Nguyễn
Văn Khanh
Thursday, September 05, 2013 8:14:25 PM
“Xong
rồi,” một nhà báo mạng ở thủ đô Hoa Kỳ gửi email báo tin cho các đồng nghiệp.
Một nhà báo khác tức khắc trả lời, “Tôi đã nói mà, thế nào cũng xong, chắc sau
khi Quốc Hội bỏ phiếu gật đầu là đánh.”
Hai bản tin ngắn gọn này được đưa ra chỉ 5 phút đồng hồ sau khi ông Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner mới rời Phòng Bầu Dục, thông báo cho các nhà báo biết ông “ủng hộ” ý kiến phải trừng phạt Syria về tội sử dụng võ khí hóa học giết cả ngàn người hôm 21 Tháng Tám vừa rồi; một ngày trước đó 2 nhân vật Cộng Hòa “nặng ký” là Thượng Nghị Sĩ John McCain và Linsey Graham cũng bày tỏ thái độ ủng hộ - dù vẫn chê trách ông Obama có quyết định hơi chậm trễ, đề nghị nên yểm trợ cho lực lượng nổi dậy để họ có cơ hội lật đổ chế độc độc tài Bashar al-Assad.
Các phát biểu của những thủ lãnh Cộng Hòa Hạ Viện lẫn Thượng Viện giúp các viên chức Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia thở phào nhẹ nhõm, biết họ đã hoàn tất một đoạn đường thật dài và thật chông gai khi vận động lập pháp đồng ý cho tổng thống sử dụng giải pháp quân sự với chính quyền độc tài Bashar al-Assad. Bằng chứng rõ ràng nhất: bà Cố Vấn Susan Rice nói với dàn nhân viên dưới quyền “chúng ta có thể vững tâm hơn,” dù nói rõ với mọi người “không nên vội xem là chúng ta đã chiến thắng.” Nghe kể khi nói câu đó bà Rice “nở nụ cười có vẻ hài lòng,” vì chính bà cũng tin đã gần đến đích.
Giờ này tuần trước, cả thế giới trông đợi ngày Tổng Thống Obama ra lệnh khai chiến, mọi trách nhiệm sẽ nằm trên vai của nhà lãnh đạo nước Mỹ. hầu như chẳng ai ngờ vào giờ phút cuối, ông quyết định xin ý kiến Quốc Hội. Quyết định của ông khiến những người đang trông chờ trận chiến xảy ra phải lên tiếng than phiền, cho rằng ông “làm giảm uy quyền của tổng thống,” “gây khó khăn cho những vị lãnh đạo sau này,” hoặc thận trọng hơn như một cố vấn rất thân cận với ông nói với báo chí “chúng tôi hy vọng Quốc Hội không lợi dụng chuyện này để được đằng chân lấn đằng đầu” (nguyên văn “We don't want them to have their cake and eat it, too”).
Những người chống đối ông - hay chống đối chiến tranh - cũng không bỏ lỡ cơ hội lên tiếng chê bai, gọi ông là “vị tổng thống chần chừ nhất trong lịch sử nước Mỹ” hoặc đi xa hơn, xem ông là vị tổng thống “không dám tự quyết định những chuyện quan trọng” hoặc “là một nhà lãnh đạo kém cỏi.” Ngay chính một người từng làm việc với đoàn thanh tra võ khí Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng việc xin ý kiến Quốc Hội “chứng tỏ chính ông Obama cũng ngần ngại, không biết những bằng chứng ông đang có trong tay đúng sai như thế nào.”
Ðiều hầu như chẳng ai tin: ông Obama đang gặp khó khăn, chưa chắc gì Quốc Hội gật đầu để ông can dự vào Syria.
