Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew)
25/09/2013, 4:37 chiều
http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/09/25/viet-nam-bi-nhot-trong-y-thuc-he-xa-hoi-chu-nghia/
Đôi lời: Dưới đây là trích đoạn viết về Việt Nam, trong cuốn sách “One Man’s
View of the World“ của ông Lý Quang Diệu, Nhà xuất bản SPH
Singapore, 2013, được độc giả NTS có nhã ý dịch và gửi tới, với lời bình:
“… Vừa rồi Vietnam và Singapore
mới kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao bằng việc khánh thành VSIP thứ 5 với sự
có mặt của thủ tướng và quan chức 2 nước và những lời lẽ ngoại giao chúc
tụng. Hãy thử đọc đoạn đánh giá về VN của Lý Quang Diệu xem người
Singapore thực sự nghĩ gì về chúng ta (cụ thể là giới lãnh đạo, bằng thái độ
khinh thường+ mỉa mai)”.
Thế nhưng, khi thử tìm trên
mạng về cuốn sách này, thì có một số bài báo giới thiệu một cuốn “tương tự” đã
được dịch và xuất bản tại Việt Nam. Tuy hình bìa có khác, nhưng lướt qua nội
dung có vẻ như đúng là cuốn sách được đề cập dưới đây. Có điều, trong các bài
báo viết khá kỹ về cuốn sách thì không có chút thông tin nào cho thấy nội dung
có nói về VN. Phải chăng nhà xuất bản đã “tự kiểm duyệt”, cắt bỏ đi phần rất
“nhạy cảm” này? Mời tham khảo một bài tóm lược công phu của tờ Doanh nhân Sài
Gòn: Lý
Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới.
Nhưng tìm thêm trên mạng
thì có lẽ có 2 cuốn khác nhau. Cuốn mà NXB Thế giới dịch là đây: Lee
Kuan Yew by Graham Allison Robert D. Blackwill Henry A. Kissinger Ali Wyne.
Lý Quang Diệu
Nhiều
người đặt nhiều kỳ vọng vào Việt Nam khi nước này quyết định cải cách theo
hướng thị trường tự do vào những năm 1980s, tức là chỉ vài năm sau khi Trung
Quốc thực hiện bước đi tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi để chuyển sang cái mới”
theo cách nói của người Việt Nam, lúc đầu có triển vọng. Một trong những
hành động đầu tiên là nước này giao đất sở hữu tập thể theo thuyết xã hội chủ
nghĩa đến cá nhân người nông dân. Việc này dẫn đến sản lượng nông nghiệp
tăng vượt trội chỉ trong vài năm. Nhiều người cả trong nước lẫn ngoài nước đã
nghĩ rằng nước này đang đi đúng hướng. Sự thực là những người biết đến sự
đổi mới của Trung Quốc mang đến những thành công về kinh tế đáng kinh ngạc , mà
nghĩ rằng Việt Nam cũng phát triển theo con đường tương tự, là những người
không theo dõi Việt Nam một cách sát sao.
Khi
thận trọng đánh giá thì ta thấy có gì không ổn. Quan điểm cá nhân của tôi
về đổi mới ở Việt Nam đã thay đổi nhiều, không còn lạc quan như những lần đầu
tôi mới thăm nước này những năm 90s. Giờ đây tôi tin rằng những nhà lãnh đạo cộng sản Việt
nam kỳ cựu không thể khai phá nổi tư duy xã hội chủ nghĩa cố hữu. Ban
đầu họ đồng ý thuận theo con đường cải cách bởi vì họ nhận thấy nước này chẳng
còn lối đi nào khác. Nhưng kể từ đó đến nay họ không có tiển triển gì
thêm khi kiên định cải cách hệ thống như ở Trung Quốc. Những vị
“lão thành cách mạng” này làm cho Việt Nam trì trệ . Chỉ khi những vị này
không còn thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa.
