Friday 13 September 2013

NHỮNG CÁI CHẾT ĐƯỢC BÁO TRƯỚC (Thùy Linh)




Thứ sáu, tháng chín 13, 2013

Bàn thờ Đặng Ngọc Viết

Chưa khi nào mùi tử khí phả vào chúng ta với những đau đớn, nghẹn ngào lẫn phẫn uất, một cuộc sống được gọi là thời bình, được cho là “dân chủ gấp vạn lần” tư bản; được coi là “đang bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt”; được rao giảng là một một nhà nước “vì dân, do dân, của dân”…

Nhiều năm rồi người ta không còn xa lạ với đoàn đoàn lũ lũ dân oan khiếu kiện đất đai trôi nổi, vật vờ khắp các thành phố nhỏ, to. Tiếng kêu của những kẻ bần cùng rơi vào một hố đen quyền lực, thăm thẳm những mưu mô, toan tính bằng một thái độ cương quyết,tàn bạo, lạnh lùng...Thậm chí những dân oan còn bị chính quyền xua đuổi, trấn áp, kể cả những ai muốn giúp đỡ họ. Phía trước là một tương lai không lối thoát. Phía sau là sự dồn đuổi, cướp bóc của bạo quyền. Họ đi về đâu?

Tiếng súng hoa cà của anh em anh Đoàn Văn Vươn hầu như không tưới tẩm một chút ân hận, một chút nghĩ lại, một chút thay đổi…của chính quyền. Kẻ xua quân đi cướp bóc dân thì ngồi ở vị trí điều tra và quan tòa. Và sau đó họ được tưởng thưởng bằng cái lon tướng với sự hả hê. Không biết nếu được làm lại, anh Vươn có chọn súng hoa cà hay khẩu súng có sức công phá hớn hơn?

Mới gần đây, dân oan Mai Xuân Thưởng mới được biết thêm một trường hợp đau lòng xảy ra ở Lâm Đồng. Ông Phạm Anh Nam đã tự thiêu và chết vào ngày 11 tháng 10 năm 2011, ngay truớc khu đất mà gia đình ông đang cư ngụ một cách hợp pháp.

Con gái ông Nam kể lại là ba cô đã theo kiện 14 năm nhưng không ai giải quyết. Sau đó huyện cho người tới cưỡng chế và thu hết café của gia đình ông. Sau đó huyện liên tục cử công an xuống uy hiếp tinh thần của ông Nam, khiến ông phẫn uất, quẫn bách nên đã tự thiêu.

Câu chuyện từ năm 2011, đến đầu năm 2013, nhiều người mới biết chuyện này vì khi ấy, con gái ông là Phạm Thị Anh Kiều mang di ảnh ông ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng kêu oan cho cha. Ông Nam có để lại lá thư tuyệt mệnh rằng: "Anh rất thương em và các con. Nhưng vì hạnh phúc cho nhiều gia đình anh phải đòi công lý". Ông còn nhắn nhủ gia đình thực hiện yêu cầu: Hãy ghi hình và đưa lên mạng cho mọi người biết và Kiều hãy đi đòi công lý cho ông…

Còn Đặng Ngọc Viết thì sao? Vẫn là câu chuyện đất đai, giải tỏa, đền bù …Viết không còn bất cứ hy vọng, sự cảm thông, đối thoại, công lý vào những người khoác áo chính quyền. Mọi ngôn từ đã không còn tác dụng. Nhưng ngôn từ tắt tiếng, không có nghĩa là sự im lặng…

Chính quyền VN hiện nay gần như đã bịt mọi kênh đối thoại với người dân của mình. Bởi chắc chắn có đối thoại là có phản biện, có chỉ trích, phê phán, thậm chí phủ nhận…Họ muốn gì? Sự thật đã chứng tỏ, dù độc quyền tư tưởng gần một thể kỷ, thì cũng không khiến nhiều dòng nước chảy ngược đổ vào kênh đào duy nhất mà họ xây nên…Sự phản kháng tràn bờ là tất yếu cho cái đập CNXH đang vỡ từng mảng.

Thi thể của ông Nguyễn Anh Nam

Viết muốn đối thoại nhưng không ai lắng nghe anh. Viết muốn sống nhưng các ngả sống đều bịt lối. Và anh không thể sống theo cái cách chính quyền muốn anh phải sống. Cái cách Viết chuẩn bị ảnh thờ cho mình, nói lời tạm biết với cha già bệnh tật trước lúc ra đi, quì trước tượng Bồ Tát Quan Thế Âm sám hối hay cầu xin vãng sanh chỉ ít giây tự bắn vào ngực mình…như một bi tráng ca thời đại.
Câu chuyện Đặng Ngọc Viết lựa chọn cho mình cái chết, cách “được” chết theo ý mình có tầm vóc của một cuốn tiểu thuyết theo trường phái “hiện thực phê phán XHCN” trọn vẹn.

Cầu cho những hương hồn mệt mỏi nơi trần thế như ông Nguyễn Anh Nam, Đặng Ngọc Viết được siêu sanh. Vì họ đã trả nợ bởi chính cái chết của mình…

Bởi những kẻ đáng bị xử án trước những cái chết như thế này vẫn sống nhởn nhơ và “giương cao ngọn cờ bách chiến bách thắng” - một “chiến thắng” trước cái chết của người dân mà họ làm “đại diện”…

Và, ai sẽ là nạn nhân như ông Dũng?
Và sau ông Nam, anh Viết sẽ là ai tiếp theo? 