“Ðương nhiên người dân không hài lòng,” Bà Nghị Sĩ Diane Feinstein của tiểu bang California nhìn nhận. Trong những ngày vừa qua, “hầu hết những người liên lạc với văn phòng của tôi đều nói họ không bằng lòng đánh Syria,” bảo thêm “vì họ không biết những chi tiết mà tôi được biết,” bà chủ tịch Ủy Ban Tình Báo đồng thời cũng là một đồng minh chính trị của Tổng Thống Obama nói tiếp. “Tôi hiểu cử tri muốn gì, nhưng tôi cũng hiểu tại sao chúng ta phải trừng phạt nhà cầm quyền Damascus.”
Những điều bà Feinstein đưa ra trong cuộc tiếp xúc với giờ truyền thông trưa hôm qua (Thứ Năm, mùng 5 Tháng Tám 2013) phần nào nhắc nhở mọi người đừng quên thực tế. Tất cả những cuộc thăm dò công luận được thực hiện từ đầu tuần đến giờ đều cho thấy người dân Hoa Kỳ không tán thành ý kiến tổng thống đưa ra, cho dù ông cam kết “sẽ không đổ bộ quân vào Syria” mà chỉ trừng phạt Damascus về tội sử dụng võ khí hóa học. Ngày chính nhà lãnh đạo của nước Mỹ cũng hiểu điều này, vì thế trong bài phát biểu gửi người dân Mỹ đọc trưa Thứ Bảy tuần trước ông có nhắc đến chuyện “tôi hiểu các bạn đã chán chiến tranh,” trong 2 buổi điều trần trước Ủy Ban Ngoại Giao Thượng và Hạ Viện, Ngoại Trưởng John Kerry cũng bảo ông không thích chiến tranh, cam kết việc nước Mỹ sẽ làm “không phải là xin Quốc Hội cho phép tuyên chiến” mà chỉ yêu cầu lập pháp ủng hộ để hành pháp mở một trận chiến thanh nhanh và thật giới hạn.
“Tôi quý trọng việc tổng thống làm (khi tham khảo ý kiến với Quốc Hội),” Dân Biểu Scott Rigell của đảng Cộng Hòa lên tiếng sau khi gặp đại diện của Tòa Bạch Ốc để nghe trình bày những chi tiết “mật” về tình hình chiến sự Syria, “nhưng tôi thấy vẫn chưa đủ để thuyết phục cử tri,” vì dân chúng trong đơn vị bầu cử của ông cũng như trên toàn quốc đều muốn biết “tại sao phải đánh Syria, đánh như thế có lợi gì cho nước Mỹ, ảnh hưởng của trận chiến này (nếu xảy ra) sẽ như thế nào” chưa kể đến chuyện “tốn kém bao nhiêu, nhiều hay ít.” Bà Ileana Ros-Lehtinen đang giữ vai trò chủ tịch Tiểu Ban Ðặc Trách Trung Ðông cũng viện lý do đại diện cho cử tri Hoa Kỳ để nêu thắc mắc, nói rằng người dân “muốn biết đánh ngắn hạn là đánh như thế nào, mục tiêu là những gì và chuyện tại sao chuyện Syria sử dụng võ khí hóa học lại ảnh hưởng đến an ninh và quyền lợi của nước Mỹ?”
Không chỉ bên Cộng Hòa bắt đầu lên tiếng mà bên Dân Chủ, chuyện lo ngại “cử tri nổi giận” cũng là điều khiến những vị dân cử cùng đảng với ông Obama phải phân vân. Một viên chức làm việc trong văn phòng khối thiểu số nhìn nhận điều này, cho hay “được nghe nhân viên các văn phòng Dân Biểu bàn với nhau chuyện này, ít nhất đến bây giờ họ không biết bỏ phiếu ủng hộ hay chống đối là đúng.” Viên chức này nhắc lại chuyện “chính ông Boehner cũng nói với cánh Cộng Hòa là ông ta ủng hộ nhưng các bạn muốn bỏ phiếu thế nào thì cứ bỏ,” và bà Nancy Pelosi đang dẫn dắt khối đa số cũng nói, “Tôi ủng hộ tổng thống, nhưng tôi không đứng đầu cuộc vận động kêu gọi các đồng viện Dân Chủ bỏ phiếu theo tôi.”
