Chủ nhật, ngày 08 tháng chín năm 2013
Nhiều người vẫn cho rằng, tự do dân chủ rốt cục cũng
sẽ đến với đất nước Việt Nam như một quy luật tất yếu, như trái cây chín trên
cành rồi sẽ rụng xuống vậy. Quan điểm đó không sai, sớm hay muộn thì chế độ độc
tài cũng phải chấm dứt, để trả lại sự tự do cho người dân Việt Nam.
Nhưng nếu chúng ta không tranh đấu thì điều đó sẽ
không đến sớm, đất nước vẫn phải ngập chìm trong đau thương vì mất dân chủ,
người dân sẽ còn lâu mới biết đến các quyền con người. Tự do – dân chủ sẽ đến với dân tộc chúng ta, nhưng
sớm hay muộn là do chúng ta quyết định, hãy là những chiến sĩ dân chủ tiên
phong, thay vì chỉ thụ động ngồi chờ thời khắc lịch sử đó.
Nhiều chiến sĩ dân chủ đã phải xả thân tranh đấu với
chế độ độc tài, và ít nhiều họ đều phải chịu sự mất mát hy sinh. Người thì bị
ngồi tù và bị đánh đập, người thì phải hy sinh tình cảm riêng tư cùng nhiều
thiệt thòi khác. Họ làm như vậy không phải vì dại dột, càng không phải để trở
thành anh hùng hay vĩ nhân, mà là để đòi lại quyền làm người cho bản thân và
dân tộc. Ấy thế nhưng lại có nhiều người, ngày thường thì quỵ luỵ tâng bốc kẻ
độc tài, nay lại mỉa mai những người dân chủ rằng:
- Có một nhúm người thì làm sao chống lại chế độ.
Rốt cục rồi cũng bị tù tội cả thôi, chỉ khổ vợ khổ con. Đúng là đồ ngu.
Kẻ khác có vẻ triết lý hơn:
- Không có cái gì là mãi mãi. Chế độ Cộng Sản rồi
cũng đến lúc phải chấm dứt, sẽ có tự do dân chủ thôi, cần gì phải tranh
đấu để rước hoạ vào thân.
Rồi có kẻ lại nói:
- Nhiều người còn biết hơn đấy thôi, chẳng qua là họ
thấy chưa làm gì được nên không cần nói ra.
Quả là chua chát, nhưng may là còn có người biết
bênh vực lẽ phải mà phản bác lại đám người đó với một vẻ đầy cay đắng:
- Ừ thì nhiều
người biết, nhưng quan trọng là có đủ dũng khí để nói ra, có dám tranh đấu hay
không mà thôi.
Đúng vậy, quan trọng là chúng ta có dám nói ra sự
thật, có dám hành động để bảo vệ chân lý và lẽ phải hay không, thay vì sợ hãi
chế độ độc tài để rồi lại bao biện một cách vòng vo tam quốc.
Ở Châu Âu, đến thế kỷ 15 thì đã có những con đường
giao thương truyền thống tới Trung Quốc và Ấn Độ. Với sự sụp đổ của
Constantinopolis vào tay những người Hồi giáo năm 1453 thì con đường bộ dẫn tới
Châu Á không còn an toàn nữa. Người ta phải đi đường thuỷ về phía nam vòng quanh
Châu Phi để tới Châu Á. Colombo thì lại có một ý tưởng khác. Tới những năm
1480, ông đã phát triển một kế hoạch đi tới Ấn Độ (Indies) bằng cách đi thẳng
về phía tây xuyên qua Đại Tây Dương.
Năm 1485 Colombo đệ trình kế hoạch của mình ra trước
triều đình Bồ Đào Nha để tìm sự đồng thuận cho chuyến đi của mình. Nhiều người
không tin là sẽ có con đường khác tới Ấn Độ và rằng sẽ chẳng có vùng đất mới
nào cả, vì vậy việc Colombo ra đi để tìm những phát kiến mới là hoài công vô
ích và lãng phí tiền của mà thôi. Lúc này phần lớn mọi người còn tin rằng trái
đất là phẳng, việc thiếu kiến thức đó đã khiến cho họ có những nhận thức sai
lầm về địa lý. Mặc cho sự can ngăn và dèm pha của nhiều người, Colombo vẫn kiên
định với ý tưởng của mình. Rốt cục là ông đã thành công và có những phát kiến
địa lý vĩ đại làm thay đổi lịch sử nhân loại, mà quan trọng nhất là việc tìm ra
Châu Mỹ.
Khi Colombo khải hoàn trở về, trong buổi gặp tại
hoàng cung, gồm có mặt nhà vua và đông đủ các quan. Lúc này nhiều người không
những không nhìn nhận công lao của ông mà còn mỉa mai:
- Đến lúc khoa học phát triển thì người ta cũng tìm
ra Châu Mỹ thôi. Nó vốn có sẵn, nếu ông không tìm ra thì nó cũng ở đó chứ có
chạy đi đâu.
Colombo liền sai người mang ra một cái chai và quả
trứng. Ông nói với các quan rằng:
- Các ngài thấy rồi đó, cái cổ chai này nhỏ hơn quả
trứng. Bây giờ tôi đố ai trong số các ngài đây có thể bỏ quả trứng vào trong
cái chai này.
Các quan ai nấy vắt óc suy nghĩ mà cũng không có
cách nào bỏ lọt quả trứng vào trong cái chai cả. Họ đành chịu thua và nhờ
Colombo thực hiện dùm. Lúc này Colombo mới điềm tĩnh cầm quả trứng đập vỡ rồi
bỏ vào trong chai. Các quan liền ồ lên phản đối:
- Nếu đập vỡ trứng để bỏ vào chai thì ai mà chẳng
làm được?
Rất điềm tĩnh, Colombo trả lời rằng:
- Thưa các ngài, đúng là ai cũng làm được, nhưng
quan trọng là ai nghĩ ra điều đó trước tiên.
No comments:
Post a Comment