Một
trong những kinh nghiệm mới đây khi tôi đi thăm nước này có thể minh họa những
vật cản mà Việt Nam đang gặp phải. Tôi gặp gỡ một số quan chức dân sự và quân
sự và tôi nhắc họ những vấn đề mà công ty Singapore vướng phải khi triển khai
dự án khách sạn ở Hồ Tây Hà Nội. Khi công ty này bắt đầu việc đóng cọc,
hàng ngàn dân làng đến yêu cầu bồi thường ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh phí tổn
gia tăng, công ty này đã phải chuyển sang phương pháp làm móng bằng bắt
vít vì phương pháp này gây ít tiếng ồn hơn. Lần này vị quan chức, người đã
duyệt dự án, đến và nói “chúng tôi không cho phép phương án này” . Rõ ràng là
có sự thông đồng giữa quan chức này với những người dân bốc đồng kia. Tôi nói
rõ với lãnh đạo Việt Nam rằng, hành động như vậy là phản tác dụng. Tôi khuyên
họ là nếu các anh muốn khai phóng thì hãy nghiêm túc thực hiện. Họ trả
lời một cách ba phải, điều đó cho thấy họ nửa vời khi thực hiện cải cách. Họ
không hiều rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ mang đến nhiều nhà đầu tư khác. Ý
định của họ là khi đã phục kích được một nhà đầu tư , sẽ là cơ hội để họ vắt
kiệt anh ta nhiều nhất có thể. Các nguyên lão lên lon trong hệ thống đảng
là nhờ cuộc chiến và hiện giờ chiếm giữ các vị trí trong chính quyền. Thật không may là họ thăng
quan tiến chức không phải vì họ giỏi giang trong quản lý kinh tế hay có tài năng quản trị. Họ
thăng tiến vì đào hầm từ bắc vào nam trong hơn 30 năm.
Việt
Nam có điểm chung với Trung Quốc trong quá trình khai phóng cải cách là các
quan chức tham nhũng. Các cán bộ đảng , người coi mình sẽ được hệ thống
chăm sóc, đột nhiên chứng kiến những người ngoài đảng giàu có lên nhanh
chóng. Họ vỡ mộng và trở nên tham lam , ví như cán bộ hải quan nhập lậu
xe hơi để họ có thể được chia phần. Cái mà họ khác với Trung Quốc là
không có lãnh tụ dạng Đặng Tiểu Bình, người có địa vị tuyệt đối trong hệ thống
Đảng và có niềm tin kiên định rằng chỉ có cải cách mới là cứu
cánh. Nguyên nhân lại chính là do cuộc chiến Việt Nam. Trong
khi những đồng chí Trung Cộng xoay sở hàng thập niên để
thử nghiệm các kinh nghiệm quản trị trong thời bình, rút ra luận điểm xem cách
nào thì tốt cách nào không tốt và điều chỉnh niềm tin và ý thức hệ khi thực
hành, Việt Cộng lại bị tắc trong cuộc chiến tranh du kích đẫm máu với Hoa Kỳ,
nên họ chẳng biết gì về trị quốc. Ngoài ra, hầu hết các thương gia thành
đạt ở Nam Việt Nam, những người rất thông thạo vận hành chủ nghĩa tư bản, đều
rời bỏ Việt Nam những năm 70s.
Người
Việt là giống người năng động và tài giỏi ở Đông Nam Á. Học sinh đến Singapore
theo dạng học bổng Asean rất nghiêm tục học hành và đậu thứ hạng cao
nhất. Với giống người thông minh như vậy, quả thật là đáng tiếc là họ lại
thiếu tiềm năng. Hy vọng rằng sau khi hết lớp người trải qua cuộc chiến,
giới trẻ sẽ kế nhiệm, họ sẽ thấy Thái Lan đã thành công ra sao và họ sẽ bị thuyết
phục bởi mức độ quan trọng của thị trường tự do.
Hỏi: Việt Nam có vấn đề
lớn với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Và ở cuộc họp bộ
trưởng Asean năm 2012, khi các nước không thể ra thông cáo chung lần đầu tiên
sau 45 năm, Việt Nam là nước tranh cãi chính với Trung Quốc
Đáp: Họ không thể có được
sự hỗ trợ từ Asean để bảo vệ lập trường của mình bởi vì người Trung Quốc đã đàm
phán riêng rẽ với Malaysia và Brunei với những tranh chấp nhỏ hơn. Nhưng
tranh chấp chủ yếu, cái tranh chấp này mới là vấn đề, lại từ phía Việt Nam
Hỏi: Điều đó cho thấy Trung Quốc có thể chia rẽ Asean
về vấn đề này
Đáp: Nó cho thấy người
Trung Quốc giỏi thế nào. Họ đã giải quyết với các ngoại bang, với các bộ
lạc man di từ hàng ngàn năm nay và họ biết rằng phải xử từng đối tượng một,
tránh để chúng kết liên minh và họ không phải đối đầu với một nhóm. Họ
chơi nhóm kia từng người một.
Hỏi: Việt Nam đang xúc
tiến quan hệ với Hoa Kỳ, điều đó có làm cân bằng hơn với Trung Quốc?
Đáp: Đúng vậy, bộ trưởng
quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã đến Cam Ranh năm 2012. Có thể có lợi
nếu có người Mỹ tham gia vào tranh cãi về quần đảo Hoàng Sa nhưng tôi không
nghĩ người Mỹ và người Hoa sẽ đối đầu trực diện. Điều tốt nhất Việt Nam
có thể hy vọng là nộp hồ sơ lên Ủy Ban Công Ước Luật Biển Liên Hợp Quốc(UNCLOS)
về nhưng tranh chấp.
