Nhiều năm trước, một người bạn thương gia Đài Loan
đã nói với tôi: "Hồ Chí Minh là người họ Hồ ở Miêu Lật, Đồng La,
ông có biết không?". Tin đồn về Hồ Chí Minh thuộc Hồ tộc ở Miêu Lật,
Đồng La đã hai lần tôi trực tiếp nghe được. Thông tin này làm tôi vừa nghi ngờ
vừa phấn khởi. Đây phải chăng là dự báo về thân phận Hồ Chí Minh sắp được giải
mật? Có một người họ Hồ, nhân viên Đảng vụ Quốc dân đảng, thuộc dân tộc Khách
Gia Quảng Đông, sinh vào năm Dân Quốc thứ năm mươi, trong dịp về tế tổ họ Hồ ở
Miêu Lật có hỏi thân phụ tôi: "Hồ Chí Minh với ông là như thế nào
mà có tin đồn ông ta cũng là người Miêu Lật?" Một người nữa là
thày thuốc họ Hà kể lại, năm 1945, ông đã theo quân đội Quốc dân đảng đến Hà
Nội có nghe một người Hoa làm nghề buôn thịt lợn nói rằng, Hồ Chí Minh là người
đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan. Người anh họ của tôi cũng bảo: "Năm
Dân Quốc thứ sáu mươi, anh cùng ông chú đến Bộ Ngoại giao Đài Bắc hỏi thăm tung
tích Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) cùng những vấn đề liên quan đến thân phận ông,
nhưng không có được câu trả lời cụ thể". Thời gian gần đây tôi đã hai
lần được nghe từ miệng một thương nhân Đài Loan ở Việt Nam nói rõ, Hồ Chí Minh
là người Miêu Lật, Đồng La, nhưng không thể kiểm chứng được nguồn gốc thông
tin, bởi không một lãnh đạo chóp bu nào của Việt Nam chịu tiết lộ bí mật...
*
Gần đây, dư luận sôi động về việc Đài Loan xuất bản
cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh” (Hồ Chí Minh sinh
bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008. Tác giả
là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại Học
Quốc Lập Đài Loan, khoa lịch sử. Người dịch ra tiếng Việt Nam là Thái Văn
(không biết là người Việt Nam hay Trung Quốc).
Sách chủ yếu nói về Nguyễn Ái Quốc. Sau vụ án
Hương Cảng,1931 cụ sang Liên xô nhưng bị lao phổi và chết ở Liên xô từ năm
1932. Sau đó, Quốc tế Cộng sản phân công Hồ Tập Chương, người Đài Loan cùng
hoạt động với cụ Nguyễn Ái Quốc thay cụ Nguyễn Ái Quốc làm cách mạng ở Việt
Nam. Ông Hồ Tập Chương lấy tên là Hồ Chí Minh. Tác giả Hồ Tuấn Hùng là
người Đài Loan và là cháu ruột của Hồ Tập Chương. Sách gồm 6 chương, dày 342
trang khổ 15x21 cm.
Nguyên văn lời tựa như sau:
“Thay lời tựa
Màn đầu bóc gỡ tấm mạng che huyền bí
Tấm mạng huyền bí che mặt Hồ Chí Minh”.
Các nhà lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử hiện đại,
ít nhiều đều có những bí mật riêng giống như tấm mạng che mặt. Những bí mật này
rất ít khi được công khai minh bạch, trong đó, Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của
Việt Nam là một trường hợp điển hình. Cho dù hiện giờ đã là thiên niên kỷ thứ
hai, kỹ thuật truyền thông hiện đại có mặt khắp nơi, Hồ Chí Minh yên nghỉ trong
quan tài thủy tinh tại lăng Ba Đình Hà Nội đã bốn mươi năm, nhưng hoàn cảnh gia
đình, lịch trình học tập, khả năng ngôn ngữ, lý tưởng động cơ cách mạng, thực
trạng hôn nhân, quá trình hoạt động tại Quốc tế cộng sản, thậm chỉ ngày sinh và
ngày mất cũng vẫn còn tồn tại rất nhiều nghi vấn. Mặc cho các tác giả viết
truyện ký tìm mọi cách lắp ghép tư liệu, cuối cùng, vẫn không thể nào dựng lại
được và trình bày một cách thuyết phục chân dung lịch sử Hồ Chí Minh.
