở Quốc hội ủng hộ.
Khi đó vấn đề ngân sách do quốc hội biểu quyết tất nhiên do Thủ tướng đề nghi ra và những người ủng hộ ông trong quốc hội sẽ ủng luôn ngân sách đó. Vấn đề cãi nhau về ngân sách và trần nợ sẽ được giải quyết nhờ chế độ đại nghị, không bao giờ xẩy ra một vụ tranh chấp đến nỗi vì không có ngân sách mà phải đóng cửa chính phủ như vậy.
Trong tương lai ở các nước đang xây dựng dân chủ, chế độ đại nghị có thể giúp đưa ra những quy tắc giải quyết những cuộc khủng hoảng về ngân sách hay trần nợ như thế này…
Căn cứ vào các thăm dò dư luận( sau khi khủng hoảng chấm dứt) số người Mỹ có thiện cảm với Đảng Cộng hòa chỉ còn khoảng 30%, trong khi số người không có thiện cảm lên trên 60%. Hiện nay, 53% coi là đảng Cộng hòa có lỗi, chỉ có 29% coi ông Obama có lỗi khi để xẩy ra vụ đóng cửa chính phủ hơn hai tuần lễ đó.
Đảng Cộng hòa bị thua thiệt trong trận đấu. Chỉ còn hơn một năm nữa người dân Mỹ đi bầu lại (do đó) đây là điều mà các chính trị gia đảng Cộng hòa phải quan tâm.
Trong thực tế, khi thỏa hiệp về việc mở cửa chính phủ và nâng cao trần nợ, đảng Cộng hòa không đạt được bất cứ điều gì mà họ đòi hỏi : Xóa bỏ đạo luật y tế mà ông Obama đã ký, rồi sau đó họ hạ xuống còn xóa bỏ một phần, hoãn thi hành một thời gian…
Tất cả đều không được. Ông Obama từ đầu đến cuối không thay đổi… Mục tiêu của đảng Cộng hòa không đạt được
Nhưng khi nói là đảng Cộng hòa không được lợi trong cuộc đấu vừa qua, ta cũng nên chú ý là việc thay đổi lập trường từ không thỏa hiệp để rồi thỏa hiệp với Tổng thống đã bắt nguồn từ những sự tranh đấu ngay bên trong đảng.
Câu hỏi được giới quan sát đặt ra là vì sao mà đảng Cộng hòa Mỹ, cụ thể là các dân biểu – nghị sĩ, trong cuộc đọ sức vừa qua, lại có một thái độ thoạt đầu rất cứng rắn, bảo thủ, để rồi sau đó lại phải lùi bước, chấp nhận thỏa hiệp, khiến cho uy tín của Đảng trong dân chúng bị sứt mẻ như vây.
Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng, không phải tất cả các thành viên đảng Cộng hòa đều đồng ý với bước đi cứng rắn lúc ban đầu, nhưng vì thể thức bầu cử sơ bộ hiện hành trong Đảng để chọn ứng cử viên ra tranh cử vào năm tới, cho nên ngay cả những người ôn hòa cũng phải tính toán để lấy lòng cử tri. Đối với các chính khách Mỹ trong cả hai đảng Cộng hòa cũng như Dân chủ, tương lai chính trị của bản thân và ảnh hưởng chính trị của đảng mình không phải lúc nào cũng song hành với nhau :
Trong cuộc đấu vừa qua, đảng Cộng hòa đã đi bước đầu tiên rất cứng rắn, đòi hỏi bên đảng Dân chủ cũng như bên Tổng thống, phải hoãn thi hành hoặc xóa bỏ rất nhiều điểm trong luật cải tổ y tế. Không phải tất cả dân biểu đảng Cộng hòa trong Hạ viện đều đồng ý, mà chỉ có một nhóm các dân biểu yêu cầu như vậy...
Trong đảng Cộng Hòa, người ta đã phải đặt câu hỏi là đi theo ý kiến của nhóm đó, hay là theo ý kiến của nhóm ôn hòa hơn.
Tại Mỹ, mỗi khi một người muốn ra ứng cử dân biểu hoặc nghị sĩ, thì trước hết, họ phải tranh cử trong đảng của họ, tại tiểu bang của họ, trong sự kiện người Mỹ gọi là những cuộc bầu cử sơ bộ.
Tất cả các dân biểu hay nghị sĩ Cộng hòa, những người phải ra tranh cử lại năm tới 2014, đều biết rằng các cử tri sẽ quan sát hành động, thái độ của họ, suốt từ nay đến khi bỏ phiếu để xem xem họ có đáng được bầu lại hay không. Vì thế, ngay cả những nghị sĩ « ôn hòa » không muốn đấu tranh với ông Obama đến cùng thì cũng rất lo lắng về khả năng sang năm họ không còn được đảng đưa ra tranh cử nữa.
