18:49 - 10/10/2013
Xin được hiệp thông cùng nhau trên bước đường gian khó
J.B
Nguyễn Hữu Vinh
Kính gửi:
Đại
hội lần thứ 6 Phong trào giáo dân Hải ngoại
Ban
điều hành, cùng toàn thể thành viên phong trào và tất cả những người quan tâm.
Kính thưa toàn thể quý vị
Trước
hết, tôi xin gửi đến Đại hội lời chúc thành công tốt đẹp, chúc tất cả mọi người
luôn được sức khỏe, bình an, hạnh phúc trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Tôi
viết những dòng này từ Hà Nội, Thủ đô của một đất nước có tên là “Cộng hòa xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam” được tự ca ngợi là Thủ đô có nền văn hiến ngàn năm kết
hợp với “tinh hoa thời đại là Chủ nghĩa Mác – Lenin và đạo đức Tư tưởng Hồ Chí
Minh” vô địch. Là một đất nước “có nền dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản” theo
lời của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Lý
do tôi buộc phải viết bức thư này tới đây, bởi lẽ ra ngày hôm nay, tôi phải có
mặt tại đây để nói lời cảm ơn đối với tất cả quý vị, với tất cả anh em, bạn bè
và những người luôn hướng về đất nước quê hương Việt Nam, ngày đêm mong mỏi cho
quê hương ta được an bình, đất nước được phồn thịnh, người dân Việt được ấm no và ngẩng cao đầu với anh em bạn bè trên thế giới. Nhưng, tôi đã không thể có mặt trong dịp quan trọng này do đang bị nhà cầm quyền cấm xuất cảnh không lý do mà không hề được thông báo theo các quy định mà chính họ đưa ra. Tôi đã hai lần bị tước quyền tự do đi lại, xuất cảnh tại cửa khẩu sau khi đã chuẩn bị xong cuộc đi nước ngoài cho việc riêng vào tháng 8/2012 và tháng 8/2013. Điều này, phần nào đã phản ánh được cái “Tự do – Hạnh phúc” dưới cái Quốc hiệu Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa gì.
Kính thưa toàn thể quý vị
Thật
khó nói hết được sự xúc động, khi tôi được Phong trào Giáo dân Hải ngoại chọn
vinh danh trao tặng giải thường Tự do tôn giáo Nguyễn Kim Điền 2013 cùng với
mục sư Phạm Ngọc Thạch.
Vinh
dự này đối với tôi là một phần thưởng lớn lao, đây là điều tôi chưa bao giờ
nghĩ tới kể từ khi bắt đầu cất tiếng nói nhỏ bé của mình cho quyền cơ bản nhất
của con người: Quyền tự do tôn giáo – quyền được làm người có niềm tin trong
một đất nước độc tài theo chủ nghĩa cộng sản vô thần.
Đây
không chỉ là vinh dự riêng có cá nhân tôi, mà là nguồn cổ vũ, động viên tất cả
anh chị em cùng có chung nguyện ước, chung ý chí và hành động, chung một tấm
lòng mong muốn cho đất nước, người dân được tự do, ấm no, hạnh phúc.
Niềm
vinh dự này nói lên rằng: Không có tiếng nói nhỏ bé nào cho Sự thật – Công lý,
cho quyền Con người mà ở đó quyền tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ
bản nhất – bị lãng quên.
Niềm
vinh dự này cũng nói lên rằng: Sự hiệp thông, sự nâng đỡ, sự hiểu biết lẫn
nhau, thông công với nhau của các tín hữu trong Phong trào Giáo dân Việt Nam
Hải ngoại không chỉ là ở ở Hải ngoại mà là khắp nơi trên thế giới cho đến Việt
Nam - một ốc đảo Cộng sản – là một đặc tính riêng có của người Công giáo.
Giải
tự do tôn giáo mang tên Đức Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là một vinh dự
lớn lao đối với chúng tôi, những người đang chấp nhận nhiều khó khăn, gian khó…
như là một phần cuộc sống bình thường ở một đất nước không bình thường.
