Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Posted on Thursday, September 19, 2013 @ 01:43:03 EDT
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day
of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia
dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn
luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
Trong số quan khách tham dự, tôi quý nhất là Bà
Natalia Gherman, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng và đặc trách Hội Nhập Âu Châu
của Moldova, một quốc gia nhỏ bé với dân số chỉ ngót nghét 3.5 triệu người.
Quốc gia này thoát khỏi ách thống trị của Liên Xô và tuyên bố độc lập năm 1991,
nhưng đến nay vẫn bị áp lực nặng nề từ anh hàng xóm khổng lồ. Để bảo toàn nền
độc lập và dân chủ, Moldova quyết tâm hội nhập vào cộng đồng Âu Châu. Nga trừng
phạt bằng áp lực chính trị và bao vây kinh tế.
Dù nhỏ bé và nghèo nhất Âu Châu, Moldova vẫn không
chùng bước. Bà Gherman tuyên bố: “Chúng tôi sẽ chiến thắng.” Cách đây hai năm
một số quốc gia dân chủ đã hợp sức hỗ trợ cho nhân dân Moldova trước cuộc đọ
sức bất cân xứng.
Biết bao người Việt ở hải ngoại và ở trong nước cũng
thiết tha với dân chủ. Thế mà hơn 38 năm trôi qua, cuộc tranh đấu cho dân chủ
của chúng ta vẫn còn dậm chân tại chỗ. Hay là chúng ta làm chưa đúng việc?
Thế, đâu là việc đúng?
Chỉ có dân chủ khi thế và lực của dân vững mạnh hơn
thế và lực của chế độ, vững mạnh đến mức người dân có thể sa thải chế độ nào họ
không thích và thiết lập chế độ mà họ mong muốn.
Tham luận đoàn gồm các nhà lập pháp từ nhiều
quốc gia dân chủ, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 18/09/13 (ảnh BPSOS)
Muốn thế thì dân trước hết phải có ý thức và ý chí
để tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Thiếu ý thức và ý chí thì người ta sẽ
tiếp tục trong tư thế quỳ, chứ chưa thể từ từ đứng thẳng lên để rồi vươn vai
hành động. Ý thức và ý chí ấy tôi gọi là dân khí.
Đứng lên rồi, họ lại còn phải tập hợp để tạo thế và
tổ chức để tạo lực. Và điều này chỉ xảy ra khi có một đội ngũ tiên phong đủ
đông và đủ vững chãi để xúc tác. Và đội ngũ tiên phong này lại cần có những tổ
chức làm phương tiện huy động quần chúng. Các tổ chức như vậy được gọi là tổ
chức xã hội công dân.
Như thế, những ai mưu cầu dân chủ cho đất nước thì
nhất thiết phải cùng lúc phát huy ba yếu tố nền tảng cho dân chủ: dân khí, đội
ngũ tiên phong, và các tổ chức xã hội công dân. Nền tảng ấy, chúng ta phải đổ
công xây dựng và bảo tồn chứ không thể khác hơn, không thể tự dưng mà có.
Có người đã hiểu lầm rằng cứ đẩy lùi độc tài thì dân
chủ sẽ đến. Họ không đặt trọng tâm vào việc xây dựng các yếu tố nền tảng ấy và
nhiều khi còn làm cho chúng mai một đi: dân hoang mang và mất niềm tin vì chỉ
nhận được lời hô hào thay vì những hướng dẫn đích đáng và yểm trợ hiệu quả; đội
ngũ tiên phong hao tổn dần vì bị đẩy vào thế trơ trụi một mình trước bạo lực;
các nhóm xã hội công dân vừa nhen nhúm đã sớm tàn lụi vì bị xâm nhập, giành,
kéo bởi đảng này, tổ chức kia từ hải ngoại.
Chúng ta có thể ví von dân chủ như ánh sáng và độc
tài như bóng tối. Nếu quan niệm rằng cứ chống bóng tối, ắt ánh sáng sẽ đến, thì
sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi tăm tối cho dù đến khi sức mòn lực kiệt. Chỉ khi
nào chúng ta đem ánh sáng đến thì bóng tối tự nó lùi đi. Cũng vậy, chỉ tập
trung chống độc tài thì sẽ chẳng bao giờ có dân chủ. Chỉ khi nào chúng ta từng
bước xây dựng nền tảng dân chủ, thì độc tài tự nó từng bước lùi đi.
