Wed, 09/25/2013 - 23:00 —
ledienduc
Hoá chât chôn trong lòng đất -
Ảnh: GDVN
Agent Orange và chiến tranh
Trong cuộc chiến tranh Việt
Nam, người Mỹ đã sử dụng chất diệt cỏ, làm rụng lá cây rừng trong khuôn khổ
Chiến dịch Ranch Hand nhằm làm cho quân đội của Việt Cộng không còn nơi trốn
tránh.
Hoá chất màu da cam (Agent
Orange) là một chất lỏng trong và tên "da cam" xuất phát từ màu
của những sọc vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển. Thực chất bao gồm
"chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng"
(Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent
Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).
Ví mục đich quân sự nên chất
độc da cam chỉ được rải xuống các khu rừng, không sử dụng những nơi con người
có cuộc sống bình thường ở vùng hạ lưu, đồng bằng.
Agent Orange được dùng trong
những năm từ 1961 đến 1971. Đến năm 1971 Agent Orange không còn được dùng để
làm rụng lá nữa, nhưng loại 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ, còn
2,4,5-T bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
Con số của các cơ quan y tế
ở Việt Nam ước tính khoảng 400 ngàn người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500
ngàn trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này. Hội Chữ Thập
đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì
chất độc da cam.
Liên quan đến chất độc này đã
có những vụ kiện tụng đòi bồi thường thiệt hại, của các cựu chiến binh Mỹ và
của cả nạn nhân Việt Nam.
Năm 1984, phiên tòa của quan
tòa Jack Weinstein đã phán quyết 7 công ty hóa chất Mỹ bồi thường 180 triệu
đôla cho các cựu chiến binh Mỹ, nhưng bác bỏ trách nhiệm về tác hại của chất
diệt cỏ mà họ đã cung cấp cho quân đội.
Ngày 31/01/2004, Hội Nạn nhân
Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent
Orange/Dioxin) đã kiện hơn 30 công ty Mỹ, đòi bồi thường hậu quả do chất hóa
học này gây ra.
Ngày 10/03/2005, quan tòa Jack
Weinstein (thuộc Tòa án Liên bang tại quận Brooklyn) đã bác đơn kiện, phán
quyết rằng những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp luật. Agent Orange đã không được xem
là một chất độc dưới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó, Hoa Kỳ cũng không bị
cấm dùng để diệt cỏ và những công ty sản xuất hoá chất không có trách nhiệm về
cách sử dụng của chính quyền.
Ngày 7/04/005 phía Việt Nam gửi
đơn kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm của Mỹ đòi thay đổi quyết định của tòa sơ thẩm.
Tòa Phúc thẩm Khu vực 2 tại Manhattan vào tháng 2/2007 đã giữ nguyên phán quyết
của Tòa sơ thẩm.
Hậu quả của chất độc da cam vẫn
còn là chủ đề gây tranh cãi trong quan hệ Mỹ-Việt. Tuy nhiên phía Mỹ đã thông
qua viện trợ nhân đạo để giúp đỡ trẻ em Việt Nam khuyết tật và dành hàng chục
triệu đôla hỗ trợ những người được cho là nạn nhân.
Hoá chất độc hại tràn ngập lãnh thổ
Từ khoảng hơn một thập niên
nay, thực phẩm nhiễm độc có nguồn gốc Trung Quốc tràn ngập cả nước, từ thành
thị tới nông thôn.
Không có gì liên đới tới đồ ăn,
thức uống mà không có nguy cơ bị dính dáng tới hoá chất độc hại. Ngay tại nông
thôn là nơi sản xuất cũng bị thao túng. Nông dân trồng cây, nuôi súc vật mà
không dám dùng vì được nuôi trồng, chăm bón bằng các loại hoá chất từ Trung
Quốc.
Trên báo chí nhan nhản các báo
động đỏ về thực phẩm. Dân Việt Nam dẫu biết vậy, nhưng khuất mắt trông coi,
biết dùng cái gì khi bất khả kháng, không còn sự lựa chọn nào khác, mặc nhiên
chấp nhận đưa bệnh tật vào cơ thể.
Điểm một ít các đề mục trên báo
chí ta cũng đã thấy mức độ thật khủng khiếp, rùng rợn:
Với bài viết khá cụ thể, tờ
Giáo Dục Việt Nam còn "điểm
lại những vụ thực phẩm đầu độc người tiêu dùng".
Hàng hoá và hoá chất được đưa
qua Việt Nam từ Trung Quốc đã lọt dễ dàng qua các cửa khẩu bằng đường buôn bán
tiểu ngạch và nạn hối lộ. Trong xã hội Việt Nam giờ đây đạo đức là thứ quá xa
xỉ. Chạy theo đồng tiền, con người đã nhắm mắt làm liều, bất chấp mọi chuẩn mực
lương thiện, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Có ngờ đâu rằng, ý thức nông
cạn và thất đức này sẽ huỷ hoại nòi giống, tiêu diệt tiềm năng sức khoẻ của cả
dân tộc.