Được đăng bởi thùy linh vào lúc Thứ sáu, tháng chín 13, 2013


8 nhận xét:

Tôi vừa đọc, rất tâm đắc với GS Tương Lai ( ông trả lời phỏng vấn BBC hôm qua 12-9-2013.) ông nói:
- "Tôi còn nhớ, khi làm báo cáo về tình hình Thái Bình, trong dịp báo cáo với ông Phạm Văn Đồng, lúc ấy ông đã thôi mọi chức vụ, tôi có nói một câu: "Thưa, đây không phải là mâu thuẫn địch-ta gì cả, mà chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân".
Ông Đồng nghe chỉ đập tay khe khẽ xuống bàn, vì lúc đó ông nhìn không rõ nữa, rồi sau nghiêm giọng nói: " Không có mâu thuẫn nội bộ nhân dân nào ở đây cả ! Mà đây là mâu thuẫn giữa một bên là những người cầm quyền hư hỏng, thoái hóa, biến chất, đè nén áp bức khiến dân không chịu được; và bên kia là dân không chịu được nên đã nổi dậy đấu tranh.Phải phân tích đúng mới tìm được giải pháp đúng."
Lời ông Phạm Văn Đồng khiến tôi nghĩ tới sự kiện ngày hôm nay.
Nếu một nhà cầm quyền có trách nhiệm với dân, vẫn nghĩ rằng Nhà nước này là "của dân, do dân, vì dân" thì phải thấy vì sao mà người dân uất ức đến độ phải dùng súng bắn lại rồi tự tử ?- Họ không còn cách nào khác nữa.
Nếu nói là manh động thì cũng không sai, nhưng nguyên nhân dẫn tới sự manh động này là quá trình dồn nén, tức nước vỡ bờ".
Tôi đoán, mai kia hệ thống báo chí tuyên truyền Nhà nước có thể nói khác đi, nhằm lái bản chất câu chuyện sang hướng khác...nhưng cách nhìn như GS Tương Lai và chị Thuỳ Linh ở bài này sẽ mãi đúng. Bởi đơn giản: mâu thuẫn đất đai lớn nhất không phải là mâu thuẫn trong Nhân dân ; Mâu thuẫn chính nằm ngay trong cái chủ trương (cướp quyền của dân) đã được đảng CS VN luật hoá :"ĐẤT ĐAI LÀ SỞ HỮU TOÀN DÂN."- Còn chủ trương đó, máu sẽ còn đổ, khổ đau trong Dân còn kéo dài, bởi tình trạng "Đầy tớ" vô tư cướp đất của dân còn tràn lan.
Cảm ơn chị Thuỳ Linh và GS Tương Lai !

Tiếng súng hoa cải của Đoàn Văn Vươn chỉ nhằm răn đe kẻ cướp đất, song kết cục cả nhà anh vào tù, đất mất.. không quan cướp đất nào sợ. Còn tiếng súng của Đặng Văn Viết là tiếng súng, một mất một còn, mạng đổi mạng. Nó thể hiện, người dân không còn tin vào pháp luật, chỉ còn 1 cách duy nhất là dùng bạo lực, để chống bạo lực, dùng luật rừng để chống rừng luật, chống luật là tao, tao là luật. Tiếng súng của anh khởi đầu cho tiếng súng cả nước bảo vệ mảnh đất của tổ tiên, trước nạn cướp đất tràn lan của cộng sản, nó như chống nạn ngoại xâm khi tổ quốc bị thôn tính. Mảnh đất của mỗi gia đình, chính là tổ quốc nhỏ bé, họ mất đất cũng chính là họ ly hương trong tổ quốc của mình. Dân tộc Việt có lịch sử hơn 4000 nghìn năm chống ngoại xâm, nay họ phải chống cộng để giữ nhà, điều mà hơn 4000 năm lịch sử chưa từng có. Bọn cướp đất hiện đang run sợ, chúng xây dựng chính quyền bằng nòng súng, chúng ta cũng giữ đất bằng nòng súng và thuốc nổ. Hãy tìm cộng mà diệt, diệt ngay tại hang ổ của chúng

Tiếng súng Đặng Ngọc Viết là "nhằm thẳng quân thù mà bắn", tuy chưa trúng vào đầu những tên trùm bịp bợm, độc ác xứng đáng bị trừng phạt hơn; Tiếng súng này cũng đại diện tiếng hờn căm của nhiều người dân thành thị và nông thôn khắp nơi bị cướp đất sẽ vùng lên mà không cần khiếu kiện gì nữa (bởi luật pháp VN làm gì có công minh, công lý !)
Xã hội sẽ ngày càng nhiều vụ cướp đất, nhiều kẻ lãnh đạo vô cảm với Dân…thì Nổ súng, nổ bom tiêu diệt lũ ác đội lốt "Đầy tớ của dân", giành lại quyền lợi chính đáng cho nhân dân (trong đó có quyền sở hữu đất) là việc rất cần thiết , đáng trân trọng !



No comments:

Post a Comment

View My Stats