Chính tấm gương can đảm, kiên cường và sự kiên trung của Đức cố Giám mục
Philipphê Nguyễn Kim Điền luôn soi sáng cho những người dấn thân, bước tới tìm
đến những hi vọng mới, những niềm tin mới trong giai đoạn đen tối, đầy gian nan
của đất nước bởi tai họa Cộng sản vô thần.
Kính thưa quý vị
Được
chọn trao tặng giải thưởng Tự do tôn giáo Nguyễn Kim Điền 2013, tôi nhớ đến
những người cùng đồng hành với chúng tôi trên con đường cất tiếng nói cho công
lý, sự thật, cho quyền tự do tôn giáo của người dân Việt Nam.
Chúng
tôi nhớ đến những giáo dân âm thầm với niềm tin vào Chúa bền bỉ trên miền núi
Phía Tây Bắc Việt Nam. Những năm 2008, khi chúng tôi đến với họ, cùng đồng cảm
với họ khi hơn 50 năm không một lần được có Thánh lễ, không được gặp Linh mục.
Chúng tôi nhớ đến những gia đình giáo dân, mỗi khi chúng tôi đến với họ, tất cả
đều trong trạng thái âm thầm, kín đáo và cảnh giác. Bởi xung quanh là công an,
là dân phòng, là cán bộ và chúng tôi là “thế lực thù địch”. Đêm Noel 2008,
chúng tôi đã phải giáp mặt hàng chục công an, cán bộ ngăn cản con đường đến gia
đình một giáo dân giữa Thành phố Sơn La. Để rồi giữa đêm tối họ đưa chúng tôi
ra rừng ngủ vì “Ở Sơn La không có nhu cầu tôn giáo”.
Chúng
tôi nhớ đến những bà con Giáo dân Giáo xứ Tam Tòa đã mấy chục năm nay không nơi
thờ phượng, bởi nhà thờ đã bị cướp trắng làm nơi ghi “dấu tích tội ác đế quốc
Mỹ”. Khi dựng cái mái che tạm trên nền nhà thờ liền bị đánh đập, tấn công không
thương tiếc. Chúng tôi đã đến với họ ngay ngày hôm sau để sẻ chia với họ những
khổ đau, để thông tin về tội ác của nhà cầm quyền CSVN đối với họ.
Chúng
tôi nhớ đến Giáo xứ Cồn Dầu, một xứ đạo sầm uất giữa khu vực đẹp nhất bên bờ
sông Hàn. Thế rồi chính sách cướp đất bằng các dự án và họ đã phải rời nơi chôn
rau cắt rốn hàng trăm năm của mình để ra đi đến những nơi vô định.
Chúng
tôi nhớ đến các Giáo xứ Cẩu Rầm, Đồng Chiêm, Con Cuông, Chương Mỹ, Mỹ Lộc, Mỹ
Yên, tu viện Bát Nhã của Phật Giáo, và những anh em Phật giáo Hòa Hảo… những
nơi người dân bị tấn công dã man và Thánh tượng, tôn giáo bị xúc phạm.
Rất
nhiều, rất nhiều nơi, nhiều người đã đồng hành với chúng tôi trên con đường nói
lên sự thật, đòi quyền tự do tôn giáo cho mỗi người có niềm tin.
Rồi
cũng như bao tài sản của Giáo hội Công giáo bị cướp đoạt trong cái gọi là nhà
nước Xã hội chủ nghĩa, tài sản, ruộng đất của bà con nông dân từ Nam đến Bắc,
từ vùng núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành phố… lũ lượt bị cướp đoạt
phục vụ quan tham đã gây nên nạn lưu vong ngay trên quê hương, đất nước mình.
Những người dân oan, nạn nhân đó đã đồng hành cùng chúng tôi. Đặc biệt là các vụ
nông dân nổi dậy tự phát như Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản, Tiên Lãng và nhiều
nơi khác.
Chúng
tôi cũng nhớ đến những người bạn đủ mọi tầng lớp trong những cuộc biểu tình
chống Trung Quốc xâm lược, vì biển đảo của Tổ Quốc cũng như các nhân sĩ, trí
thức của đất nước trong các nhóm kiến nghị sửa đổi chính sách, tuyên bố các
quyền dân sự và chính trị của mỗi người dân…
Họ
là những nạn nhân và là những người bạn của chúng tôi khi sát cánh bên nhau,
mỗi người một hoàn cảnh nhưng cùng một ý nghĩ là đòi lại quyền sống cho họ, cho
dân tộc và đất nước, trong đó sát cánh bên nhau đòi hỏi quyền con người trong
đó có quyền tự do tôn giáo của mỗi người Việt Nam.