Báo
cáo của Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư Việt Nam cho hay, mỗi năm
số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150 ngàn người, trong đó có 75 ngàn người tử
vong! Tỷ lệ ung thư ở Việt Nam hiện nay cao nhất thế giới. "Hàng ngày,
người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc
hại từ Trung Quốc", báo cáo viết.
Hôm nay: Cypermethrin và Isoprothiolane
Các dự án, quy hoạch không
ngừng phát triển. Nơi nào có các chung cư siêu sang, khách sạn, siêu thị,
casino mọc lên là nơi đó có vấn đề với môi trường, đặc biệt các nhà máy. Nước
thải của nhà máy cứ thế xả thẳng ra sông, tạo nên những dòng sông chết, như sông
Thị Vải, sông Nhuệ, sông Lô, sông Vàm Cỏ Đông, v.v... Ngay cả sông Đồng Nai,
nguồn nước cung cấp cho đô thị Sài Gòn hay sông Hồng, nguồn nước của Hà Nội,
cũng chẳng thoát.
Vì mục đich làm ăn trục lợi,
chạy theo lợi ích trước mắt, bỏ qua bài toán hoạch định lâu dài về môi sinh,
đang là vấn nạn lớn của cả nước Việt Nam. Điển hình nhất có lẽ là CP Nicotex
Thanh Thái ở Thanh Hoá. Công ty này với đầy đủ ý thức về sự độc hại của hoá
chất công nghiệp, vẫn cố ý giết người bằng cái chết từ từ, ngắc ngoải, đau đớn,
ngay trên địa bàn hoạt động của mình.
"Theo kết quả kiểm định
tại Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc (Cục Bảo vệ thực vật)
tại mẫu chất thải, phát hiện chất Cypermethrin là thuốc trừ sâu độc nhóm II
vượt tiêu chuẩn cho phép 9.276 lần so với quy định tại QCVN 15: 2008. Cũng
trong mẫu chất thải còn phát hiện chất Cypermethrin vượt tiêu chuẩn 7.719 lần.
Trong các mẫu đất cũng phát hiện chất Cypermethrin vượt 63,2 lần cho phép; chất
Isoprothiolane là thuốc trừ sâu độc nhóm III vượt tiêu chuẩn 37,8 lần", theo
VnExpress.
Núi hoá chất gần 5 tấn này đã
được chôn xuống lòng đất, thẩm thấu vào đất và mạch nước ngầm, gây ô nhiễm
nghiêm trọng một thời gian dài cho các khu vực xung quanh, số người mắc bệnh và
chết do ung thư tăng lên chóng mặt.
"Theo
tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát tương đối đầy đủ, người bị mắc bệnh
hiểm nghèo trong địa phương từ tháng 7/1997 đến nay tại 10 thôn, toàn xã Yên
Lâm đã có 957 trường hợp mắc các loại bệnh khác nhau. Trong đó: 142 người mắc
bệnh ung thư, 160 người mắc các bệnh viêm đường hô hấp, 223 người mắc bệnh thần
kinh, 127 người mắc bệnh liên quan đến thai nghén, 115 người mắc bệnh tiêu hóa,
56 người mắc bệnh về mắt… Trong đó có 162 người đã chết".
Ngày 30/8, công an tỉnh Thanh
Hóa đã có quyết định đình chỉ hoạt động của CP Nicotex Thanh Thái 30 ngày kể từ
ngày 30/8 đến hết ngày 29/9/2013 để xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm pháp
luật bảo vệ môi trường. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá cũng có quyết định xử
phạt CP Nicotex trên 421 triệu đồng, nhưng không thấy nói số tiền này có
được sử dụng vào việc bồi thường thiêt hại hay không. Dù thế nào chăng nữa thì
cũng chỉ khoảng trên 20 ngàn đôla, quá ư nhỏ bé so với sự mất mát của người dân
và hiểm hoạ còn tiếp tục.
Ông Lê Văn Cuông, nguyên đại
biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, nói: “Vụ việc phải được xử lý nghiêm để làm bài
học cho những đơn vị khác, chứ không thể chỉ phạt hành chính 421 triệu đồng là
xong!”.
Tôi cũng tin rằng, việc làm của
CP Nicotex Thanh Thái phải được xem xét dưới góc độ hình sự. Đây không đơn
thuần chỉ là sự tắc trách mà là tội ác. Hy vọng nó sẽ được đưa ra toà án xét xử
một cách minh bạch và thoả đáng.
Kết luận
Có dân tộc nào bất hạnh như dân tộc Việt Nam không? Triền miên khói lửa chiến tranh. Sau 40 năm hoà
bình, chưa xử lý hết hậu quả của nó, chất độc màu da cam vẫn là nỗi ám ảnh, thì
ngay lập tức phải đối mặt với vô vàn hoá chất độc hại khác. Từ Trung Quốc. Từ
lối làm ăn bất lương. Nửa thế kỷ này sẽ là hậu quả của "cuộc chiến"
thời bình.
© Lê Diễn Đức - RFA Blog
No comments:
Post a Comment