Friday 20 September 2013

GÓC NHÌN NGƯỜI LAO ĐỘNG : CẢNH BÁO VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TPP (Duluth News Tribune)




Duluth News Tribune  | Ngày 20/9/2013

Bản dịch của Nguyễn Hà Nam   (Defend the Defenders)
Posted on September 20, 2013 by VNHRDs

Vào cuối tháng Tám, hàng trăm nhà hoạt động đã tuần hành ở Minneapolis để nâng cao nhận thức và cảnh báo về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Nếu được thông qua, quan hệ đối tác có thể có một ảnh hưởng lớn và tiêu cực trên một phạm vi rộng lớn của Minnesota và ngành công nghiệp Mỹ, từ đường và sữa, dược phẩm đến sản xuất thịt bò.

Và cộng đồng bảo vệ môi trường Minnesota, cộng đồng nhân quyền và cộng đồng lao động có quan ngại về nguy cơ tác động.

Thỏa thuận này được đề xuất giữa một chục quốc gia sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mặc cho kích thước của nó, sự phức tạp và khả năng ảnh hưởng rất lớn hơn cuộc sống của chúng ta, những người duy nhất trên bàn thương lượng là các nhà đàm phán của chính phủ và những người vận động hành lang cho các công ty. Và sau hơn ba năm và gần 20 vòng đàm phán chính, công chúng Mỹ vẫn không biết các chi tiết quan trọng của thỏa thuận. Bí mật này vẫn còn dù cho có sự yêu cầu minh bạch hơn nữa từ các thành viên của Quốc hội và công chúng.

Quốc hội cần phát huy quyền hiến định của nó, thực hiện quyền giám sát thêm qua các cuộc đàm phán, và từ chối quyền thương mại nhanh chóng tự động cho quan hệ đối tác. Chúng ta xứng đáng có một cái nhìn kỹ càng vào chi tiết của hiệp định – chứ không phải để mặc chính phủ và các công ty Mỹ yêu cầu rằng “Hãy tin tưởng chúng tôi”

Những gì chúng tôi biết về các quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương không phải là điều đáng khích lệ.

Ví dụ, một số các nước tham gia – đặc biệt Việt Nam – được tiếp thị đặc biệt đến các nhà đầu tư như là những địa điểm lao động chi phí thấp thay thế Trung Quốc. Tuy nhiên, một báo cáo gần đây của Hiệp hội quyền công nhân, với tựa đề “Made in Việt Nam”, dẫn chứng một loạt các vi phạm nhân quyền và lạm dụng công nhân – tại nước này. Chúng bao gồm lao động cưỡng bức và nô lệ lao động trẻ em, người mang thai và phân biệt đối xử dựa trên giới tính, các mối nguy hiểm sức khỏe và an toàn lao động, và giờ làm việc quá mức và tiền lương không đầy đủ.

Việc thông qua mối quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ mang lại sự mở rộng lợi ích thương mại cho Việt Nam, một quốc gia có thành tích nhân quyền thực sự tồi tệ hơn kể từ khi nước này tham gia vào các cuộc đàm phán quan hệ đối tác.

Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng bao gồm các quy tắc mà có thể giúp các công ty Mỹ chuyển thêm nhiều việc làm ra nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực như sản xuất, trung tâm gọi điện và dịch vụ khách hàng, kế toán và chẩn đoán y tế. Vào thời điểm khi phục hồi kinh tế quốc gia của chúng ta chỉ vừa được tốt hơn, sẽ đặt công việc của người Mỹ vào nguy hiểm khi chuyển công ăn việc làm ra ngoài. Ví dụ, Hoa Kỳ có khoảng 80.000 việc làm trong các ngành công nghiệp trung tâm cuộc gọi và dịch vụ khách hàng. Thực hiện các quan hệ đối tác sẽ tiếp tục đẩy nhanh xu hướng đưa công việc ra nước ngoài mà sẵn đó các công việc này đã được đưa đến Ấn Độ và Philippines.

Vấn đề tồi tệ hơn nữa, các công ty tại bất kỳ quốc gia nào tham gia vào quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ có cơ hội tiếp cận phần lớn các hợp đồng của chính phủ đối với hàng hóa và dịch vụ. Điều này có nghĩa là thay vì được sử dụng để tạo ra và duy trì công việc tốt ở Mỹ, tiền thuế của chúng ta sẽ trực tiếp có lợi cho các công ty nước ngoài và lao động nước ngoài.

Đáng lo ngại là chính quyền Obama đang yêu cầu Quốc hội xem xét nhanh chóng và đánh giá các quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một tình trạng can thiệp nhiều hơn vào thẩm quyền hiến pháp của Quốc hội thông qua hiệp định thương mại cho ngành hành pháp. Xét rằng quan hệ đối tác là hiệp định thương mại Mỹ quan trọng nhất trong nhiều thập kỷ và chúng ta vẫn còn thiếu nhiều chi tiết quan trọng về nội dung của nó, Quốc hội phải tìm kiếm thẩm quyền với hiệp định nhiều hơn, chứ không phải là ít hơn.

Đặc biệt là trong những thời kỳ kinh tế bấp bênh, người Mỹ xứng đáng có một chính sách thương mại tạo ra công ăn việc làm tại địa phương và đặt lợi ích công nhân trên lợi ích của các tập đoàn đa quốc gia. Thật không may, hiệp định thương mại gần đây đã làm điều ngược lại. Quốc hội nên từ chối sự thuyết phục thông qua quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương bằng thẩm quyền nhanh chóng. Cư dân Minnesota và người Mỹ cần phải biết những gì có trong thỏa thuận thương mại này và có một cuộc tranh luận đầy đủ và sôi nổi.

*Mona Meyer là chủ tịch của Hội đồng Lao động Minnesota thuộc Các Công Nhân Truyền Thông tại Mỹ, viết tắt là CWA Minnesota đóng tại Minneapolis.




No comments:

Post a Comment

View My Stats