Ngày 13 tháng 9 năm 2008, Phạm Thanh Nghiên đã viết
lên những giòng tâm huyết này: "50 mươi năm
trôi qua nhưng chúng ta không thể quên. Vì một phần thân thể của đất mẹ vẫn còn
bị cắt đứt. Chúng ta không thể cúi đầu. Vì danh dự và tự hào dân tộc vẫn là một
vết nhục chưa được xóa nhòa. Chúng ta không thể im lặng. Vì im lặng là đồng ý
với hành động bán nước. Chúng ta không thể buông xuôi. Vì mọi sự thờ ơ và buông
xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai. Chúng ta,
không những phải nỗ lực lấy lại những gì đã mất, mà còn phải ngăn chận những gì
sẽ mất trong tương lai. Một người, chúng ta sẽ không thành công. Một ngày, một
tháng, một năm là quá ngắn để đạt được mục đích. Nhưng với nhiều công dân Việt
Nam, bằng trách nhiệm, lương tâm và lòng yêu nước, bằng chiều dài cuộc sống của
chúng ta, chúng ta sẽ thành công trong việc tiếp nối sự nghiệp cứu nước và giữ
nước của tiền nhân."
Không
thể quên. Không thể cúi đầu. Không thể im lặng. Không thể buông xuôi. Không thể
thờ ơ. Bằng trách nhiệm, lương tâm và lòng yêu nước, bằng chiều dài cuộc
sống... Thanh Nghiên đã cống hiến cho đất nước bằng những
năm tháng tù đày.
Ngày hôm nay, trở lại nhà tù lớn đang giam hãm 90 triệu dân, trong căn nhà nhỏ với 4 bức tường quản chế, Phạm Thanh Nghiên vẫn bằng hết khả năng mình, trong hoàn cảnh khó khăn, với một tình trạng sức khỏe yếu kém không được tự do đi chữa trị, vẫn đóng góp cho công cuộc chung. Vẫn sống như những gì đã viết:
Ngày hôm nay, trở lại nhà tù lớn đang giam hãm 90 triệu dân, trong căn nhà nhỏ với 4 bức tường quản chế, Phạm Thanh Nghiên vẫn bằng hết khả năng mình, trong hoàn cảnh khó khăn, với một tình trạng sức khỏe yếu kém không được tự do đi chữa trị, vẫn đóng góp cho công cuộc chung. Vẫn sống như những gì đã viết:
Không
thể quên...
Không
thể cúi đầu...
Không
thể im lặng...
Không
thể buông xuôi...
Không
thể thờ ơ....
Năm năm sau, ngày này, 13 tháng 9, Dân Làm Báo gửi
lại các bạn "Tâm Thư của Phạm Thanh Nghiên" như một tự
nhắc nhở cho chính mình và với những bạn bè thân quý: Với nhiều công dân
Việt Nam, bằng trách nhiệm, lương tâm và lòng yêu nước, bằng chiều dài cuộc
sống của chúng ta, chúng ta sẽ thành công trong việc tiếp nối sự nghiệp cứu
nước và giữ nước của tiền nhân...
*
Tâm Thư của Phạm Thanh Nghiên
Ngày 13 tháng 09 năm 2008
“...Tôi cũng toạ kháng để phản đối mọi hành động
khiếp nhược của nhà nước này trước ngoại bang phương bắc nhưng lại hung hãn đàn
áp mọi tiếng nói, mọi thái độ bày tỏ lòng yêu nước của công dân Việt Nam...”
Công hàm Phạm Văn Đồng
Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc
Việt Nam, hàng hàng lớp lớp các thế hệ tiền nhân cống hiến cuộc đời, mạng sống
của mình cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước. Giải giang sơn gấm vóc mà chúng
ta có được ngày hôm nay đã nhuộm thắm mồ hôi, xương máu của biết bao công dân
Việt Nam đầy lòng ái quốc. Trong trách nhiệm của một con dân Việt Nam, trong sự
biết ơn và trân quý những hy sinh xương máu của tổ tiên, tôi tự cho mình có bổn
phận phải tiếp nối truyền thống bảo vệ và gìn giữ đất nước. Sự gìn giữ và bảo
vệ không chỉ đơn thuần ở từng mét vuông lãnh thổ mà còn là danh dự và niềm tự
hào của dân tộc Việt Nam. Sự gìn giữ và bảo vệ này nằm trong tinh thần Tổ Quốc
trên hết, đứng trên mọi bất đồng về ý thức hệ, chính kiến, tổ chức và đảng
phái.
