Thứ sáu, ngày 06 tháng chín năm 2013
Đặc xá do nhà tù quá tải, không phải do cải tạo tốt
Công
Quang - DÂN
TRÍ
Thứ Năm, 06/12/2012 - 17:56
(Dân
trí) – "Có những đợt đặc xá là do nhà tù quá tải chứ không phải do giáo
dục tốt nên tái phạm nhiều", "Tên gọi SBC (săn bắt cướp) không còn
phù hợp nên chuyển thành cảnh sát đặc nhiệm"... tướng Phan Anh Minh giải
đáp nhiều câu hỏi của đại biểu HĐND thành phố.
Phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND TPHCM thêm độ “nóng”
khi có rất nhiều đại biểu đặt câu hỏi giải pháp trấn áp nạn cướp giật. Do thời
lượng phiên làm việc buổi sáng kết thúc, vẫn còn 12 câu hỏi, 20 vấn đề của các
đại biểu đang chờ lãnh đạo CA thành phố trả lời. Chiều 6/12, kỳ họp
dành thêm 1 tiếng đồng hồ để Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc công an
TPHCM đã tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu.
Đặc
xá vì nhà tù... hết chỗ
Thiếu tướng Phan Anh Minh quả quyết, nhìn chung,
không thể có chuyện "giấu trọng án" ở các đơn vị. Ông Minh không loại
trừ động cơ thành tích nhưng cũng cho rằng, trường hợp này cũng chỉ xảy ra
ở nhóm trộm cắp cướp giật qua lại giữa các phường, quận, không thống kê
hoặc du khách nước ngoài không nhớ địa điểm nên không trình báo được nên
anh em "ém" luôn. Còn trường hợp trọng án, có tử thi, bị hại bức
xúc, ít có khả năng giấu án.
Nguyên nhân phạm tội hình sự, ông Minh trả
lời đại biểu Nguyễn Quý Hòa, theo thống kê hơn 150 đối tượng phạm tội hình
sự bị bắt trong tháng 11 vừa qua. Trong đó có 49% tội phạm là
người thất nghiệp, hơn 50% khác là lao động tự do, không ổn
định, thu nhập. Trước đây, cướp giật có 30% liên quan đến ma túy, tỷ lệ đến nay đã
lên mức 46%. 24% đối tượng phạm tội có tiền án tiền sự, 41,13% đang bị
truy nã.
Phó GĐ CA thành phố "tố" thêm chuyện
nghịch lý, ít năm trước, thành phố hô hào bắt tội phạm nhưng sau đó,
một năm lại phải đặc xá 1-2 lần vì trại giam quá tải chứ không phải do
phạm nhân cải tạo tốt. Hai năm gần đây, tình hình có cải thiện
hơn nhưng đó vẫn là vấn đề bức xúc của ngành.
Công tác đấu tranh với tội phạm, ông Minh cũng phân
trần khó khăn vì tính chất giao thoa tội phạm lớn, cần các tỉnh phối
hợp kịp thời hơn. Ngoài ra còn vấn đề đối tượng tiêu thụ tài sản
do phạm tội quá dễ. Hiện các loại tài sản dễ bị chiếm đoạt và tiêu thụ là
xe gắn máy, điện thoại di động, laptop, nữ trang. "Trộm đột nhập 1h sáng,
cướp 6 xe, thì 6h sáng chặn bắt xe đã tới An Giang, suýt qua Campuchia" -
tướng Minh dẫn chứng một vụ việc cụ thể.
Trong khi đó, thách thức lớn đặt ra với
lực lượng CA thành phố khi không được tăng biên chế. Toàn ngành
đã cố gắng nỗ lực, nhìn thẳng vào thách thức, động viên anh em nỗ lực,
không nên hứa hẹn gì trước.
