Ngô Nhân
Dụng
Friday, September 20, 2013 5:04:34 PM
Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đang ngồi trên ngai vàng cai trị hơn một tỷ dân; nhưng bên dưới sàn nhà là một kho thuốc nổ. Nỗi uất hận của người dân Trung Hoa trước cảnh quan chức tham nhũng, xã hội bất công, chỉ chờ cơ hội bùng lên.
Mồi lửa cháy chậm là các “công dân mạng,” những người sử dụng mạng lưới thông tin Internet, đặc biệt là các blogger.
Trong giới thanh niên có hiểu biết, kể cả những người đã làm giàu, ý thức về quyền công dân mỗi ngày mạnh hơn. Mạng thông tin này sẽ tác động những người dân bình thường. Khi nào kinh tế suy yếu, số dân thất nghiệp lên cao, thì lửa sẽ phụt cháy. Ðảng cộng sản biết như vậy; cho nên mỗi lần một lãnh tụ mới lên làm chủ tịch, họ đều lớn tiếng hô hào chống tham nhũng.
Năm 2003, Hồ Cẩm Ðào đã bỏ tù chín quan chức từ hàng thứ trưởng trở lên trong năm đầu tiên lên ngôi chủ tịch. Năm nay đến lượt Tập Cận Bình. Từ lúc nắm quyền, họ Tập đã cho điều tra và truy tố chín người với cấp bậc tương đương. Tập Cận Bình tuyên bố sẽ không chỉ “đánh ruồi” mà còn “bắt cọp.” Ông hứa quan chức cao đến đâu cũng có thể bị điều tra về tội tham nhũng. Trong số chín người bị điều tra, có bốn con cọp lớn. Nhưng người dân Trung Hoa vẫn nghi ngờ.
Họ tự hỏi đó là một hành động bài trừ tham nhũng thật, hay chỉ là một thủ đoạn hạ vây cánh các đối thủ chính trị. Các công dân mạng biểu lộ mối hoài nghi của người dân.
Ðầu tuần này, một con ruồi mới được các các blogger phơi lên mạng. Con ruồi rất nhỏ tên là Lương Văn Dũng (Liang Wenyong), bí thư đảng xã Cô San Tử (Gushanzi), thuộc huyện Hưng Long, tỉnh Hà Bắc. Ngày Thứ Hai vừa qua trên, trên các blog truyền đi một phim video chiếu cảnh Dũng đang ăn tiệc. Cán bộ ăn tiệc thì là chuyện hàng ngày ở huyện; nhưng trong đoạn phim người ta còn chứng kiến cảnh Lương Văn Dũng lớn tiếng “chửi dân,” tất cả dân chúng nói chung, không từ ai cả!
Trên bàn tiệc của Dũng đầy các món tôm hùm, cua rang muối, và vịt quay. Thức uống là thứ rượu Ngũ Lương Dạ (Wuliangye) giá mỗi bình rẻ nhất cũng gần 300 đồng nguyên, trên 40 đô la Mỹ; chai hạng tốt có thể từ 14 ngàn đến 26 ngàn nguyên (hơn 2000 tới hơn 4000 đô la Mỹ). Ðoạn phim cũng cho thấy Dũng hút thuốc lá Trung Hoa (Zhonghua), thứ thuốc được các quan chức ưa chuộng với giá mỗi bao trung bình 15 đô la. Phần gay cấn là đoạn cuối phim này, các công dân mạng được nghe Lương Văn Dũng nhận xét về “quần chúng nhân dân” như sau: “Cái bát của chúng nó thì đầy cơm, cái miệng chúng nó đầy thịt, nhưng ăn xong là chúng nó lại phê bình chính phủ! Ðó là cái cái tính chất của quần chúng! Các anh không cần phải giữ thể diện cho bọn vô liêm sỉ này!”
Ðoạn phim dài dưới năm phút không biết ai quay rồi đưa lên mạng, chỉ nội trong một ngày 16 Tháng Chín, 9,000 blogger đã chuyển phim lên mạng của mình. Lương Văn Dũng bị cách chức ngay lập tức. Hội Ðồng Nhân Dân xã Cô San Tử ra thông cáo sẽ mở một chương trình học tập cho các cán bộ và đảng viên! Không biết họ học tập cái gì? Không nên ăn tiệc nhồm nhoàm và chửi dân? Không được quay phim khi ăn uống? Hay không nên ăn cắp của công lấy tiền ăn nhậu? Một công dân mạng sau khi coi phim đã viết: “Nếu chúng ta được bỏ phiếu bầu những người lãnh đạo thì sẽ không có cảnh này!” Ðây là một lời hô hào dân chủ cụ thể và thực tế không thể chối cãi được: Chỉ có dân chủ hóa mới trừ được nạn cán bộ tham nhũng!
Các blogger tạo áp lực buộc đảng cộng sản phải loại trừ một viên chức cấp xã; dù đó chỉ là một con ruồi! Nhưng công việc bắt ruồi của các công dân mạng đã bùng lên từ mấy năm qua và còn phát triển thêm. Trong tháng này, tòa án mới xử Dương Ðạt Tài (Yang Dacai), giám đốc Sở An Toàn Lao Ðộng của tỉnh Thiểm Tây, án 14 tháng tù. Tài bị truy tố cũng vì bị các công dân mạng đưa lên diễn đàn mở ngỏ.
Tháng Tám năm ngoái các blog chia sẻ với nhau bức hình một ông giám đốc phương phi bụng bự đang đứng coi một tai nạn xe cộ. Tai nạn làm 36 người chết, nhưng trong hình người ta thấy Dương Ðạt Tài đang vừa ngắm tai nạn vừa cười, còn bĩu môi nữa. Nếu chỉ có thế thôi thì chắc giờ này Dương Ðạt Tài vẫn còn ngồi tại chức. Các công dân mạng bảo nhau cùng nhìn kỹ cổ tay Dương Ðạt Tài. Ông ta đeo hai bên tay hai cái đồng hồ, toàn là thứ xịn! Một cái Omega Constellation (giá chừng 10,000 đô la) và một cái Constantin (giá 32,000 đô!) Một công chức cấp tỉnh lương bao nhiêu mà đeo những đồng hồ xa xỉ như vậy? Trước làn sóng phẫn nộ nổi lên trên mạng, tỉnh Thiểm Tây ra lệnh điều tra tài sản của quan giám đốc này. Trong nhà ông ta có 11 cái đồng hồ đắt tiền loại trên. Ông khai là đã mua chúng với đồng lương công chức của mình!
Sau vụ đứng coi đụng xe của Dương Ðạt Tài, trên mạng lại ồn ào về một vụ đụng xe khác, ngay tại thủ đô Bắc Kinh. Chiếc xe lái trên xa lộ vòng đai, đụng phải cột đường mạnh đến nỗi gẫy đôi. Ðó là một chiếc Ferrari 458 Spider, giá bán ở Trung Quốc tương đương với một triệu đô la Mỹ. Trong xe là một thanh niên và một thiếu nữ khỏa thân, thêm một cô khác mặc chút ít quần áo hở hang. Các công dân mạng đã đưa bức hình chiếc xe tan nát lên Internet và đặt câu hỏi: Ai mà lắm tiền như vậy? Nhưng không ai biết. Tai nạn đã xảy ra từ Tháng Ba, đến Tháng Chín bức hình mới lên mạng. Không biết chủ nhân xe là con nhà ai. Phải đợi tới khi một tờ báo ở Hồng Kông, The South China Morning Post tiết lộ. Nạn nhân chính là cậu con trai 23 tuổi của ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), một quan lớn trong văn phòng thường trực Trung Ương Ðảng, và là một cánh tay đắc lực của Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào, lúc đó còn tại chức. Bản tin cho biết lúc được mời tới nơi xảy ra tai nạn, Lệnh Kế Hoạch từ chối không nhận người lái xe tử nạn là con trai mình. Báo chí lề phải đã loan tin tai nạn này, nhưng sau đó đã được lệnh ngưng; bóc cả bản tin trên mạng. Báo Post cho biết biên bản tai nạn của cảnh sát giấu tên họ của cậu trai, thay vào đó lại ghi là họ Giả, cố ý cho người ta nghĩ đây là con của Giả Khánh Linh, một ủy viên Thường Vụ Bộ Chính Trị đối nghịch với Hồ Cẩm Ðào. Nhưng tới Tháng Tám, Lệnh Kế Hoạch vẫn bị huyền chức, trước khi Hồ Cẩm Ðào mãn nhiệm. Tờ South China Morning Post vạch rõ tên cha con Lệnh Kế Hoạch, dân Trung Hoa mới biết. Lập tức các blog đưa bản tin lên mạng và bàn tán. Nhưng ngay sau đó khi tìm trên mạng thấy những chữ “Ferrari”, “Lệnh Con” và “Vương tôn Lệnh” đều bị cấm. Lệnh Kế Hoạch là một thứ “cọp” được hạ cánh an toàn, Tập Cận Bình vẫn chưa dám đụng tới, mặc dù có tin đồn tay này nằm trong âm mưu đảo chánh cùng với Bạc Hy Lai, tay trùm đảng ở Trùng Khánh mới bị ra tòa về tham nhũng, bản án sắp được công bố nay mai.
Tập Cận Bình đã ra tay bắt bốn con cọp, được báo chí đảng đưa tin để chứng tỏ chống tham nhũng thật. Ðứng đầu sổ là Tưởng Cô Mẫn (Jiang Jiemin), nguyên là chủ tịch tập đoàn Dầu Lửa Quốc Gia (CNCP), công ty dầu quốc doanh lớn nhất.
Vào Tháng Tám một người khác bị điều tra về “vấn đề kỷ luật,” một cách nói để tránh hai chữ tham nhũng, là Vương Vĩnh Xuân (Wang Yongchun), phó chủ tịch CNPC đã bị mất chức.
Con cọp thứ ba là Quách Vĩnh Tường (Guo Yongxiang), nguyên phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên, bị bắt hồi Tháng Sáu.
Vào tháng Mười Hai năm ngoái, Lý Xuân Thành (Li
Chuncheng), nguyên phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên là con cọp thứ tư bị điều tra.
Lý Xuân Thành mới được bầu làm ủy viên dự khuyết Trung Ương Ðảng trong đại hội
đảng thứ 18 mà bị điều tra ngay; một điều chưa từng xẩy ra trong lịch sử đảng
Cộng sản Trung Quốc. Hơn nữa, lý do đưa ra là con trai Lý Xuân Thành say rượu
lái xe gây tai nạn; một cái tội rất nhỏ mà trước đây các đảng viên cao cấp
không bao giờ bị hỏi tới. Vụ này cũng tương tự như vụ bắt điều tra Lôi Chính
Phú (Lei Zhengfu), một quan chức Trùng Khánh, sau khi một đoạn phim video cảnh
dâm ô có Lôi tham dự được đưa lên mạng. Lôi bị bắt cốt để trừ khử các tay chân
còn lại của Bạc Hy Lai.
Nhưng còn bốn con cọp mới bị bắt thì sao?
Tập Cận Bình đánh bốn con cọp này để loại bỏ các thủ túc của Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), một đối thủ chính trị trong cánh Bạc Hy Lai. Họ Chu từng đứng đầu tất cả guồng máy công an mật vụ của đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi vào Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị từ năm 2007. Trước đó Chu Vĩnh Khang đã làm phó chủ tịch công ty dầu lửa CNPC, mà trong thời gian này Quách Vĩnh Tường làm việc dưới quyền Chu. Quách theo Chu từ năm 1990 đến năm 2002. Khi Chu lên làm tổng giám đốc CNPC cũng mang họ Quách theo, như một chánh văn phòng. Một năm sau khi Chu lên làm bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, Quách được đưa qua làm thư ký của tỉnh ủy vào năm 2000. