Nguyễn Mạnh Trinh
12.09.2013
Nói về tác phẩm The Night Olympic Team của mình,
tác giả viết: Cuốn sách này dành cho độc giả từ 10 tuổi đến 110 tuổi
Ngày 8 tháng 8 năm 2008 là
ngày khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh. Một thế vận hội gây ra nhiều rắc rối
nhất trong lịch sử, khởi từ những cuộc rước đuốc thế vận bị tẩy chay chống đối
vì hành động đàn áp nhân quyền, diệt chủng dân tộc Tây Tạng. Chính quyền Trung
Quốc thì cố chứng minh vị thế cường quốc của mình nên đã có những sửa soạn khá
ồn ào như huy động cả ngàn quân nhân để làm sạch những bờ biển bị ô nhiễm cho
những thủy đạo đua thuyền buồm hay đóng cửa các nhà máy công nghệ nặng hay xây
dựng để bầu trời những nơi thi đấu trong trẻo và ít khói mù hơn. Và hệ
thống công an an ninh đã được sử dụng tối đa để tạo một bộ mặt hiền hòa lương
thiện cho một xã hội tốt lành. Những biện pháp ấy đã tạo thành một trật tự cho
một trại tập trung chứ không phải là một đời sống của một xã hội với sinh hoạt
bình thường. Với chủ trương thể thao phục vụ cho chính trị và Trung Quốc muốn
xác định vị trí cường quốc của mình nên họ cố gắng dùng đủ mọi phương tiện để
đạt được thành tích về những kỷ lục thể thao bất chấp mọi sự. Họ đã có chủ
trương dùng các loại thuốc kích thích cho các vận động viên dù có sự lạm dụng
hoặc ngăn cấm của Ủy ban Thế vận hay không.
Một vấn đề bảo đảm cho sự công bằng cho những cuộc thi đấu là việc kiểm soát việc sử dụng các loại kích thích tố của vận động viên. Và có nhiều lực sĩ có thành tích quốc tế với những kỷ lục tạo ra đã bị loại vì vi phạm những luật cấm. Càng ngày, những kỹ thuật kiểm soát càng chặt chẽ với những phương pháp mới phát minh, chính xác và hữu hiệu.
Một phụ nữ Việt Nam sinh trưởng ở Pháp mang tên Pháp là người đã góp công vào công việc ấy. Đó là Caroline Hatton, tác giả của The Night Olympic Team và cuốn truyện thiếu nhi về hai anh em người Việt Nam trong trường học Pháp Vero and Philippe.
Nói về tác phẩm The Night Olympic Team của mình, tác giả viết: Cuốn sách này dành cho độc giả từ 10 tuổi đến 110 tuổi, nghĩa là đối tượng của tất cả những lứa tuổi đều có thể đọc. Tôi viết về những nhà khoa học làm việc cho Thế vận hội Olympic chuyên việc thử nghiệm để tìm ra những ai sử dụng thuốc cấm với mục đích làm cho những cuộc thi đấu công bằng hơn, mà trong đó có cả cá nhân tôi. Tôi viết với tư cách của một người đã cùng với nhiều khoa học gia khác từ khắp các quốc gia trên thế giới tại kỳ Thế vận hội mùa đông 2002 tại thành phố Salt Lake City.
Caroline Hatton sinh trưởng trong một gia đình Việt Nam ở Normandy, Pháp, và lớn lên ở Paris. Lúc gia đình còn nghèo, Caroline không có tiền mua sách nên đã mượn sách trong thư viện nhỏ của trường học và hầu như cuốn nào cũng đều đọc qua. Khi ở tuổi lên mười, tỉ lệ trung bình đọc một quyển sách lên tới 2.7 lần và cô bắt đầu viết tiểu thuyết như kiểu tự truyện bằng tiếng Pháp ở tuổi còn thơ dại. Đó cũng là một khủng khiếp dịu dàng đối với cô và quả thực không có một ngôn ngữ Pháp văn nào tốt để cô tự nâng cao trình độ của mình. Cô đọc tất cả thậm chí cả những câu thơ viết về sâu bọ, về những con vật nhỏ bé.