Cách đây đúng 50 năm, vào ngày 14 tháng 9 năm 1958,
ông Phạm Văn Đồng đã đại diện đảng Cộng sản Việt Nam ký bản công hàm chấp nhận
và tán thành bản Tuyên bố của đảng Cộng sản Trung Quốc về bề rộng lãnh hải của
Trung Quốc trong đó bao gồm các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn tự nghìn
đời thuộc vào lãnh thổ Việt Nam. Đây là một hành động cúi đầu bán nước của đảng
cầm quyền CSVN đối với ngoại bang, chưa kể là ông cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng
vào thời điểm đó không có thẩm quyền ấy vì 2 đảo Trường Sa và Hoàng Sa lúc ấy
thuộc về quyền trách nhiệm sở hữu của miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa). Nhân dân
Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chấp nhận sự dâng hiến này của đảng
CSVN. Hoàng Sa và Trường Sa muôn đời vẫn là lãnh thổ của Việt Nam.
50 năm trôi qua, mối nhục mất đất mất biển lại bị
tiếp nối bởi nhiều sự dâng hiến khác, vì quyền lợi riêng tư, của thiểu số cầm
quyền. Điển hình là Hiệp định về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc
vào ngày 30-12-1999 và Hiệp định phân định lãnh hải Việt Nam-Trung Quốc ngày 25-12-2000.
789 cây số vuông dọc biên giới Trung Việt, trong đó có thác Bản Giốc và Ải Nam
Quan cùng một phần lãnh hải của dân tộc lại bị dâng hiến cho ngoại bang. Thêm
một lần nữa, độc lập của Việt Nam lại bị xâm phạm, danh dự của dân tộc Việt Nam
lại bị chà đạp. Trong khi đó, mọi tiếng nói, hành động bày tỏ quan điểm của
công dân Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, mọi thái độ thể hiện
lòng yêu nước và bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ cha ông của người dân đã bị
thẳng tay đàn áp, bắt bớ hoặc giam cầm.
50 mươi năm trôi qua nhưng chúng ta không thể quên.
Vì một phần thân thể của đất mẹ vẫn còn bị cắt đứt. Chúng ta không thể cúi đầu.
Vì danh dự và tự hào dân tộc vẫn là một vết nhục chưa được xóa nhòa. Chúng ta
không thể im lặng. Vì im lặng là đồng ý với hành động bán nước. Chúng ta không
thể buông xuôi. Vì mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán
nước tiếp diễn trong tương lai. Chúng ta, không những phải nỗ lực lấy lại những
gì đã mất, mà còn phải ngăn chận những gì sẽ mất trong tương lai. Một người,
chúng ta sẽ không thành công. Một ngày, một tháng, một năm là quá ngắn để đạt
được mục đích. Nhưng với nhiều công dân Việt Nam, bằng trách nhiệm, lương tâm
và lòng yêu nước, bằng chiều dài cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ thành công
trong việc tiếp nối sự nghiệp cứu nước và giữ nước của tiền nhân.
Trong sự ý thức về trách nhiệm của một công dân Việt
Nam, trong tinh thần Tổ Quốc trên hết, tôi quyết định sẽ toạ kháng ngay trước
nhà của tôi khởi từ ngày 14 tháng 9 năm 2008 trở đi để phản đối hành động bán
nước, dâng hiến Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc cách đây 50 năm. Lý do tôi
phải chọn hình thức đấu tranh này là vì tôi đã từng nộp đơn xin phép nhà nước
để được biểu tình, để được làm theo đúng pháp luật quy định của nhà nước, hầu
không bị công an vô cớ đàn áp và vu khống như những lần tham dự biểu tình
trước, nhưng đơn xin phép của tôi cũng đã bị bác bỏ, và bản thân tôi lại bị
hành hung. Tôi khiếu tố và đơn khiếu tố ấy cũng bị tòa từ chối không giải
quyết. Tôi không còn lựa chọn nào khác trừ phương thức đấu tranh toạ kháng ngay
tại nhà tôi để thể hiện quyền bày tỏ thái độ của tôi, một quyền mà chính hiến
pháp nhà nước trong điều khoản 69 cũng đã ghi rõ. Và lần này, nếu nhà nước đàn
áp, sách nhiễu hay sử dụng bạo lực với tôi, hay thậm chí án tù với tôi, thì ít
ra tôi cũng đã thể hiện qua chính sự an nguy của tôi cho cả thế giới được biết
sự thật của đất nước này là không hề có tự do ngôn luận, cho dù là ngay tại
chính nhà mình sở hữu.