Chúng
tôi cũng xin tri ân tất cả anh chị em thân nhân, những người quen biết và không
quen biết, dù xa cách quê hương vẫn nặng lòng và đau đáu với quê hương mình và
hiệp thông, giúp đỡ nhiều những anh em chúng tôi trong nước bằng nhiều mặt.
Chúng
tôi xin tri ân, cảm tạ tất cả.
Kính thưa quý vị
Những năm qua, với sự phát triển chung của phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, tuy chậm chạp so với yêu cầu, nhưng có những tiến bộ lớn. Nhà cầm quyền CSVN với chính sách độc tài, hà khắc và tàn bạo, đã buộc phải có những bước thụt lùi trong nhiều chính sách, nhất là đối với tôn giáo trước sự đoàn kết và đâu tranh kiên trì, mạnh mẽ của nhân dân ta.
Tuy
vậy, con đường đi đến tự do tôn giáo, tự chủ của tôn giáo là con đường đang hết
sức gian nan trong một chế độ vô thần, xảo quyệt và đầy âm mưu.
Ở
đó, người ta muốn biến các tôn giáo thành lễ hội.
Ở
đó, người ta muốn thao túng các tôn giáo từ chức sắc đến các tín đồ.
Ở
đó, tôn giáo hình thức được sử dụng làm lá bài, làm vật trang sức cho chế độ
độc tài. Các tôn giáo không thuộc sự quản lý, chi phối và điều hành, dần dần
chuyển thành “thế lực thù địch” của nhà nước.
Do
vậy, mà con đường đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam đang còn xa xôi và
đầy gian khó.
Xin
được hiệp thông cùng nhau trên bước đường gian khó đó, để quyền làm người,
quyền tự do tôn giáo của người dân Việt Nam.
Kính thưa tất cả quý vị
Khi tôi viết những dòng này gửi đến quý vị, trên quê hương tôi, trên Giáo phận mẹ quê nhà, giáo dân Mỹ Yên đang rên xiết, đau thương bởi những cú đánh, những sự đàn áp tàn bạo của bàn tay bạo lực cộng sản. Nhiều người đang trong cảnh tù tội, bắt bớ, giam cầm và nhiều người đang bị phân biệt đối xử.
Đặc
biệt các chủ chăn, Đức Giám mục Giáo phận đang là mục tiêu của làn sóng truyền
thông đỏ bẩn thỉu vu cáo, đe dọa, bôi nhọ.
Ngày
hôm nay, cũng là ngày hơn nửa triệu giáo dân Giáo phận Vinh sẽ hiệp ý cùng dâng
Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo xứ Mỹ Yên, các nạn nhân cách riêng và tự do tôn
giáo nói chung.
Xin
hiệp thông cùng những hoạt động đó để dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện cho
các tôn giáo được tự do, tự chủ và được nhìn nhận cách xứng đáng. Đặc biệt xin
cho Giáo hội Việt Nam, được vững vàng trong thử thách hiện nay và luôn vững
vàng trước mọi phong ba, bão tố trên bước đường đi của mình.
Chúng
ta cũng cầu xin cho đất nước Việt Nam chúng ta, sớm được Thiên Chúa đoái
thương, mau giúp thoát khỏi họa vô thần Cộng sản. Chỉ có như vậy, đất nước mới
tiến bộ, nhân dân mới ấm no, hạnh phúc và lãnh thổ đất nước mới được bảo toàn.
Cuối
cùng, xin cảm ơn tất cả quý vị và xin cầu nguyện, hiệp thông nhiều với chúng
tôi.
Hà
Nội, 5/10/2013
J.B
Nguyễn Hữu Vinh
------------------------------------------------
Hiền Vy, thông tín viên RFA
2013-10-08
2013-10-08
No comments:
Post a Comment