Hai người này là một?
Nhà sử học Việt Nam, giáo sư Nguyễn Thế Anh, tiến sĩ
văn học và nhân văn Đại học Sorbonne, Paris, Pháp, từng là giám đốc Đại học
Thuận Hóa, chủ nhiệm khoa Văn Sử Đại học Sài Gòn, giáo sư thỉnh giảng Đại học
Harvard Hoa Kỳ, chủ nhiệm khoa Lịch sử văn hóa Đông Dương, Đại học Sorbonne, đã
dày công nghiên cứu về Hồ Chí Minh và có những kiến giải độc đáo. Trong tác
phẩm "Con đường chính trị của Hồ Chí Minh", Nguyễn giáo
sư từng nói:
"Cho dù không thiếu những tác phẩm viết về Hồ
Chí Minh, cho dù ông đã mất từ lâu, nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều nghi vấn và
mâu thuẫn trong cuộc đời nhân vật chính trị này. Do ông có thói quen che giấu
quá khứ và những hoạt động của mình, cố ý xóa sạch các dấu vết, vì thế, mọi cố
gắng tìm hiểu những chi tiết chân thực trong cuộc đời hoạt động của ông chẳng
khác gì đứng trong đám mây mù vần vụ mà thưởng hoa vậy. Vì thế, ta chỉ có thể
suy đoán mà thôi. Hồ Chí Minh có đến 3 cái tên giả, tự mình kể chuyện về mình
đầy tràn sắc thái thần bí với nhiều sự hàm hồ, vô vàn tình tiết nghi hoặc,
chẳng những không thể phân tích rõ ràng, mà còn bỗng nhiên tự tâng bốc mình với
mục đích tuyên truyền cho sự nghiệp chính trị hoặc là một thánh nhân. Tuy vậy,
các nhà sử học đã trường kỳ nghiên cứu, nỗ lực bóc gỡ dần lớp màn che phủ vốn
làm chân dung Hồ Chí Minh bị biến dạng hoặc bị tô vẽ thái quá qua các tác phẩm
truyện ký, chỉ có điều là vẫn chưa tìm ra điểm mấu chốt."
Nhà sử học Hoa Kỳ, giáo sư William J. Duiker, là một
học giả trác việt chuyên nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Thời kỳ chiến tranh Việt
Nam, William J. Duiker làm việc ở Đại sứ quán Hoa Kỳ, trước sau có gần ba mươi
năm nghiên cứu về Hồ Chí Minh, đã được một số Quỹ và Hội học thuật Hoa Kỳ tài
trợ. William J. Duiker cũng thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nga và Việt, đã vào
đọc hầu hết các thư viện lớn nhỏ châu Á, châu Âu và châu Mỹ, trong đó có nhiều
lần cùng đi với các quan chức chính quyền Việt Nam sưu tầm tư liệu có liên quan
đến Hồ Chí Minh, và đã tìm được những tài liệu quý hiếm.
Vào năm 2000, William J. Duiker hoàn thành tác phẩm
"Truyện Hồ Chí Minh", xuất bản bằng tiếng Anh, dày 700 trang,
tuy nhiên chính ông cũng phải thừa nhận, không thể nào tìm được những tài liệu
ở cơ quan đầu não, bởi luôn có sự ngăn cản việc tìm ra sự thật. William J.
Duiker nói:
"Những tài liệu nằm ở Trung tâm Lưu trữ Hà Nội
đều không cho người Việt Nam và người nước ngoài thâm nhập tìm hiểu, nghiên
cứu. Cũng như vậy, ta không thể tìm những tài liệu có liên quan đến Hồ Chí Minh
ở Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa. Nhà cầm quyền Trung Quốc và Liên Xô hầu như ít khi
để lộ những thông tin thuộc loại này."