Tôi cũng toạ kháng để phản đối mọi hành động khiếp
nhược của nhà nước này trước ngoại bang phương bắc nhưng lại hung hãn đàn áp
mọi tiếng nói, mọi thái độ bày tỏ lòng yêu nước của công dân Việt Nam. Đây chỉ
là một việc làm nhỏ bé mà cá nhân tôi có thể làm được trong lúc này. Dù là một
hành động nhỏ bé, nhưng với tinh thần đất nước là của chung, tôi xin kính khẩn
kêu gọi mọi tầng lớp công dân Việt Nam, quý bác, quý chú đã từng hy sinh cuộc
đời của mình cho nền độc lập của đất nước, các anh chị và các bạn trẻ đang mong
ước đất nước Việt Nam sẽ ngẩng cao đầu với cộng đồng nhân loại, hãy cùng với
tôi bày tỏ thái độ và lòng yêu nước của mình ngay tại chính nhà của quý vị, bất
cứ ngày nào khởi từ ngày 14 tháng 9 này trở đi, nếu như quý vị cũng như chúng
tôi bị ngăn cấm, không thể đến được nơi biểu tình ở Hà Nội vào 14/09 trước sứ
quán Trung Quốc.
Mục đích duy nhất của hành động toạ kháng của tôi là
bày tỏ lòng yêu nước và nhắc nhở cho chính tôi và đồng bào của tôi về mối nhục
mất đất, mất biển và tôi mong mỏi được sự hỗ trợ và đồng thuận của nhiều người
qua những hành động cụ thể. Nếu tôi bị bắt giam thì chắc chắn "tội"
duy nhất của tôi là đã dám công khai bày tỏ lòng yêu nước của mình. Và nếu vì
yêu nước mà bị giam cầm thì tôi rất sẵn sàng và hãnh diện đón nhận bản án tù ấy
bất cứ lúc nào. Và nếu như tôi bị bắt giam trước khi tôi có cơ hội toạ kháng
tại nhà như ước muốn, thì tôi sẽ toạ kháng phản đối trong nhà tù. Đối với tôi
những khó khăn này rất là nhỏ bé so với những hy sinh của các bậc tiền nhân,
của các vị cha chú đi trước tôi đã trải qua trong sự nghiệp bảo vệ đất
nước.
Kính mong,
Ngày 13 tháng 09 năm 2008
Công
dân Phạm Thanh Nghiên
17 Phương Lưu 2, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Hải
Phòng
Phạm Thanh Nghiên & Mẹ
Phạm văn Đồng Chạy Tội
"Trăm sự bây giờ bảo tại
tôi
Chuyện này oan ức lắm người ơi
Dẫu rằng tôi ký công hàm ấy
Cũng chỉ làm theo lệnh mà thôi."
Chuyện này oan ức lắm người ơi
Dẫu rằng tôi ký công hàm ấy
Cũng chỉ làm theo lệnh mà thôi."
"Lệnh đã ban từ bác đảng
ta
Bảo tôi: 'thủ tướng ký đi mà
Của ta của bạn đâu gì khác
Vô sản anh em dưới một nhà.'
Bảo tôi: 'thủ tướng ký đi mà
Của ta của bạn đâu gì khác
Vô sản anh em dưới một nhà.'
'Mà phải bạn nào xa lạ đâu
Là người anh cả, lá cờ đầu
Quan thầy quốc tế đầy uy tín
Bảo bọc, cưu mang mình trước sau.'
Là người anh cả, lá cờ đầu
Quan thầy quốc tế đầy uy tín
Bảo bọc, cưu mang mình trước sau.'
'Bạn từng nuôi bác lúc sang Tàu
Đứng làm chủ lễ cưới nàng dâu
Huấn luyện ta nghề làm thảo khấu
Giúp ta giành nửa nước công đầu.'
Đứng làm chủ lễ cưới nàng dâu
Huấn luyện ta nghề làm thảo khấu
Giúp ta giành nửa nước công đầu.'
'Rồi đây ta còn cần đến bạn
Giúp ta đánh chiếm trọn miền Nam
Thì hiến cho người ba ốc đảo
Mà ta có được cả giang san.'
Giúp ta đánh chiếm trọn miền Nam
Thì hiến cho người ba ốc đảo
Mà ta có được cả giang san.'
'Huống chi mấy đảo hoang tàn ấy
Chẳng có tài nguyên, chẳng có dân
Lại nằm trong tay của thằng nguỵ
Thì giao cho bạn vẫn còn hơn.'
Chẳng có tài nguyên, chẳng có dân
Lại nằm trong tay của thằng nguỵ
Thì giao cho bạn vẫn còn hơn.'
"Thế là tôi ký công hàm ấy
Nay là văn kiện hiến giang san
Làm tên bán nước đầy ô nhục
Đèn trời soi thấu nỗi tình oan!"
Nay là văn kiện hiến giang san
Làm tên bán nước đầy ô nhục
Đèn trời soi thấu nỗi tình oan!"
No comments:
Post a Comment