Sang năm thì tất cả các dân biểu và 35 thượng nghị sĩ Mỹ sẽ phải tranh cử lại. Thì các vị này trong đảng Cộng hòa cũng thấy rằng họ phải làm sao để có thể được đảng đưa ra tranh cử, đó là điều quan trọng nhất trong cuộc đời chính trị của họ, chứ không phải chuyện họ bỏ phiếu cho ngân sách, hay cố giữ hoặc xóa bỏ đạo luật cải tổ y tế của ông Obama.
Thành ra khi mấy vị dân biểu, nghị sĩ đó bỏ phiếu, thì họ phải nhìn lại tiểu bang của họ, xem là có ai trong cùng đảng muốn ra giành cái ghế dân biểu hay nghị sĩ của họ hay không. Và rất nhiều vị đang trong tình trạng như vậy.
Dù rằng họ có khuynh hướng thỏa hiệp, dù họ biết rằng nếu không thỏa hiệp, thì cuối cùng sẽ bất lợi cho toàn đảng, người dân sẽ trách là chính đảng Cộng hòa gây ra khủng hoảng, họ biết như vậy, nhưng mặt khác họ lại biết rằng nếu họ không tỏ ra cứng rắn, thì sang năm trong đảng của họ, sẽ có người đứng ra và nói rằng : « Ông này không cứng rắn với Obama, quý vị cử tri Cộng hòa hãy bỏ phiếu cho tôi, tôi mới là người xứng đáng để mà đấu tranh cho quý vị chống lại chính sách của ông Obama ».
Đấy mới là mối lo của tất cả dân biểu và nghị sĩ đảng Cộng hòa. Bởi vậy họ cần phải tỏ ra cứng rắn để đối phó trước với những người có thể chỉ trích họ sau này khi tranh cử sơ bộ.
Cái cuộc tranh cử sơ bộ có ảnh hưởng rất lớn trên hành động, thái độ các nghị sĩ, dân biểu. Cho nên họ phải tỏ ra cứng rắn, mặc dù biết rằng sau cùng họ sẽ trở lại thái độ ôn hòa để bỏ phiếu ủng hộ ngân sách hay nâng cao trần nợ. Đây là chiến thuật chính trị của các nghị sĩ, dân biểu.
Cuối cùng trong cuộc bỏ phiếu đưa tới thỏa hiệp, có 27 nghị sĩ và 87 dân biểu của đảng Cộng hòa bỏ phiếu đồng ý với thỏa hiệp, nhờ đó mà văn kiện được thông qua. Số 87 dân biểu đó là những người ngay từ đầu đã muốn thỏa hiệp, nhưng họ thấy rằng nếu thỏa hiệp ngay thì sang năm sẽ gặp khó khăn trong cuộc bầu cử sơ bộ…
Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng, cuộc khủng hoảng ngân sách vừa kết thúc tại Mỹ có thể là một kinh nghiệm mà các nước bắt đầu hay chuẩn bị bước lên con dân chủ có thể rút tỉa :
Trong tương lai Việt Nam sẽ phải dân chủ hóa, trả quyền tự do cho các công dân nhiều hơn. Việc thay đổi từ độc tài sang dân chủ đó phải bắt đầu với một bản Hiến pháp. Bản Hiến pháp đó - ở bất cứ nước nào - là một thứ luật căn bản…, ảnh hưởng sau này trên tất cả nền chính trị của quốc gia.
Chúng ta phải xem kinh nghiệm về các thể chế chính trị trên thế giới, để học hỏi và vẽ ra Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ, làm sao tránh được tình trạng bế tắc như vừa xẩy ra trong cuộc tranh luận về ngân sách và trần nợ ở Mỹ.
Tại sao nước Mỹ lại xẩy ra nhiều lần những vụ tranh chấp về trần nợ và ngân sách đưa đến bế tắc và đóng của chính phủ như vậy ? Đó là bởi vì trong Hiến pháp Mỹ, người ta phân quyền : Quốc hội và Chính phủ có quyền ngang nhau, kiểm soát lẫn nhau, nhưng Hiến pháp Mỹ thiếu một cơ chế để khi mâu thuẫn đến cùng thì hai ngành Lập pháp và Hành pháp có thể tìm thỏa hiệp. Trong Hiến pháp Mỹ không có ấn định điều đó.