Học giả Anh Quốc Sophie Quinn- Judge cũng là một
chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh, từng được Quỹ Mike và Viện nghiên cứu
Trung ương Đại học London tài trợ. Bà đã đến Việt Nam, các nước Đông Nam Á và
Nga Xô, tìm được những chứng cứ mới nhất trong hồ sơ của Quốc tế cộng sản và
tình báo Pháp làm cơ sở cho công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Năm 2002,
Sophie Quinn - Judge đã xuất bản tại London cuốn sách "Những năm
tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1919-1941". Trong lời đầu, tác giả
nói rõ, lấy "truyền kỳ về con người hai mặt" làm tiêu đề, bởi vì, đối
với Hồ Chí Minh còn rất nhiều điều nghi vấn, đặc biệt tiêu đề chương sáu, dùng
sự kiện "Chết ở Hương Cảng, mai táng ở Mạc Tư Khoa", coi đó là câu đố
về chuyện sinh tử của Hồ Chí Minh, đồng thời đặt dấu hỏi nghi ngờ.
Vì ông Hồ Chí Minh cố tình che giấy tung tích của
mình đã đưa đến nghi vấn ông có phải Hồ Tập Chương người Đài
Loan hay không.
Trong phần giới thiệu tóm tắt ở trang 6, Sophie
Quinn-Judge viết:
"Hồ Chí Minh tìm mọi cách để giấu đi quá khứ của
mình. Nhiều năm qua, những thứ mà ông đã cung cấp toàn là loại "dật
sự", thường là mâu thuẫn nhau, không mấy liên quan đến cuộc đời thực. Đầu
tiên là tập tự truyện xuất bản vào năm 1949 tại Trung Quốc, năm 1950, được xuất
bản bằng tiếng Pháp tại Paris, mấy năm sau lại xuất bản tại Việt Nam với nhan
đề "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch".
Qua cuốn sách, người đọc biết rất rõ là, tất cả cái
gọi là sự thật ấy đều do Hồ Chí Minh bịa đặt. (Tác giả nhận xét, "Truyện
Hồ Chí Minh", bút danh Trần Dân Tiên, bản Trung văn, "Ba
Nguyên thư ốc" Thượng Hải xuất bản năm 1949. Năm 1958, cuốn sách đổi
tên là "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch",
xuất bản bằng tiếng Việt tại Hà Nội).
Năm 1962, nhà Việt Nam học Bernard Fall phỏng vấn Hồ
Chí Minh, có hỏi đến những chi tiết mập mờ trong cuộc đời của ông, Hồ Chí Minh
trả lời: "Các ông già khi vui vẻ thường tự tạo ra cho mình một chút
thần bí. Tôi cũng bắt chước người xưa làm ra vẻ thần bí một chút, chắc ngài có
thể hiểu được". Việc này chẳng biết Bernard Fall có hiểu được hay
không, nhưng William J. Duiker trong cuốn sách nổi tiếng "Truyện Hồ Chí
Minh" đã viết: "Không khí thần bí bao bọc xung quanh Hồ Chí
Minh luôn luôn được duy trì, chí ít ra là trong các tác phẩm tự truyện như thế
này".
Hồ
Chí Minh có phải đến từ Đài Loan?
