Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-16
2013-09-16
Công khai bày tỏ ý kiến khác biệt hay dám nói
lên sự thật tại Việt Nam lâu nay là việc làm bị cơ quan chức năng tìm mọi cách trấn
áp.
Thông
báo tin tù nhân tuyệt thực
Gia đình cũng như mọi người sẽ không biết được thông
tin tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tuyệt thực trong trại giam đến ngày thứ 25;
nếu như tin này không được ông Nguyễn Xuân Nghĩa một tù nhân khác tại Trại giam
số 6, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An dám vượt qua qui định, nói cho vợ biết
trong lần thăm nuôi hồi ngày 17 tháng 7 để báo lại cho thân nhân ông Nguyễn Văn
Hải.
Theo như lời bà Nguyễn thị Nga, vợ của ông kể lại
sau lần thăm nuôi đó, ngay lập tức ông bị những cán bộ trại giam bịt mồm và lôi
đi ngay trước sự chứng kiến của bà.
Vào đầu tháng 9, Nguyễn Trí Dũng, con trai của tù
nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn văn Hải khi đến thăm cha được ông này nói cho
biết là tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa bị đánh đập trong tù bởi một tay tù hình sự
khác được cắt cử đến ở chung buồng giam với nhà văn tù nhân này.
Bày
tỏ chính kiến trên mạng
Một người bị bắt vào chiều 28 tết âm lịch năm nay,
tức ngày 8 tháng 2 có tên Ngô Hào, ngụ tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cũng
không được nhiều người biết đến, ngoại trừ những bạn bè và những thành phần gặp
oan khiên mà ông ta viết bài đưa lên mạng để kêu gọi giúp đỡ cho họ.
Từ khi bị bắt cho đến khi bị đưa ra xét xử sơ thẩm
hồi ngày 11 tháng 9 vừa qua, gia đình ông này không hề được thăm gặp.
Người dám báo tin một bạn tù khác tuyệt thực như nhà
văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã ngay lập tức bị trừng phạt như thông tin mà tù nhân
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải nói với con trai trong cuộc thăm gặp
Cáo trạng của cơ quan điều tra cho rằng ông này có
những hoạt động nhằm âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam. Thông tin được đưa ra
sau ngày xét xử ông Ngô Hào trên các cơ quan truyền thông Nhà Nước thì ông bị
cáo buộc từ năm 2008 đến cuối năm 2012 có những bài viết trên mạng mà theo cơ
quan điều tra là tuyên truyền, xuyên tạc chế độ, nói xấu lãnh tụ.
Biện
pháp từ phía chính quyền
Người dám báo tin một bạn tù khác tuyệt thực như nhà
văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã ngay lập tức bị trừng phạt như thông tin mà tù nhân
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải nói với con trai trong cuộc thăm gặp hồi đầu tháng 9.
Bà Nguyễn thị Nga, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa,
cũng đã đến trại giam để thăm chồng định kỳ vào hồi ngày 6 tháng 9. Thông tin
ông này bị trừng phạt vì dám báo tin tuyệt thực của Điếu cày Nguyễn văn Hải ra
ngoài được bà Nguyễn thị Nga xác nhận lại như sau:
Tôi đi cùng cháu vào trại gặp chồng tôi ông Nguyễn
Xuân Nghĩa, họ cho gặp chừng 15 phút. Chồng tôi báo cho hay vào ngày 2 tháng 8
có thông báo ra ngoài thông tin bị ghép ở với một người khác tên là Trần Văn
Tiến, người Lạng Sơn làm gián điệp cho Trung Quốc. Ngày 2 tháng 8 báo tin ra
thì sau đó người ấy tấn công anh Nghĩa và nói ‘mày sẽ chết trước khi hết hạn
tù, tao sẽ đánh cho mày nhục nhã thôi’. Tôi phản đối nói việc cho một tên gián
điệp bán rẻ lương tâm vào giam chung một tù chính trị. Việc làm đó để tăng công
với cấp trên hay gây thêm tội ác với nhân dân? Tôi bức xúc và nói với họ như
thế.
Theo bà Nguyễn thị Nga thì trong lần thăm gặp chồng
lần mới nhất hôm ngày 6 tháng 9, cán bộ trại giam đã áp dụng những biện pháp mà
theo bà mang tính trừng phạt bất công đối với ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Đó là kính
ngăn thân nhân và tù nhân không còn được đục lỗ nữa mà là tấm kính liền, thời
gian thăm gặp bị rút ngắn lại…
Còn ông Ngô Hào bị tòa án tỉnh Phú Yên kết án nặng
trong một phiên xử mà chỉ có ông và đứa con trai từng giúp ông trong việc đưa
bài lên mạng được dự tòa. Người con đó là Ngô Minh Tâm cho biết lại phiên xử mà
anh được tham gia:
Ngô Minh Tâm: Khoảng 11:30-12 giờ phiên xử kết thúc
Gia Minh: Kết quả thế nào?
Ngô Minh Tâm: 15 năm với 5 năm quản chế.
Gia Minh: Gia đình ai được dự tòa?
Ngô Minh Tâm: Chí có một mình cháu, mẹ và em không
được triệu tập, chỉ có một mình cháu được triệu tập vào gặp ba thôi.