Tư duy sai thì sẽ chọn sai việc.
Làm sai việc thì sẽ không đạt kết quả mong muốn.
Sau hơn 38 năm miệt mài mà chưa đạt kết quả mong
muốn, chúng ta phải tự hỏi, hay là đã làm sai việc? Hay là đã miệt mài chống
bóng tối với đôi tay không cầm đuốc?
Quan trọng vô cùng là làm đúng việc.
Còn làm cách nào, thì đó là chủ đề của buổi họp mặt
hôm nay của các nhà lập pháp đến từ các quốc gia dân chủ trên thế giới. Trong
đó có các nền dân chủ lâu đời như Hoa Kỳ, Úc, Đức… và cũng có những nền dân chủ
non trẻ như Lithuania, Ba Lan, Moldova… Họ tìm cách để sao mỗi người một bó
đuốc, cùng nhau đưa ánh sáng dân chủ đến các nơi còn bị bao phủ bởi bóng tối
độc tài. Có những điều nơi họ mà chúng ta cần dày công học hỏi và đổ sức thực
hiện.
Vào lúc nghỉ giữa giờ, tôi đến gặp bà Phó Thủ Tướng
và Ngoại Trưởng Gherman để ngỏ lời thán phục chính quyền và nhân dân Moldova.
Khi chúc bà thành công trong sứ mạng bảo vệ nền dân chủ phôi thai ở đất nước
nhỏ bé này, tôi nghĩ thầm, “Tội cho đất nước Việt Nam, đến bao giờ mới được như
Moldova?”
Nhìn quanh, tôi thấy hình như mình là người
Việt duy nhất ở trong phòng.
Bài
liên quan:
Đằng
sau chuyến đi Việt Nam năm 1997
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2727
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2727
tội cho đất nước việt nam ư, tội cái gì đây, các vị nói việt nam là một quốc gia không có dân chủ, không có nhân quyền rồi kêu ca nọ kia, như vậy thì có đúng không, giá mà việt nam sự thật như vậy thì đúng là cũng đáng buồn đấy, nhưng có phải như thế không, chắc chắn là không rồi, nhân dân việt nam hiểu rõ điều này hơn ai hết
ReplyDeletedân chủ thì quan trọng rồi, có ai không hiểu điều đó đâu, nhân dân việt nam rất hiểu vai trò quan trọng của dân chủ , và đặc biệt là đảng cộng sản việt nam cũng như nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam cũng luôn luôn hiểu điều đó, chính vi vậy đảng và nhà nước ta mới luôn luôn quan tâm thực hiện các chính sách về dân chủ
ReplyDeletebiết dân chủ là như anh sáng rồi, có ai phủ nhận đâu, nhưng lật lại vấn đề, phải hiểu rõ như thé nào là dân chủ, và phải hiểu rằng không phải ở nước nào cũng giống nhau, đó là thực tế không thể phủ nhận, nhưng một số người lại luôn có mục đích đánh đồng những việc này lại với nhau
ReplyDeletedân chủ ,nói thật chứ ở nước nào mà không quan tâm tới dân chủ ,và theo kinh nghiệm của tôi thì đây chính là một chủ đề mà những thế lực bên ngoài khi muốn can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác rất hay sử dụng tới, dù với giọng điệu nào thì cũng phải hết sức chú ý, bởi nhân dân việt nam biết là hiện nay vẫn có những thế lực muốn chống phá đất nước ta
ReplyDeleteánh sáng ư, đồng ý, nhưng dân chủ phải là đúng nghĩa của nó ,đó phải là quyền làm chủ của nhân dân chứ không phải là cái kiểu lợi dụng vấn đề dân chủ là muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, bất chấp những quy định của pháp luật nhé, điều đó là tuyệt đối không, đến lúc bị pháp luật xử lý thì đừng có kêu ca
ReplyDeletemuốn nói như thế nào thì nói, hành động nào đúng thì làm hành đống nào sai thì không được làm bất cứ khi làm điều gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ, có thế thôi, nếu có hành động sai trái, vi phạm pháp luật dù bất cứ lý do gì thì cũng phải chấp nhận hình thức xử lý của pháp luật nhé, điều này là quá rõ ràng rồi
ReplyDelete