Vì sao cho đến lúc qua đời Hồ Chí Minh vẫn không tự
nói ra những bí mật của mình? Chấp nhận nằm trong quan tài thủy tinh để lại cho
người đời biết bao câu hỏi nghi ngờ? Vì sao các tư liệu có liên quan đến Hồ Chí
Minh trong hồ sơ lưu trữ tại các nước Pháp, Anh Quốc (bao gồm cả Hương Cảng),
Mỹ... đến nay từng bước đã được giải mật, vậy mà nhà nước Việt Nam, Trung Quốc
và Nga vẫn xếp vào loại tuyệt mật, cất giữ trong hòm kín? Các chuyên gia, học
giả nghiên cứu về Hồ Chí Minh nhận thấy rất rõ, trong hồ sơ giản lược về cuộc
đời ông, trước sau đều phát sinh mâu thuẫn, nhưng không biết làm cách nào tìm
được cách giải thích hợp lý. Hàng loạt những sự kiện nghi vấn trên dường như
tạo hứng thú cho người ta bỏ nhiều thời gian, công sức tìm tòi tư liệu để viết
về thân thế Hồ Chí Minh. Việc này cũng giải thích vì sao, giới lãnh đạo cao cấp
Việt cộng, Trung cộng và Quốc tế cộng sản, phàm là các sử liệu có liên quan đến
Hồ Chí Minh, đều nhất loạt được che giấu, tô vẽ hoặc ngụy tạo.
Nhiều năm trước, một người bạn thương gia Đài Loan
đã nói với tôi: "Hồ Chí Minh là người họ Hồ ở Miêu Lật, Đồng La, ông có
biết không?". Tin đồn về Hồ Chí Minh thuộc Hồ tộc ở Miêu Lật, Đồng La
đã hai lần tôi trực tiếp nghe được. Thông tin này làm tôi vừa nghi ngờ vừa phấn
khởi. Đây phải chăng là dự báo về thân phận Hồ Chí Minh sắp được giải mật? Có
một người họ Hồ, nhân viên Đảng vụ Quốc dân đảng, thuộc dân tộc Khách Gia Quảng
Đông, sinh vào năm Dân Quốc thứ năm mươi, trong dịp về tế tổ họ Hồ ở Miêu Lật
có hỏi thân phụ tôi: "Hồ Chí Minh với ông là như thế nào mà có tin đồn
ông ta cũng là người Miêu Lật?" Một người nữa là thày thuốc họ Hà kể
lại, năm 1945, ông đã theo quân đội Quốc dân đảng đến Hà Nội có nghe một người
Hoa làm nghề buôn thịt lợn nói rằng, Hồ Chí Minh là người đến từ Miêu Lật, Đồng
La, Đài Loan. Người anh họ của tôi cũng bảo: "Năm Dân Quốc thứ sáu
mươi, anh cùng ông chú đến Bộ Ngoại giao Đài Bắc hỏi thăm tung tích Hồ Chí Minh
(Hồ Tập Chương) cùng những vấn đề liên quan đến thân phận ông, nhưng không có
được câu trả lời cụ thể". Thời gian gần đây tôi đã hai lần được nghe
từ miệng một thương nhân Đài Loan ở Việt Nam nói rõ, Hồ Chí Minh là người Miêu
Lật, Đồng La, nhưng không thể kiểm chứng được nguồn gốc thông tin, bởi không
một lãnh đạo chóp bu nào của Việt Nam chịu tiết lộ bí mật.
Từ Việt Nam, tin đồn Hồ Chí Minh là người thuộc họ
Hồ sinh quán ở Miêu Lật, Đồng La truyền về Đài Loan, khiến tâm trạng tôi vốn dĩ
trầm lặng bỗng nhiên như cháy bùng lên. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam là
người Đài Loan! Như vậy, lời khẩu truyền được lưu trong ký ức gia tộc họ Hồ ở
Miêu lật, Đồng La thực ra chẳng phải là bí mật của Ông Trời, vấn đề là, chưa
tìm được chứng cứ đủ sức thuyết phục mà thôi. Trước đây ít năm, gia tộc có phát
hành nội bộ cuốn sách "Giải nghĩa 'Nhật ký trong tù' của Hồ Chí
Minh". Qua sơ bộ nghiên cứu tư liệu thì Hồ Chí Minh đúng là người
họ Hồ ở Miêu Lật, Đồng La. Đại thể là, không có lửa làm sao có khói, chỉ tiếc
sức lực có hạn, không tìm được chứng cứ để liên kết các sự kiện. Mấy năm nay,
các loại sách báo, tranh ảnh lưu hành rất tiện lợi. Mạng Internet phát triển
nhanh chưa từng thấy. Các sử liệu liên quan đến Hồ Chí Minh lần lượt xuất hiện.