Cảnh
sát đặc nhiệm thành phố tương tự 141 tại Hà Nội
Phó GĐ CA thành phố trình bày, SBC là mô hình hoạt
động hiệu quả, được báo chí ca tụng, nằm trorng lòng dân. Ông Minh khẳng
định, khi thành lập lực lượng hình sự đặc nhiệm, lãnh đạo CA thành phố
trực tiếp gặp ông Lý Đại Bàng và các cựu chiến sỹ SBC, trao
đổi một số điểm hạn chế của lực lượng này, cần thay cần
đổi cho phù hợp tình hình hiện tại. Theo đó, quan điểm xác định của
CA thành phố, cướp cũng là người nên không thể săn bắt.
Lực lượng hình sự đặc nhiệm hiện đã kế thừa mô
hình SBC, có cải tiến, thay đổi cho phù hợp. Ông Minh "trấn an" các
đại biểu HĐND thành phố, không lo lắng là hiệu quả hoạt động
của lực lượng hình sự đặc nhiệm thua SBC.
Ông Minh phân tích: "Chúng tôi đã nghiên cứu,
kế thừa mô hình lực lượng phản ứng nhanh 141 của Hà Nội. Hà Nội có quá nhiều
"đầu gấu", hành vi ngênh ngang, thách thức như kiểu có nón bảo
hiểm mà không đội, qua mặt công an, bị bắt lại xưng là con ông cháu
cha. TPHCM chưa đến mức đó nên hướng đối phó là thông tin nhanh.
Cảnh sát đặc nhiệm phát hiện trên camera hành vi vi phạm thì báo CSGT kiểm tra
xe là ổn, không cần 2-3 lực lượng cùng ùa vào trấn áp".
Đối với lực lượng CSGT, ông Minh khẳng định Ban Giám
đốc CA thành phố vẫn xác định đây là lực lượng
"nóng", là bộ mặt của ngành. Vừa qua, CA thành phố đã triển
khai những biện pháp chặt chẽ để quản lý như "cấm" mang
tiền quá 100.000đ khi thi hành nhiệm vụ. Kiểm tra tất cả tiền bạc trong
người CSGT, nếu có trên 100.000 đồng mà không được niêm phong, sẽ bị xem là
tiền tiêu cực và bị xử lý. Tuy nhiên, tướng Minh cũng thừa nhận, việc
thanh tra, kiểm tra hiện chưa phủ kín.
*
*
Hỗ trợ Phó GĐ CA thành phố trong nội dung chất vấn
này, PCT UBND Lê Minh Trí khẳng định, vấn đề dân chúng lo lắng bất an, lòng tin
của người dân giảm sút, phải quan tâm, có trách nhiệm giải quyết đến nơi
đến chốn. TPHCM là trung tâm kinh tế lớn, với hơn 10 triệu người, trong đó 8
triệu người có hộ khẩu, còn lại là người nhập cư. Ngoài ra còn hơn
80.000 người nước ngoài học tập, làm việc. Vì tính chất phức
tạp, nạn cướp giật trên địa bàn thành phố vừa qua có xu hướng gia
tăng mạnh.
Hiện thành phố cũng có trên 10.000 người nghiện hồi
gia nhưng quản lý rất khó. Tỉ lệ người hồi gia ở lại thành phố chiếm
50%, còn lại là đi chỗ khác. Ma túy tổng hợp phát hiện rất khó, sơ đồ điều trị
phát họa để cắt cơn cũng không đơn giản.
Để giải quyết tốt tình hình an ninh trật tự, trước
hết, vẫn phải theo bài học truyền thống của chương trình 3 giảm là huy động sức
mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn dân trong phòng chống tội phạm, đặc biệt
ma túy. Không thể giao hết trách nhiệm cho lực lượng công an.
Ông Trí khẳng định, làm việc với Bộ trưởng Bộ công
an Trần Đại Quang 2 ngày trước, lãnh đạo thành phố đã nêu nhận định, TPHCM
bình yên được như hiện nay là do nỗ lực rất lớn của công an và cả hệ
thống chính trị. Vì vậy, cần tiếp tục xây dựng hình ảnh người công an gần dân
để dân tin, dân mới ủng hộ công tác phòng chống tội phạm.
Công
Quang
Nguồn:
DÂN
TRÍ
No comments:
Post a Comment