Chủ nhật, ngày 01 tháng chín năm 2013
Hôm qua ngồi uống cà phê tại
Press coffee trong khuôn viên rộng lớn của cơ quan Hội Nhà Báo thành phố HCM.
Tự dưng tôi ngẫm nghĩ, một cái hội nghề nghiệp cấp địa phương mà được Nhà Nước
ưu ái cấp cho một tòa nhà rộng lớn ở vị thế đắc địa ngay trung tâm quận 1 thì
quả là chế độ ta ưu việt thật. Tòa nhà chiếm diện tích khoảng chừng 1000 mét
vuông, hội nhà báo không làm chi cho hết nên cắt bớt một phần cho thuê bán cà
phê.
Tòa nhà cơ quan của hội nhà báo
địa phương đã to như thế thì tòa nhà cấp cho hội nhà báo trung ương chắc còn to
hơn. Rồi 65 tỉnh thành trong cả nước, Nhà nước lại tốn đến 65 tòa công sở như
vậy. Nhưng không chỉ tốn công sở. Mỗi cơ quan hội nhà báo lại phải có một bộ
máy quản lý và điều hành. Bộ máy ấy gồm chính quyền, đảng và các đoàn thể.
Nghĩa là phải có một thủ trưởng, vài thủ phó, một số trưởng phòng ban, nhân
viên, kỹ thuật viên, thư ký, lao công, tài xế, tạp vụ, bảo vệ. Bên cạnh đó là
bộ máy đảng lãnh đạo gồm bí thư và các phó bí thư đảng bộ, rồi bộ máy công
đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... Nghĩa là nó y hệt bộ máy cầm quyền của nhà
nước thu nhỏ, chỉ thiếu cơ quan dân cử là quốc hội mà thôi.
Cả một bộ máy hành chánh rườm
rà, đông đúc và rất tốn kém ngân sách như vậy trong một hội ngành nghề cấp địa
phương như hội nhà báo TP HCM được dựng ra để làm gì? Để quản lý các nhà báo?
Để bảo vệ quyền lợi các nhà báo? Để giáo dục và nâng cao tay nghề cho các nhà
báo? Những chuyện ấy thì đã có sở 4T, có công đoàn cơ sở tại từng cơ quan báo
chí, có các cơ quan pháp luật, có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu báo
chí... lo rồi và lại lo chuyên nghiệp hơn là hội nhà báo. Hơn nữa tất cả các
nhà báo đều làm việc cho báo của đảng và nhà nước thì còn ai dám xâm phạm đến
quyền lợi của họ được mà hội nhà báo phải lo. Còn các nhà báo tự do tức là các
nhà báo không thuộc vào biên chế hay nhân viên hợp đồng của các cơ quan báo chí
nhà nước, các nhà báo viết bài cho báo nước ngoài, các blogger... thì đừng hòng
đặt chân đến hội nhà báo, chưa nói còn bị đi tù nữa như Điếu Cày, Tạ Phong
Tần,Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào...
Thế thì hội nhà báo được lập ra
trên khắp 65 tỉnh thành một cách tốn kém như vậy để làm gì? Họ làm ra sản phẩm
gì có một chút ích lợi cho xã hội? Chịu, tôi ngồi nghĩ mãi mà không ra được.
Chỉ thấy hoạt động sôi nổi nhất của hội nhà báo là vài ba năm gì đó tổ chức
hoành tráng và cũng rất tốn kém một kỳ đại hội để bầu ban chấp hành và hằng năm
phát vài giải thưởng báo chí gì đó mà chưa thấy ai nhận các giải thưởng nầy trở
thành nhà báo nổi tiếng hoặc được xã hội đánh giá cao.
Hình
ảnh của nền giáo dục VN đương đại :
Hôm qua ngồi uống cà phê tại
Press coffee trong khuôn viên rộng lớn của cơ quan Hội Nhà Báo thành phố HCM.
Tự dưng tôi ngẫm nghĩ, một cái hội nghề nghiệp cấp địa phương mà được Nhà Nước
ưu ái cấp cho một tòa nhà rộng lớn ở vị thế đắc địa ngay trung tâm quận 1 thì
quả là chế độ ta ưu việt thật. Tòa nhà chiếm diện tích khoảng chừng 1000 mét
vuông, hội nhà báo không làm chi cho hết nên cắt bớt một phần cho thuê bán cà
phê.