Hỏi: Cũng có tin là
Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ
Đáp: Tôi không ngạc nhiên,
Người Mỹ đang gần hơn người Trung Quốc. Và người Mỹ có vũ khí hiện đại hơn
người của Trung Quốc
Hỏi: ông có nghĩ rằng
Asean có thể sẽ bỏ nghị trình về tranh chấp lãnh hải Biển Đông trong các cuộc
họp thượng đỉnh săp tới
Đáp: họ đã làm như vậy.
Đáng lẽ ra phải có bộ quy tắc ứng xử (COC) nhưng nó đang bị phá.
nói chính quyền thông đồng với người dân để vắt kiệt nhà đầu tư là không đúng, sự thực chắc chắn không bao giờ có chuyện đó xảy ra cả, việt nam là một quốc gia đang phát triển, chúng ta luôn luôn thu hút mọi sự đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta luôn luôn tạo cho họ điều kiện tốt nhất để đầu tư chứ không phải gây khó cho họ
ReplyDeletebị nhốt trong ý thức hệ xã hội chủ nghĩa ư, có nhầm không vậy, nên nhớ đất nước ta chắc chắn luôn luôn giữ vững con đường xã hôi chủ nghĩa mà chúng ta đã chọn, nhưng không phải do ai ép buộc hay lừa gạt gì cả, mà la do chúng ta nhận ra rằng đó là một con đường ưu việt để đưa đất nước ta đi lên
ReplyDeletecó lẽ những người này không hiểu về xã hội chủ nghĩa rồi, những luận điểm nêu trong bài viết có cảm giác là mang thái độ rất hằn học và không nhìn vào những gì đại cục đang diễn ra, bài viết chỉ nêu nên một số sự việc cụ thẻ trong xã hội với góc nhìn tiêu cực
ReplyDeleteviệt nam luôn luôn mở cửa mời gọi nhưng nhà đầu tư nước ngoài vào với nước ta, vì thế chắc chắn là không có chuyện chính quyền cũng như là cán bộ nước ta gây khó dễ cho nhà đầu tư đâu, không biết những gì nêu ra trong bài viết có bao nhiêu phần là sự thật nhưng chắc chắn chủ trương của nước ta là như vậy
ReplyDeletengười dân việt nam nào cũng thấm nhuần chủ nghĩa mac lê nin, tư tưởng hồ chí minh, và đất nước việt nam chúng ta cũng luôn sử dụng đó làm nền tảng triết lý của mình ,thực tế cho thấy đây là một lựa chọn rất đúng đắn, bằng chứng là thực tế việt nam đã và đang có được tốc độ phát triển kinh tế cao trong thời gian vừa qua
ReplyDeletenói như vậy là nhầm rồi, việt nam luôn luôn mở cửa và học hỏi những kinh nghiệm quý báu nhất từ bạn bè quốc tế, đó chính là phương châm hết sức tiết bô của việt nam, việt nam theo con đường xã hôi chủ nghĩa để phát triển đất nước chứ không phải là bị nhốt trong ý thức hệ xã hội chủ nghĩa
ReplyDeleteđúng là không có nhiều nước trên thế giới lựa chọn con đường phát triển cho đất nước mình là xã hội chủ nghĩa, nhưng không phải vi thế mà họ quay ra nói rằng chế đô xã hội chủ nghĩa là không tốt, mỗi nước có con đường phát triển riêng, quan trọng là nó phù hợp và phát huy hiệu quả mà thôi
ReplyDeletevậy là ý làm sao, việt nam bị nhốt trong hệ ý thức xã hội chủ nghĩa sao, tại sao lại tiêu cực như vậy, có sự hiểu biết mà nói như vậy thì ai nghe, việt nam không phải trong tình trạng như vậy, chúng ta vẫn luôn lựa chọn cách tốt nhất để phát triển đất nước, nhưng chủ nghĩa xã hội là mục tiêu mà đất nước ta kiên định hướng tới
ReplyDeletecó lẽ những người này chưa hiểu hết như thế nào là xã hội chủ nghĩa, cũng như không hiểu về đường lối chính sách phát triển của đảng và nhà nước ta, chinh vì thế nên họ mới có những phát ngôn hết sức ngớ ngẩn như vậy, không một người dân việt nam nào cảm thấy thỏa mãn về những gì mà họ nói cả
ReplyDeleteNhững vấn đề mà ông Lý Quang Diệu nêu ra ở đây, thực ra đã được giới trí thức của ta đặt ra trong rải rác các bài viết. Ngay cả ở truyền thông "lề đảng" thời gian gần đây, nếu để ý cũng thấy có người tận dụng tối đa "kích thước" của "khuôn khổ" để "bóng gió" về những điều mà cựu TT Singapore nhắc tới. Bi kịch ở chỗ nhà cầm quyền, với đầu óc rêu phong vẫn cứ khăng khăng cho là mình đúng, vẫn không nhận ra học thuyết đang theo đuổi hoàn toàn là duy ý chí, trái với sự phát triển khách quan, tất yếu của xã hội loài người . Mong có ai đó đặt bài này lên bàn làm việc của các ông lãnh đạo, hy vọng tác giả LÝ QUANG DIỆU sẽ làm cho họ tỉnh ngộ.