Tin đồn Hồ Chí Minh là người Đài Loan từng bước được lịch sử xác nhận qua các
phương pháp giám định khoa học. Vì thế, để tìm hiểu xem Hồ Chí Minh có phải là
người Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan hay không, cần phải khẳng định hai sự kiện
sau:
1 - Hồ Chí Minh thời kỳ (1890 - 1932) là Nguyễn Ái
Quốc của Việt Nam.
2 - Hồ Chí Minh thời kỳ (1933 - 1969) là Hồ Tập Chương
của Đài Loan.
Nói cách khác, truyền kỳ về Chủ tịch nước Việt Nam
Hồ Chí Minh, nửa đời trước là lãnh tụ cộng sản Việt Nam Nguyễn Ái Quốc, nửa đời
sau là nhân sĩ Quốc tế cộng sản Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan. Hai người cùng
có quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng đạt được những thành tựu
trong cuộc đời hoạt động.
Nguyễn Ái Quốc là lãnh tụ sáng lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, cũng là đại biểu Quốc tế cộng sản. Do đảng viên cộng sản Pháp Joseph
Ducroix, bí thư Công hội Thái Bình Dương, Quốc tế cộng sản bị bắt tại
Singapore, sau khi truy vấn, cảnh sát đã bắt được hai phái viên của Cục Viễn
Đông Quốc tế cộng sản là Hilaire Noulens ở Thượng Hải và Nguyễn Ái Quốc ở Hương
Cảng. Không may, vào mùa thu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc trên đường trốn chạy từ
Hương Cảng đến Thượng Hải bị mắc bệnh lao phổi qua đời.
Mùa hè năm 1929, Hồ Tập Chương từ Đài Loan đến
Thượng Hải, được Cục Viễn Đông phái đến làm việc tại "Liên minh mậu dịch
Thái Bình Dương". Cũng bởi có liên quan đến vụ án Hilaire Noulens, ông
phải trốn đến Quảng Châu rồi lại chạy sang Quảng Tây, Xiêm La, cuối cùng về Hạ
Môn. Đầu năm 1933, Hồ Tập Chương từ Hạ Môn đến Thượng Hải để đi Mạc Tư Khoa.
Lúc này, chủ quản bộ phận Việt Nam Quốc tế cộng sản là Vera Vasilieva đặt kế
hoạch cho Hồ Tập Chương 5 năm học tập cải tạo để biến thành Nguyễn Ái Quốc,
nhằm phủ định sự thật Nguyễn Ái Quốc đã chết, thay thế ông này, bước lên vũ đài
lịch sử, diễn vở kịch truyền kỳ Hồ Chí Minh "thật giả kiếp người".
Ông này là ai? Hồ Chí Minh hay Hồ Tập Chương người
Đài Loan?
Hồ Chí Minh nửa đời về sau (1933 - 1969) là Hồ Tập
Chương, người Đài Loan. Tuy nhiên, sự kiện động trời này chưa từng được lịch sử
biết đến, khiến các cho các chuyên gia nghiên cứu hoặc độc giả có hứng thú với
nhân vật Hồ Chí Minh vừa sửng sờ vừa nghi vấn. Các chứng cứ của luận điểm này?
Độ tin cậy của thông tin như thế nào? Nguồn gốc của tư liệu ở đâu? Mối quan hệ
nhân quả về thời gian, không gian và tính logic của vấn đề?