Tòa nhà cơ quan của hội nhà báo
địa phương đã to như thế thì tòa nhà cấp cho hội nhà báo trung ương chắc còn to
hơn. Rồi 65 tỉnh thành trong cả nước, Nhà nước lại tốn đến 65 tòa công sở như
vậy. Nhưng không chỉ tốn công sở. Mỗi cơ quan hội nhà báo lại phải có một bộ
máy quản lý và điều hành. Bộ máy ấy gồm chính quyền, đảng và các đoàn thể.
Nghĩa là phải có một thủ trưởng, vài thủ phó, một số trưởng phòng ban, nhân
viên, kỹ thuật viên, thư ký, lao công, tài xế, tạp vụ, bảo vệ. Bên cạnh đó là
bộ máy đảng lãnh đạo gồm bí thư và các phó bí thư đảng bộ, rồi bộ máy công
đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... Nghĩa là nó y hệt bộ máy cầm quyền của nhà
nước thu nhỏ, chỉ thiếu cơ quan dân cử là quốc hội mà thôi.
Cả một bộ máy hành chánh rườm
rà, đông đúc và rất tốn kém ngân sách như vậy trong một hội ngành nghề cấp địa
phương như hội nhà báo TP HCM được dựng ra để làm gì? Để quản lý các nhà báo?
Để bảo vệ quyền lợi các nhà báo? Để giáo dục và nâng cao tay nghề cho các nhà
báo? Những chuyện ấy thì đã có sở 4T, có công đoàn cơ sở tại từng cơ quan báo
chí, có các cơ quan pháp luật, có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu báo chí...
lo rồi và lại lo chuyên nghiệp hơn là hội nhà báo. Hơn nữa tất cả các nhà báo
đều làm việc cho báo của đảng và nhà nước thì còn ai dám xâm phạm đến quyền lợi
của họ được mà hội nhà báo phải lo. Còn các nhà báo tự do tức là các nhà báo
không thuộc vào biên chế hay nhân viên hợp đồng của các cơ quan báo chí nhà
nước, các nhà báo viết bài cho báo nước ngoài, các blogger... thì đừng hòng đặt
chân đến hội nhà báo, chưa nói còn bị đi tù nữa như Điếu Cày, Tạ Phong
Tần,Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào...
Thế thì hội nhà báo được lập ra
trên khắp 65 tỉnh thành một cách tốn kém như vậy để làm gì? Họ làm ra sản phẩm
gì có một chút ích lợi cho xã hội? Chịu, tôi ngồi nghĩ mãi mà không ra được.
Chỉ thấy hoạt động sôi nổi nhất của hội nhà báo là vài ba năm gì đó tổ chức hoành
tráng và cũng rất tốn kém một kỳ đại hội để bầu ban chấp hành và hằng năm phát
vài giải thưởng báo chí gì đó mà chưa thấy ai nhận các giải thưởng nầy trở
thành nhà báo nổi tiếng hoặc được xã hội đánh giá cao.
Hoạt
động sôi nổi nhất của các hội nhà báo là tổ chức các kỳ đại hội hoành tráng :
Rồi khi đi ngang qua đường Trần
Quốc Thảo quận 3, lại thấy một công trình cao ốc hoành tráng đang được xây dựng
trên một diện tích đất có khi đến vài ngàn mét vuông. Nhìn ra thì thấy đó là cơ
quan của hội Văn học Nghệ thuật TP HCM. Lại 65 tỉnh thành, có 65 cơ quan như
vậy. Lại bộ máy chính quyền, bộ máy đảng, bộ máy đoàn thể với đầy đủ các ban
bệ, lại xe cộ, lại điện nước máy móc, lại chuyên viên IT, lại tài xế, lao công,
bảo vệ... lại tốn kém tiền hàng chục tỉ đồng hằng năm từ thuế của dân.
Câu hỏi Hội Nhà Văn trung ương
và 65 hội văn nghệ địa phương đầy tốn kém lập ra để làm gì lại hiện lên trong
đầu tôi. Các hội nầy làm ra được sản phẩm gì cho xã hội? Lại tổ chức đại hội
rình rang và tốn kém, lại hội thảo thơ cho cái gọi là nhà thơ như kiểu nhà thơ
thần dởm Hoàng Quang Thuận, lại phát những giải thưởng cho cái gọi là nhà văn
như kiểu thằng tởm lợm Đông La hoặc cho các tác giả chuyên làm ra tác phẩm để
lãnh giải, chứ không hề bán được một cuốn ra ngoài thị trường.