Tòa Bạch Ốc cho biết trong những ngày tới, sẽ tiếp xúc trực tiếp với tất cả các vị dân cử Thượng cũng như Hạ Viện, trình bày “tất cả những tài liệu mật cho mọi người thấy chuyện gì đang xảy ra ở Syria và tại sao tổng thống lại quyết định can dự vào cuộc chiến đó.” Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia tin tưởng với những tài liệu mật được “phổ biến hạn chế” cho phía lập pháp, các vị dân cử Hoa Kỳ sẽ nắm tình hình rõ hơn, và họ sẽ có những lý do để trả lời cho dân chúng biết tại sao lại ủng hộ lời yêu cầu của tổng thống.
Không hiểu điều này sẽ giúp Tổng Thống Obama trong cuộc vận động kiếm phiếu ủng hộ của Quốc Hội Liên Bang đến mức độ nào, chỉ biết là số người tỏ ý chống đối có vẻ vẫn còn đông. Nghe đâu mới hôm qua khi nói chuyện với một số đồng viện Dân Chủ, Dân Biểu David Price của tiểu bang North Carolina đưa ra 2 nhận xét, một là chờ xem các tài liệu mật của hành pháp chứa đựng những tin tức gì, và điều thứ 2 là “đừng quên điều chúng ta cần phải nhớ: can dự vào Syria có nghĩa là lại can dự vào một cuộc chiến ở Trung Ðông.”
Ðiều ông Price có thể nghĩ đến nhưng không nói ra: dư luận chống đối rất cao, cuộc bầu cử giữa kỳ lại thật gần kề. Ðó chính là điều Dân Biểu Cộng Hòa Justin Amash cảnh báo các đồng viện “nếu các bạn bỏ phiếu thuận (cho tổng thống đánh Syria) thì có lẽ đó cũng là dấu hiệu báo cho các bạn biết là nên dọn dẹp văn phòng đi là vừa,” ý muốn nói Tháng Mười Một năm tới là cuộc bầu cử giữa kỳ, và theo ông Amash, “chưa bao giờ dư luận quần chúng lại chống đối mạnh đến thế.”
Hai bản tin ngắn gọn này được đưa ra chỉ 5 phút đồng hồ sau khi ông Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner mới rời Phòng Bầu Dục, thông báo cho các nhà báo biết ông “ủng hộ” ý kiến phải trừng phạt Syria về tội sử dụng võ khí hóa học giết cả ngàn người hôm 21 Tháng Tám vừa rồi; một ngày trước đó 2 nhân vật Cộng Hòa “nặng ký” là Thượng Nghị Sĩ John McCain và Linsey Graham cũng bày tỏ thái độ ủng hộ - dù vẫn chê trách ông Obama có quyết định hơi chậm trễ, đề nghị nên yểm trợ cho lực lượng nổi dậy để họ có cơ hội lật đổ chế độc độc tài Bashar al-Assad.
Các phát biểu của những thủ lãnh Cộng Hòa Hạ Viện lẫn Thượng Viện giúp các viên chức Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia thở phào nhẹ nhõm, biết họ đã hoàn tất một đoạn đường thật dài và thật chông gai khi vận động lập pháp đồng ý cho tổng thống sử dụng giải pháp quân sự với chính quyền độc tài Bashar al-Assad. Bằng chứng rõ ràng nhất: bà Cố Vấn Susan Rice nói với dàn nhân viên dưới quyền “chúng ta có thể vững tâm hơn,” dù nói rõ với mọi người “không nên vội xem là chúng ta đã chiến thắng.” Nghe kể khi nói câu đó bà Rice “nở nụ cười có vẻ hài lòng,” vì chính bà cũng tin đã gần đến đích.
Giờ này tuần trước, cả thế giới trông đợi ngày Tổng Thống Obama ra lệnh khai chiến, mọi trách nhiệm sẽ nằm trên vai của nhà lãnh đạo nước Mỹ. hầu như chẳng ai ngờ vào giờ phút cuối, ông quyết định xin ý kiến Quốc Hội. Quyết định của ông khiến những người đang trông chờ trận chiến xảy ra phải lên tiếng than phiền, cho rằng ông “làm giảm uy quyền của tổng thống,” “gây khó khăn cho những vị lãnh đạo sau này,” hoặc thận trọng hơn như một cố vấn rất thân cận với ông nói với báo chí “chúng tôi hy vọng Quốc Hội không lợi dụng chuyện này để được đằng chân lấn đằng đầu” (nguyên văn “We don't want them to have their cake and eat it, too”).
Những người chống đối ông - hay chống đối chiến tranh - cũng không bỏ lỡ cơ hội lên tiếng chê bai, gọi ông là “vị tổng thống chần chừ nhất trong lịch sử nước Mỹ” hoặc đi xa hơn, xem ông là vị tổng thống “không dám tự quyết định những chuyện quan trọng” hoặc “là một nhà lãnh đạo kém cỏi.” Ngay chính một người từng làm việc với đoàn thanh tra võ khí Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng việc xin ý kiến Quốc Hội “chứng tỏ chính ông Obama cũng ngần ngại, không biết những bằng chứng ông đang có trong tay đúng sai như thế nào.”
Ðiều hầu như chẳng ai tin: ông Obama đang gặp khó khăn, chưa chắc gì Quốc Hội gật đầu để ông can dự vào Syria.
“Ðương nhiên người dân không hài lòng,” Bà Nghị Sĩ Diane Feinstein của tiểu bang California nhìn nhận. Trong những ngày vừa qua, “hầu hết những người liên lạc với văn phòng của tôi đều nói họ không bằng lòng đánh Syria,” bảo thêm “vì họ không biết những chi tiết mà tôi được biết,” bà chủ tịch Ủy Ban Tình Báo đồng thời cũng là một đồng minh chính trị của Tổng Thống Obama nói tiếp. “Tôi hiểu cử tri muốn gì, nhưng tôi cũng hiểu tại sao chúng ta phải trừng phạt nhà cầm quyền Damascus.”
Những điều bà Feinstein đưa ra trong cuộc tiếp xúc với giờ truyền thông trưa hôm qua (Thứ Năm, mùng 5 Tháng Tám 2013) phần nào nhắc nhở mọi người đừng quên thực tế. Tất cả những cuộc thăm dò công luận được thực hiện từ đầu tuần đến giờ đều cho thấy người dân Hoa Kỳ không tán thành ý kiến tổng thống đưa ra, cho dù ông cam kết “sẽ không đổ bộ quân vào Syria” mà chỉ trừng phạt Damascus về tội sử dụng võ khí hóa học. Ngày chính nhà lãnh đạo của nước Mỹ cũng hiểu điều này, vì thế trong bài phát biểu gửi người dân Mỹ đọc trưa Thứ Bảy tuần trước ông có nhắc đến chuyện “tôi hiểu các bạn đã chán chiến tranh,” trong 2 buổi điều trần trước Ủy Ban Ngoại Giao Thượng và Hạ Viện, Ngoại Trưởng John Kerry cũng bảo ông không thích chiến tranh, cam kết việc nước Mỹ sẽ làm “không phải là xin Quốc Hội cho phép tuyên chiến” mà chỉ yêu cầu lập pháp ủng hộ để hành pháp mở một trận chiến thanh nhanh và thật giới hạn.