Về trình tự làm cuốn sách, trước hết là trình bày
việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chết bởi bệnh
lao phổi vào mùa thu năm 1932. Phần tiếp theo sẽ chỉ ra, Hồ Chí Minh và Nguyễn
Ái Quốc không phải là một người, cuối cùng nói đến nửa phần đời sau của Hồ Chí
Minh chính là Hồ Tập Chương đến Từ Đài Loan. Nội dung cuốn sách này hoàn toàn
đảm bảo tính khách quan và tính hợp lý với mục đích chỉ để làm rõ một tiên đề
giả thiết Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người. Trong quá
trình khảo cứu, tôi đã tìm hiểu, so sánh, đối chiếu cẩn trọng các tư liệu liên
quan đến cuộc đời Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, muốn làm một việc công bằng là
trả lại sự thực vốn có cho lịch sử, đồng thời để tìm ra lời giải câu đố
"Sự bí ẩn trong chuyện sinh tử của Nguyễn Ái Quốc". Từ sự bí ẩn về
thân phận Hồ Chí Minh, tôi đề xuất 5 luận chứng đồng thời cũng là nhan đề của 5
thiên trong "Tìm hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh" như sau:
1 - "Hài kịch tráo rồng đổi phượng" (Nguyễn
Ái Quốc chết mà sống lại).
2 - "Ve sầu thoát xác, thật giả kiếp
người" (Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cùng lên vũ đài lịch sử).
3 - "Cuộc sống lưu vong phiêu bạt" (Hồ
Chí Minh ở Liên Xô và Trung Quốc).
4 - "Khúc bi ca về tình yêu và hôn
nhân" (Sự thật về tình yêu, hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí
Minh).
5 - "Nhật ký trong tù và Di chúc" (Làm
rõ khả năng Hán văn của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh).
Từ cách nhìn lịch sử ở những góc độ khác nhau, lật
lại sự kiện Nguyễn Ái Quốc chết bệnh vào năm 1932, và Hồ Chí Minh của năm 1933
là Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan tiếp tục tiếp tục đăng đài thực hiện nhiệm vụ
Quốc tế cộng sản giao phó, rất mong được các chuyên gia học giả cùng bạn đọc
chỉ giáo.
Thời đại internet hiện đại, nên sách được loan tải
trên mạng rất rộng rãi. Nhiều người đến trao đổi với tôi, hầu hết là những
người từng trực tiếp tham gia kháng chiến, là bộ đội, là cán bộ tuyên huấn...
Một số người phản đối, cho cuốn sách là bịa đặt, “đổi trắng, thay đen”. Một số
người thì bảo chuyện này cũng đã được nghe từ lâu. Và tin lời tác giả. Họ dẫn
chứng: năm 1957, cụ Hồ Chí Minh về thăm quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An mà không ra thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1945, khi
bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, cụ Hồ
tránh mặt, không dám gặp, chỉ cử 2 cán bộ cao cấp tiếp.
Bản thân tôi rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự
hào đã 45 năm là “Lính Bác Hồ”, “Bộ đội Bác Hồ.” Khi làm Tổng biên tập báo
Phòng Không-Không Quân, ba lần được tiếp xúc với Chủ Tịch khi Chủ Tịch thăm
Quân chủng và trận địa tên lửa, viết bài về Chủ Tịch. Nhiều lần về thăm quê Chủ
Tịch và thắp hương lễ mộ cụ Hoàng Thị Loan, vào Sài Gòn đến Cảng Nhà Rồng thăm
nơi “Bác Hồ đi tìm đường cứu nước.” Nhiều lần vào lăng viếng Bác.
Kính mong nhà cầm quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam
cử giới khoa học lịch sử làm rõ sự thật vụ việc này. Nếu tác giả bịa đặt thì
đưa ra tòa án quốc tế xét xử, làm rõ sự thật.
Ngày 25/8/2013
Đ/C: 37 – Lý Nam Đế - Hà Nội
ĐT: 627 00002
Nguồn: Tập san TỔ QUỐC số 164
Nếu nói Hồ Chí Minh không phải là người Việt mà là người Đài Loan thì tác giả quả thực có vấn đề về tâm thần rồi. Giọng nói đầy chất Nghệ Tĩnh khi Bác đọc tuyên ngôn độc lập, tác giả đã nghe chưa. Một người Đài Loan có thể giả giọng Nghệ An không? Thôi dẹp những trò này đi tác giả ạ. Vớ vẩn.
ReplyDelete