Ở tuổi 16, tất cả những sách vở cô đọc đều có dạng của ngôn ngữ khoa học thực dụng và cô đã trở lại với lề lối viết của một khoa học gia. Cô tốt nghiệp dược sĩ ở Đại học Paris và tiến sĩ về hóa học tại UCLA và đã trở thành Associate Director của UCLA Olympic Laboratory trong khoảng 15 năm để kiểm nghiệm mức độ sử dụng các chất kích thích của các lực sĩ. Và cô đã không đánh mất đi cái thú viết văn trong thời gian gần đây. Tác phẩm The Night Olympic Team đã mang người đọc đến đằng sau những hoạt động thể thao của Thế vận hội mùa đông năm 2002 ở Salt Lake City. Cô viết về những phương cách để khám phá từ phòng thí nghiệm để ngăn ngừa sự sử dụng trái phép những chất kích thích và được coi là một cách để ngăn ngừa sự gian lận khi các lực sĩ đạt được các thành tích thể thao. Tác phẩm này có thể dùng trong các lớp học để các giáo sư có thể đế cập đến những nhận thức về khoa học và đạo đức mà cô gọi là “doping in sport”. Với cách diễn tả rõ rang, đơn giản, độc giả dễ dàng hơn trong nhận thức về cách chống sự lạm dụng của thuốc kích thích cho những người đã trưởng thành. Tác giả viết: “Tôi viết cuốn sách này để diễn tả cho các độc giả trẻ tuổi cách sử dụng khoa học và sự khó khăn của việc làm ấy thế nào để hoàn tất bởi vì cái chủ đích tất cả mọi người giúp đỡ một người.”
Nhiều người điểm sách như Phillip Hersh của LA Times nhận xét đây là một cái nhìn căn bản và sâu sắc về sự gian lận khi dùng thuốc kích thích của các lực sỹ trong các cuộc thi đấu thể thao, hay Caroline Arnold của đài CBC: “Với sự chỉ dẫn để đánh vần những ngôn từ khó đọc để giải thích những nguyên tắc phức tạp và những hệ luận liên quan, tác giả đã giữ được trong phạm vi một chuyện kể chính nhắm vào những bi thảm chưa khép lại được. Nó giữ cho độc giả nỗi ngạc nhiên khi đọc đến chương sách cuối. Caroline Hatton giúp chúng ta hiểu biết về sự cung hiến, niềm ganh đua và những tưởng thưởng của The Night Olympic Team.”
Bên cạnh một Caroline Hatton khoa học gia còn có một Caroline Hatton nhà văn của tuổi thơ, của Vero and Phillipe. Cuốn tiểu thuyết này đã được đưa vào danh sách của Los Angeles Times Children’s Bestseller trong một thời gian khá dài. Tiểu thuyết này viết về sự xung khắc gia đình được chuyển đổi thành tinh thần làm việc đồng đội giữa hai anh em sống trong ảnh hưởng của hai nền văn hóa Việt và Pháp. Hai cô cậu này lớn lên ở thành phố Paris và khi vào trường học đã bị ảnh hưởng trong đời sống cá nhân về những tập tục, cách suy nghĩ cũng như sự hấp thụ kiến thức.
Caroline Hatton phát biểu về tác phẩm dành cho thiếu nhi của mình: “Trong suốt cuộc đời mình, tôi luôn luôn thích đọc và viết. Niềm mơ ước có thể viết truyện cho thiếu nhi luôn luôn thúc giục tôi vì tôi biết rằng đó là cơ hội rất tuyệt vời để có thể nêu ra một vài điều đặc biệt làm cuộc sống của mỗi đứa trẻ trở nên tốt đẹp hơn và cùng một lúc có thể là nguồn gốc của cảm hứng cho tuổi thơ để có những động lực thực hiện được những thành quả tốt đẹp cho cuộc đời này. Khi tôi hơn 40 tuổi, tôi đã ghi danh học vài lớp dạy viết văn cho thiếu nhi vì biết rõ rằng viết cho thiếu nhi sẽ khác biệt rất nhiều so với cách viết cho người đã trưởng thành.”
Los Angeles Times trong Books Review đã viết: “Cuốn sách này đưa ra một cái nhìn độc đáo về việc hòa nhập hai nền văn hóa vào nhau - một là cuộc sống của giai cấp trung hoặc thượng lưu ở nước Pháp nhiều năm trước đây và một là cuộc sống của một gia đình người Việt”.