“Tôi quý trọng việc tổng thống làm (khi tham khảo ý kiến với Quốc Hội),” Dân Biểu Scott Rigell của đảng Cộng Hòa lên tiếng sau khi gặp đại diện của Tòa Bạch Ốc để nghe trình bày những chi tiết “mật” về tình hình chiến sự Syria, “nhưng tôi thấy vẫn chưa đủ để thuyết phục cử tri,” vì dân chúng trong đơn vị bầu cử của ông cũng như trên toàn quốc đều muốn biết “tại sao phải đánh Syria, đánh như thế có lợi gì cho nước Mỹ, ảnh hưởng của trận chiến này (nếu xảy ra) sẽ như thế nào” chưa kể đến chuyện “tốn kém bao nhiêu, nhiều hay ít.” Bà Ileana Ros-Lehtinen đang giữ vai trò chủ tịch Tiểu Ban Ðặc Trách Trung Ðông cũng viện lý do đại diện cho cử tri Hoa Kỳ để nêu thắc mắc, nói rằng người dân “muốn biết đánh ngắn hạn là đánh như thế nào, mục tiêu là những gì và chuyện tại sao chuyện Syria sử dụng võ khí hóa học lại ảnh hưởng đến an ninh và quyền lợi của nước Mỹ?”
Không chỉ bên Cộng Hòa bắt đầu lên tiếng mà bên Dân Chủ, chuyện lo ngại “cử tri nổi giận” cũng là điều khiến những vị dân cử cùng đảng với ông Obama phải phân vân. Một viên chức làm việc trong văn phòng khối thiểu số nhìn nhận điều này, cho hay “được nghe nhân viên các văn phòng Dân Biểu bàn với nhau chuyện này, ít nhất đến bây giờ họ không biết bỏ phiếu ủng hộ hay chống đối là đúng.” Viên chức này nhắc lại chuyện “chính ông Boehner cũng nói với cánh Cộng Hòa là ông ta ủng hộ nhưng các bạn muốn bỏ phiếu thế nào thì cứ bỏ,” và bà Nancy Pelosi đang dẫn dắt khối đa số cũng nói, “Tôi ủng hộ tổng thống, nhưng tôi không đứng đầu cuộc vận động kêu gọi các đồng viện Dân Chủ bỏ phiếu theo tôi.”
Tòa Bạch Ốc cho biết trong những ngày tới, sẽ tiếp xúc trực tiếp với tất cả các vị dân cử Thượng cũng như Hạ Viện, trình bày “tất cả những tài liệu mật cho mọi người thấy chuyện gì đang xảy ra ở Syria và tại sao tổng thống lại quyết định can dự vào cuộc chiến đó.” Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia tin tưởng với những tài liệu mật được “phổ biến hạn chế” cho phía lập pháp, các vị dân cử Hoa Kỳ sẽ nắm tình hình rõ hơn, và họ sẽ có những lý do để trả lời cho dân chúng biết tại sao lại ủng hộ lời yêu cầu của tổng thống.
Không hiểu điều này sẽ giúp Tổng Thống Obama trong cuộc vận động kiếm phiếu ủng hộ của Quốc Hội Liên Bang đến mức độ nào, chỉ biết là số người tỏ ý chống đối có vẻ vẫn còn đông. Nghe đâu mới hôm qua khi nói chuyện với một số đồng viện Dân Chủ, Dân Biểu David Price của tiểu bang North Carolina đưa ra 2 nhận xét, một là chờ xem các tài liệu mật của hành pháp chứa đựng những tin tức gì, và điều thứ 2 là “đừng quên điều chúng ta cần phải nhớ: can dự vào Syria có nghĩa là lại can dự vào một cuộc chiến ở Trung Ðông.”
Ðiều ông Price có thể nghĩ đến nhưng không nói ra: dư luận chống đối rất cao, cuộc bầu cử giữa kỳ lại thật gần kề. Ðó chính là điều Dân Biểu Cộng Hòa Justin Amash cảnh báo các đồng viện “nếu các bạn bỏ phiếu thuận (cho tổng thống đánh Syria) thì có lẽ đó cũng là dấu hiệu báo cho các bạn biết là nên dọn dẹp văn phòng đi là vừa,” ý muốn nói Tháng Mười Một năm tới là cuộc bầu cử giữa kỳ, và theo ông Amash, “chưa bao giờ dư luận quần chúng lại chống đối mạnh đến thế.”
No comments:
Post a Comment