Đất nước của tôi là như vậy đó,
có hàng ngàn các cơ quan như vậy chỉ dựng lên để trang trí mà tiêu tốn tiền
thuế của dân một cách kinh khủng. Các đoàn thể như đoàn thanh niên, công đoàn,
hội phụ nữ, hội nông dân... còn có cơ quan xuống tận huyện và xã.
Đọc bài diễn văn của chủ tịch
nước gởi ngành giáo dục nhân ngày khai giảng lại thấy có đoạn vô cùng quen tai:
"Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt"
Trời ạ, tôi nghe câu nói nầy từ
năm 1975 khi mới vừa đi dạy, rồi hầu như năm nào cũng nghe câu nói ấy từ miệng
các vị quan chức các cấp. Năm 1975, mới chấm dứt chiến tranh, "dù khó khăn
đến đâu..." chấp nhận được. Năm 1985, còn tiều điều xác xơ vì bao cấp ngu
si, "dù khó khăn đến đâu..." chấp nhận được. Năm 1995, mới mở cửa,
"dù khó khăn đến đâu..." chấp nhận được. Năm 2005, rồi năm 2013, mỗi
năm vắt hết tài nguyên và vắt kiệt sức lao động công nhân và nông dân bán ra
cũng thu vào trên trăm tỉ đô la, chưa kể tiền kiều hối vừa chính thức vừa không
chính thức, mỗi năm có thêm 20 tỉ đô la nữa. Thế mà bây giờ vẫn nói "dù
khó khăn đến đâu..." là sao?
Tại sao đến bây giờ, sau 38 năm
hòa bình vẫn đặt ngành giáo dục vào trong hoàn cảnh khó khăn, vẫn bắt thầy và
trò dạy và học trong hoàn cảnh khó khăn? Gần 150 tỉ USD thu vào hàng năm đi về
đâu?
Học sinh thành phố hiện nay tuy
được học trong các trường học có cơ sở vật chất tạm được nhưng các em phải chịu
nhồi nhét vào mỗi lớp đến 50 học sinh! Làm sao mà dạy và học trong điều kiện
như vậy được? Học sinh nông thôn và các vùng miền núi thì khỏi nói. Trường như
chòi chăn vịt, học sinh thì đi chân đất rồi đu dây đến trường... nhìn một số
hình ảnh dưới đây để khỏi phải nói nhiều.
Học
sinh và trường học chòi chăn vịt phía sau :
Đi bè và đu dây đến trường :
mong một bữa ăn có thịt :
Chỗ
ở cho học sinh :
Một
ngôi trường ở Quảng Ngãi :
Đất nước có các lỗ đen khổng
lồ, hút tiền hàng chục ngàn tỉ đồng là các quả đấm thép Vina dùng để định hướng
XHCN, có hàng vạn máy hút tiền lớn bé là bọn quan chức tham ô từ trên xuống.
Bên cạnh đó là hàng ngàn máy xay tiền khác là các cơ quan lập ra để trang trí
cho chế độ như đã nói ở trên.
Bớt đi một cơ quan hội nhà báo,
hội nhà văn, hội điện ảnh, hội kiến trúc... là xây dựng được cả chục ngôi
trường khang trang ở miền núi và nông thôn... Bớt đi một cơ quan hội nông dân,
hội phụ nữ, hội thanh niên, hội lão thành, hội cựu chiến binh... là chu cấp đầy
đủ sách vở, giày dép, áo quần cho toàn bộ các em học sinh nghèo khó. Cắt tiền
ngân sách bao cấp cho các cơ quan đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên...
thì có thể tăng gấp ba tiền lương cho toàn thể giáo viên. Hội, đoàn muốn tồn
tại thì cứ sống bằng chính hội phí, đoàn phí của thành viên chứ sao lại sống
bằng cơ sở công của quốc gia và ngân sách từ tiền thuế của dân?
Nếu cho rằng sự nghiệp giáo dục
là quan trọng hàng đầu để đưa đất nước vươn lên thì hãy mạnh dạn cắt hết đi,
dẹp hết đi những thứ trang trí vô bổ, dồn tiền vào giáo dục, đừng để chậm nữa.
Còn nếu cho rằng cần đếch gì giáo dục, không cần học hành, chúng tao vẫn làm
lên đến ông nầy bà nọ, chúng tao vẫn có tiền tỉ đô la gởi ra nước ngoài, thì
thôi, cứ để y như vậy. "No table" hỉ. (đó, cần đếch chi học mà vẫn
nói được tiếng Anh).
No comments:
Post a Comment