ReplyDeleteông Lý nói chờ tầng lớp cốt cán già nua chết hết thì may ra VN mới có cơ hội thay đổi, đáng tiếc tầng lớp cổ hủ đó sống dai nhách, hình như uống thuốc trường sinh bất tử hay sao đó, ĐM 90 tuổi mà vẫn sinh con, NĐM 70 tuổi vẫn cưới vợ trẻ, cười răng trắng bóc , đều tăm tắp...Việt Nam sau 38 năm xây dựng CNXH thi đã hoàn toàn xây dựng thành công chế độ phong kiến kiểu mới và đang ở hình thái đầu tiên của chế độ chiếm hữu nô lệ ( vì thực chất mổi người dân là một người tù trong đất nước của mình ), chẳng bao lâu nữa xây dựng xong chế độ chiếm hữu nô lệ thì chúng ta tiến thẳng vào chế độ cộng sản...nguyên thủy. Lúc đó chúng ta chẳng cần phải lo các nhu cầu như hiện nay nữa, mổi người chỉ cần đóng cái khố, săn bắn hái lượm, chẳng phải lo nhà cửa, bất động sản gì hết, chui vào hang là xong lại được cả thế giới yêu quý ra sức bảo vệ, giữ gìn đưa vào sách đỏ sợ bị tuyệt chủng.
ReplyDeleteCứ cho mọi nhận định của ông Lý Quang Diệu là đúng! Nhưng có một nhận định này chắc chắn là sai , xin nhắc lại với ông rằng: ở VN cái thành công chính của các nhà lãnh đạo là làm cho nhân dân chia rẽ, khôn vặt, không tin tưởng vào nhau...Khi quản lý một xã hội như thế thì nhà nước chỉ mất công đi xử kiện của công dân mà không phải lo bị dân chống lại.Hai là hiện nay nhà cầm quyền đã chuẩn bị cho các thế hệ sau một nền nếp là lúc nào cũng muốn một xã hội PHONG KIẾN HIỆN ĐẠI theo kiểu cha truyền con nối. Nay mai con ông Dũng, ông Kiệt, ông Chi... nắm các vị trí then chốt kèm theo người thân của họ , số người thân này không bao giờ đủ chỗ trong bộ máy chính quyền để bố trí... Với sẵn một nền nếp cai trị dở phong kiến, dở trung cổ... nhưng các nhà lãnh đạo thành độc tài , thành đế vương tôi tin rằng dù không phải con các vị nêu trên họ vẫn muốn duy trì cách quản lý cũ , thậm chí họ còn phát huy cho độc tài phong kiến mạnh thêm . Như vậy các LÃO THÀNH CÁCH MẠNG chết hết cũng không thể thay đổi đâu trừ khi có sự chuyển đổi khác./.
ReplyDeleteHòn đảo Singapo may mắn có nhà lãnh đạo tài giỏi như Lý quang Diệu.May mắn hơn là họ có chế độ đa đảng mà đảng của ông Lý vẫn nắm quyền trong nhiều năm nhờ thực tài và chính danh.
ReplyDeleteLý quang Diệu cũng đã nhiều lần gặp, tư vấn nhiều ý kiến tâm huyết cho lãnh đạo VN. Nói rồi mà nó không nghe, biết làm sao, thôi thì ngu ráng chịu vậy.
Bài viết này là ông Lý nhắm đến dân Việt : lãnh đạo u mê, nửa vời rồi. Người dân phải biết tự mà lo lấy vận mệnh của mình không mong được gì ở mấy ông lãnh đạo chỉ biết đào hầm từ bắc vô nam đâu, chờ mấy ông chết đi thì lâu lắm, mà có chết thì họ cũng "cơ cấu" thế hệ tiếp theo là con cháu, cánh hẩu rồi.
Sing làm được, cớ sao VN ta không làm được ? Nhục này còn hơn nhục mất nước. Vì đâu ?
@TH