Tuesday, 3 September 2013

THUYỀN NHÂN VIỆT NAM - LỊCH SỬ LẶP LẠI (Người Việt)




Sunday, September 01, 2013 6:28:18 PM


Cô Carina Hoàng, tác giả cuốn sách về thuyền nhân “Boat People: Personal Stories From the Vietnamese Exodus 1975-1996 ,” thường xuyên theo dõi tin tức, cũng như có được một số thông tin từ các thuyền nhân mới vượt biên đến Úc giữa năm 2013.

Cô vừa chia sẻ một số thông tin liên quan đến thuyền nhân Việt Nam trên trang báo Người Việt 2 của nhật báo Người Việt.

Cô viết: “Bản thân tôi là thuyền nhân 34 năm trước đây. Chuyện không quá xưa để quên, nhưng đủ xa để nói rằng, quãng thời gian lịch sử 'tăm tối' đang lặp lại...”
“Khi tôi xuất bản cuốn sách về thuyền nhân 'Boat People: Personal stories of the Vietnamese Exodus 1975-1996,' tôi cứ nghĩ rằng mình ghi để cất giữ lại một giai đoạn lịch sử. Tôi không thể ngờ rằng giai đoạn đó vẫn đang diễn ra.”

Trong thư gửi tòa soạn, cô trích một số bài báo của Úc và thư của các thuyền nhân.

1-”Men fled Vietnamese police visit,” ký giả Rebecca Trigger.
Bản tin của tờ báo Úc, The West Australian, ra ngày 29 Tháng Tám, 2013 cho biết giới hữu trách về di trú của Úc cho một nhóm công an từ Việt Nam sang, đi vào tận trại tạm giam ở Northam, để “làm việc” với những người Việt Nam vừa vượt biên đến đây.
Bài báo viết rằng, nguồn tin bên trong trại Yongah Hill tiết lộ, công an di trú Việt Nam đã gặp và làm việc với các thuyền nhân, và nói với họ rằng họ phải ký vào giấy chấp nhận hồi hương.
Một thuyền nhân nói với phóng viên tờ The West Australian: “Chúng tôi đến đây để tìm sự an toàn.”
“Vậy thì tại sao chính phủ [Úc], tại sao Sở Di Trú lại trao hồ sơ cá nhân cho công an Việt Nam? Ðiều này có tạo nguy hiểm cho thân nhân của họ không?” Một người nói với phóng viên, và yêu cầu không nêu tên.
“Ðiều mà chúng tôi lo nhất là phải đối diện với các vấn đề chính trị... sự bất đồng về quyền tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam,” một thuyền nhân khác bày tỏ với phóng viên.

2-”Bizarre case in Northam center,” là nội dung thư ông Nam Pham gửi đến tờ The West Australian, 30 Tháng Tám.
“Một vài tuần trước, tôi đến thăm trại Yongah Hill và từ đó giữ liên lạc với một người Việt Nam xin tị nạn.”
Tối Thứ Tư, ông gọi tôi trong lo lắng và nói rằng công an Việt Nam, người mà tôi được biết là thuộc đơn vị có tên CPA18 (tôi không biết thêm về trách nhiệm của họ), đã ép người tị nạn này ký vào giấy xin hồi hương bằng thủ đoạn và đe dọa.
Nhiều người khác trong trại cũng đang sống trong lo sợ. Một vài người đã ký, số người còn lại từ chối. Một ông toan tự tử nhưng được cứu và chuyển vào bệnh viện.
Tối hôm đó, một nhóm người biểu tình, quyết không trả lại gian tù của họ và yêu cầu được giúp đỡ về pháp lý từ Bộ Di Trú và Nhập Tịch (DIAC).
Căng thẳng lên cao vì họ không những lo cho an toàn của bản thân mà còn sợ cho những người thân của họ vẫn còn ở tại Việt Nam.
Người tù mà tôi quen bày tỏ sự thất vọng. Ông nói ông tin là DIAC đã phản bội niềm tin và vi phạm sự bảo mật cá nhân khi đưa giấy tờ của họ cho những công chức cộng sản Việt Nam.
Số giấy tờ này có thông tin về gia đình, lời khai lý do vượt biên và xin tị nạn ở Úc.

“Những điều tương tự từng xảy ra ở Úc trong quá khứ...” Cô Carina Hoàng trich dẫn thêm hai câu chuyện khác về những bi kịch của người tù vượt biên trong trại giam tại Úc.
Một là tại Villawood Detention Centre, 2005, nơi bà Xiao Huang, 41 tuổi, vượt biên từ trung Quốc, tự tử bất thành. Sau đó, 13 người khác cùng cắt cổ tay của họ để bày tỏ bất mãn. Trại chuyển nhóm người này vào khu giữ biệt lập.
Hai năm sau đó, 50 người biểu tình trước trụ sở thủ tướng chính phủ để biểu tình để vận động cho 9 người tị nạn đang tuyệt thực tại trung tâm Villawood Immigration Detention Center.

Cô Carina Hoàng cũng có thư cầu cứu từ các thuyền nhân Việt Nam tại Úc và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng. (T.A.)


No comments:

Post a Comment

View My Stats