Gia Minh: Gia đình có mời luật sư nào bào chữa
không?
Ngô Minh Tâm: Gia đình chỉ được thông báo ngày ra
tòa trước một tuần lễ mà thôi, hơn nữa gia đình không có điều kiện nên không
mời luật sư bào chữa.
Gia Minh : Theo qui định người ta phải cử luật sư
đến vậy luật sư đó là ai?
Ngô Minh Tâm: Có và cũng cho đúng thủ tục thôi chứ
không bào chữa gì. Đó là luật sư Quê Hương.
Gia Minh: Sức khỏe của ông Ngô Hào thế nào?
Ngô Minh Tâm: Sức khỏe của ba rất trầm trọng, từ
7:30 phiên tòa bắt đầu đến 9:30 ba không còn sức để dự nữa nên họ phải cho giải
lao chừng 20 phút để ba nghĩ rồi tiếp tục lại. Đến 11:30 ba tiếp tục mệt một
lần nữa; nhưng tòa nói cố gắng để nghe xét xử, kêu án, công an kẹp hai bên, kêu
án xong là đi luôn.
Gia Minh: Ông Ngô Hào có bào chữa thế nào không?
Ngô Minh Tâm: Trước khi ra tòa ba có nói những hành
động như viết bài cổ vũ cho những trường hợp Bia Sơn hay nêu lên trường hợp chú
Nguyễn Văn Lía- Phật giáo Hòa Hảo bị đánh, bị ra tòa, bị trấn áp và sau đó 14
tu sĩ Phật giáo Hòa Hảo bị ra tòa bị trấn áp. Họ yêu cầu ba lên tiếng nhờ Liên
hiệp quốc hay Cơ quan Nhân quyền giúp đỡ.
Họ dựa vào những bài ba phát tán trên mạng để đưa
vào điều 79.
Gia Minh: Trước tòa ông Ngô Hào có những lời gì về
cáo trạng của Viện Kiểm sát?
Ngô Minh Tâm: Ba luôn biện luận những điều đó không
có gì, chỉ sai một chỗ là không được nhà nước công nhận thôi chứ không có gì
sai. Nhưng mỗi khi ba lên tiếng biện luận hay cháu lên tiếng thì tòa không cho
nói.
Lên
tiếng
Bà Nguyễn thị Nga, vợ nhà văn tù nhân Nguyễn Xuân
Nghĩa cho biết ông này chỉ còn chừng một năm nữa là mãn án tù; gia đình cũng
mong đến ngày ông được về với gia đình nên không muốn ông gặp phải những chuyện
không hay; thế nhưng sự trả thù rõ ràng như thế đối với ông buộc gia đình phải
lên tiếng. Bà cho biết:
Tôi phải tố cáo tên Tiến này, tôi đang tìm luật sư
để tố cáo!
Bà Nguyễn thị Kim Lan, vợ của ông Ngô Hào ngay sau
phiên xử chồng bà đã làm đơn kêu oan. Bà này từng bị bệnh ung thư và sau khi
chồng bị bắt, người con lớn là Ngô Minh Tâm học tại Sài Gòn bị công an thường
xuyên làm việc và người con thứ Ngô Minh Trí ở Phú Yên phải bỏ học dở dang.
Theo bà Nguyễn thị Kim Lan thì tình cảnh gia đình của bà từ khi ông Ngô Hào bị
bắt trở nên khốn khổ.
công khai bày tỏ quan điểm mà là phạm luật thì ai mà dám bày tỏ quan điểm chứ, nhưng thực tế đâu có phải như vậy, ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm của mình, những ai có quan điểm đúng đắn thì luôn luôn được ghi nhận, còn ai có quan điểm sai trái thì chẳng có ai ghi nhận cả đâu
ReplyDeletenhư thế nào là bày tỏ quan điểm, cái đó thì phải làm cho rõ, nhưng người mà tác giả nói là bày tỏ quan điểm rồi bị xử lý thực ra toàn là những người núp bóng dưới việc bọc lộ ý kiến của mình để tuyền truyền những luận điệu sai trái , chống đảng và nhà nước ta mà thôi
ReplyDeletehãy xem những cái gọi là quan điểm của những người này là gì, đó là những luận điệu chống phá đất nước ta, đó là những ý kiến đưa ra với mục đích gây rối xã hội ta, đó rõ ràng là những hành vi vi phạm pháp luật, trách chi những người đó bị xử lý, đúng rồi còn kêu ca gì nữa
ReplyDeletenhững quy định của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là quá rõ ràng, người dân nào cũng hiểu, và trong các quy định của pháp luật nước việt nam chẳng có cái quy định nào là nói người dân công khai bày tỏ ý kiến là vi phạm pháp luật cả, đây rõ ràng là thông tin vu khống xuyên tạc trắng trợn
ReplyDeletekhông phải ,tôi có thể khẳng định luận điểm này là không đúng chút nào cả, ở việt nam thì ai cũng có quyền phát biểu hết, vấn đê là người ta sử dụng nó như thế nào mà thôi, thực tế thì hiện nay có một số người lợi dụng điều này để thực hiện hành động chống phá của mình
ReplyDelete