Cho nên khi bên Lập pháp (Quốc hội), và Hành pháp (Tổng thống) tranh chấp nhau, găng đến nỗi phải đóng cửa chính phủ vì không còn ngân sách - Quốc hội là nơi quyết định về ngân sách, Tổng thống chỉ có quyền thi hành mà thôi - cuối cùng, họ chỉ thỏa hiệp với nhau được nhờ nhượng bộ chính trị giữa các đảng và cá nhân các vị đại diện dân chúng, tức Tổng thống và dân biểu, nghị sĩ.
Sở dĩ Mỹ có thể làm được như vậy, đó là vì họ đã có hệ thống dân chủ hơn 200 năm. Bây giờ chúng ta tưởng tượng có một nước mới thiết lập dân chủ, thí dụ như mới trong 5 năm, 10 năm, có khi 30 năm, nếu để xẩy ra những vụ chính quyền và quốc hội không thể thỏa hiệp với nhau, phải đóng cửa chính phủ như vậy, thì cuộc khủng hoảng sẽ nặng hơn nhiều, gây tai hại cho quốc gia hơn nhiều.
Nếu khủng hoảng đó làm cho quốc gia bị hại, thì phản ứng của người dân tại các nước mới xây dựng dân chủ là mất tin tưởng vào những người làm chính trị… Điều nguy hiểm tại các nước này là nếu mất tin tưởng vào việc điều hành quốc gia, mất tin tưởng vào các nhà chính trị, nghị sĩ, dân biểu v.v..., thì người dân có thể mất tin tưởng ngay vào thể chế dân chủ. Họ có thể thấy rằng thể chế dân chủ rắc rối, phiền phức, gây khủng hoảng. (Hậu quả) là có khi những người có đầu óc độc tài sẽ lọi dụng tình trạng đó, hô hào dân chúng ủng hộ họ xây dựng nên một chế độ độc tài chứ không phải dân chủ. Đây là cái điều đã xẩy ra ở nhiêu nơi trên thế giới.
Có những nơi lập chế độ dân chủ xong, một thời gian sau có những nhà độc tài khôn khéo đã kêu gọi dân chúng ủng hộ và thiết lập chế độ độc tài. Ở nước Mỹ người ta tránh được tình trạng đó. Không phải là vì có khủng hoảng mà dân chúng Mỹ chán chế độ dân chủ.
Hiện nay thì người Mỹ rất chán các nhà chính trị : Điểm uy tín của các nhà chính trị ở Mỹ xuống rất thấp. Thế nhưng, họ không chán chế độ dân chủ. Họ biết là chế độ đó tương đối tốt nhất so với tất cả các hình thức tổ chức chính quyền mà đã thí nghiệm trên trái đất này.
Cho nên đối với nước Mỹ một cuộc khủng hoảng như vừa qua không gây ảnh hưởng, còn đối với một nước mới bắt đầu xây dựng dân chủ, thì phải hết sức tránh, cho nên người ta cần phải xác định ngay trong Hiến pháp những định chế giúp cho không xẩy ra những cuộc khủng hoảng như thế.
Nhìn một cách tổng quát, có hai mô hình thể chế dân chủ chủ chốt hiện nay là chế độ Tổng thống và chế độ đại nghị. Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng mô hình đại nghị hữu hiệu hơn trong việc tránh khủng hoảng ngân sách như tại Mỹ, và có thể giúp các nước mới dân chủ hóa vững bước hơn :
Trong các mô thức tổ chức chính quyền tại các nước dân chủ trên thế giới, có hai mô thức chính : Tổng thống chế như bên Mỹ và cũng được áp dụng ở Philippines, Đài Loan… chẳng hạn, và thứ hai là chế độ đại nghị, không chỉ có Tổng thống mà có cả Thủ tướng do Quốc hội cử ra, cầm đầu chính phủ, phải được đa số ở Quốc hội ủng hộ.
Khi đó vấn đề ngân sách do quốc hội biểu quyết tất nhiên do Thủ tướng đề nghi ra và những người ủng hộ ông trong quốc hội sẽ ủng luôn ngân sách đó. Vấn đề cãi nhau về ngân sách và trần nợ sẽ được giải quyết nhờ chế độ đại nghị, không bao giờ xẩy ra một vụ tranh chấp đến nỗi vì không có ngân sách mà phải đóng cửa chính phủ như vậy.
Trong tương lai ở các nước đang xây dựng dân chủ, chế độ đại nghị có thể giúp đưa ra những quy tắc giải quyết những cuộc khủng hoảng về ngân sách hay trần nợ như thế này…
No comments:
Post a Comment