Caroline Hatton cũng nói: “Những sinh hoạt của gia đình tôi cũng một phần nào đó giúp cho tôi có thêm nhiều ý tưởng cho tác phẩm này. Trong cuộc sống của tôi khi lớn lên, cha mẹ tôi không phải lúc nào cũng cắt nghĩa cho tôi đâu là văn hóa Việt Nam đâu là văn hóa Pháp. Nói chung là không bao giờ có lời giải thích rõ ràng phân biệt hai nền văn hóa đi song song nhau trong cuộc sống. Nhưng qua thực tế trong gia đình tôi biết được những lề thói phong tục của người Việt Nam. Có lẽ vì tôi được nuôi dạy giáo dục từ nhỏ mà tự nhiên tôi nhận thức được những điều đó. Tôi tuyệt đối hạnh phúc và hết sức tạ ơn cuộc đời đã cho tôi có được một gia đình có cha mẹ người Việt Nam tuyệt vời.” -[NMT]
Một vấn đề bảo đảm cho sự công bằng cho những cuộc thi đấu là việc kiểm soát việc sử dụng các loại kích thích tố của vận động viên. Và có nhiều lực sĩ có thành tích quốc tế với những kỷ lục tạo ra đã bị loại vì vi phạm những luật cấm. Càng ngày, những kỹ thuật kiểm soát càng chặt chẽ với những phương pháp mới phát minh, chính xác và hữu hiệu.
Một phụ nữ Việt Nam sinh trưởng ở Pháp mang tên Pháp là người đã góp công vào công việc ấy. Đó là Caroline Hatton, tác giả của The Night Olympic Team và cuốn truyện thiếu nhi về hai anh em người Việt Nam trong trường học Pháp Vero and Philippe.
Nói về tác phẩm The Night Olympic Team của mình, tác giả viết: Cuốn sách này dành cho độc giả từ 10 tuổi đến 110 tuổi, nghĩa là đối tượng của tất cả những lứa tuổi đều có thể đọc. Tôi viết về những nhà khoa học làm việc cho Thế vận hội Olympic chuyên việc thử nghiệm để tìm ra những ai sử dụng thuốc cấm với mục đích làm cho những cuộc thi đấu công bằng hơn, mà trong đó có cả cá nhân tôi. Tôi viết với tư cách của một người đã cùng với nhiều khoa học gia khác từ khắp các quốc gia trên thế giới tại kỳ Thế vận hội mùa đông 2002 tại thành phố Salt Lake City.
Caroline Hatton sinh trưởng trong một gia đình Việt Nam ở Normandy, Pháp, và lớn lên ở Paris. Lúc gia đình còn nghèo, Caroline không có tiền mua sách nên đã mượn sách trong thư viện nhỏ của trường học và hầu như cuốn nào cũng đều đọc qua. Khi ở tuổi lên mười, tỉ lệ trung bình đọc một quyển sách lên tới 2.7 lần và cô bắt đầu viết tiểu thuyết như kiểu tự truyện bằng tiếng Pháp ở tuổi còn thơ dại. Đó cũng là một khủng khiếp dịu dàng đối với cô và quả thực không có một ngôn ngữ Pháp văn nào tốt để cô tự nâng cao trình độ của mình. Cô đọc tất cả thậm chí cả những câu thơ viết về sâu bọ, về những con vật nhỏ bé.
Ở tuổi 16, tất cả những sách vở cô đọc đều có dạng của ngôn ngữ khoa học thực dụng và cô đã trở lại với lề lối viết của một khoa học gia. Cô tốt nghiệp dược sĩ ở Đại học Paris và tiến sĩ về hóa học tại UCLA và đã trở thành Associate Director của UCLA Olympic Laboratory trong khoảng 15 năm để kiểm nghiệm mức độ sử dụng các chất kích thích của các lực sĩ. Và cô đã không đánh mất đi cái thú viết văn trong thời gian gần đây. Tác phẩm The Night Olympic Team đã mang người đọc đến đằng sau những hoạt động thể thao của Thế vận hội mùa đông năm 2002 ở Salt Lake City. Cô viết về những phương cách để khám phá từ phòng thí nghiệm để ngăn ngừa sự sử dụng trái phép những chất kích thích và được coi là một cách để ngăn ngừa sự gian lận khi các lực sĩ đạt được các thành tích thể thao. Tác phẩm này có thể dùng trong các lớp học để các giáo sư có thể đế cập đến những nhận thức về khoa học và đạo đức mà cô gọi là “doping in sport”. Với cách diễn tả rõ rang, đơn giản, độc giả dễ dàng hơn trong nhận thức về cách chống sự lạm dụng của thuốc kích thích cho những người đã trưởng thành. Tác giả viết: “Tôi viết cuốn sách này để diễn tả cho các độc giả trẻ tuổi cách sử dụng khoa học và sự khó khăn của việc làm ấy thế nào để hoàn tất bởi vì cái chủ đích tất cả mọi người giúp đỡ một người.”
Nhiều người điểm sách như Phillip Hersh của LA Times nhận xét đây là một cái nhìn căn bản và sâu sắc về sự gian lận khi dùng thuốc kích thích của các lực sỹ trong các cuộc thi đấu thể thao, hay Caroline Arnold của đài CBC: “Với sự chỉ dẫn để đánh vần những ngôn từ khó đọc để giải thích những nguyên tắc phức tạp và những hệ luận liên quan, tác giả đã giữ được trong phạm vi một chuyện kể chính nhắm vào những bi thảm chưa khép lại được. Nó giữ cho độc giả nỗi ngạc nhiên khi đọc đến chương sách cuối. Caroline Hatton giúp chúng ta hiểu biết về sự cung hiến, niềm ganh đua và những tưởng thưởng của The Night Olympic Team.”
Bên cạnh một Caroline Hatton khoa học gia còn có một Caroline Hatton nhà văn của tuổi thơ, của Vero and Phillipe. Cuốn tiểu thuyết này đã được đưa vào danh sách của Los Angeles Times Children’s Bestseller trong một thời gian khá dài. Tiểu thuyết này viết về sự xung khắc gia đình được chuyển đổi thành tinh thần làm việc đồng đội giữa hai anh em sống trong ảnh hưởng của hai nền văn hóa Việt và Pháp. Hai cô cậu này lớn lên ở thành phố Paris và khi vào trường học đã bị ảnh hưởng trong đời sống cá nhân về những tập tục, cách suy nghĩ cũng như sự hấp thụ kiến thức.
Caroline Hatton phát biểu về tác phẩm dành cho thiếu nhi của mình: “Trong suốt cuộc đời mình, tôi luôn luôn thích đọc và viết. Niềm mơ ước có thể viết truyện cho thiếu nhi luôn luôn thúc giục tôi vì tôi biết rằng đó là cơ hội rất tuyệt vời để có thể nêu ra một vài điều đặc biệt làm cuộc sống của mỗi đứa trẻ trở nên tốt đẹp hơn và cùng một lúc có thể là nguồn gốc của cảm hứng cho tuổi thơ để có những động lực thực hiện được những thành quả tốt đẹp cho cuộc đời này. Khi tôi hơn 40 tuổi, tôi đã ghi danh học vài lớp dạy viết văn cho thiếu nhi vì biết rõ rằng viết cho thiếu nhi sẽ khác biệt rất nhiều so với cách viết cho người đã trưởng thành.”
Los Angeles Times trong Books Review đã viết: “Cuốn sách này đưa ra một cái nhìn độc đáo về việc hòa nhập hai nền văn hóa vào nhau - một là cuộc sống của giai cấp trung hoặc thượng lưu ở nước Pháp nhiều năm trước đây và một là cuộc sống của một gia đình người Việt”.
Caroline Hatton cũng nói: “Những sinh hoạt của gia đình tôi cũng một phần nào đó giúp cho tôi có thêm nhiều ý tưởng cho tác phẩm này. Trong cuộc sống của tôi khi lớn lên, cha mẹ tôi không phải lúc nào cũng cắt nghĩa cho tôi đâu là văn hóa Việt Nam đâu là văn hóa Pháp. Nói chung là không bao giờ có lời giải thích rõ ràng phân biệt hai nền văn hóa đi song song nhau trong cuộc sống. Nhưng qua thực tế trong gia đình tôi biết được những lề thói phong tục của người Việt Nam. Có lẽ vì tôi được nuôi dạy giáo dục từ nhỏ mà tự nhiên tôi nhận thức được những điều đó. Tôi tuyệt đối hạnh phúc và hết sức tạ ơn cuộc đời đã cho tôi có được một gia đình có cha mẹ người Việt Nam tuyệt vời.” -[NMT]
No comments:
Post a Comment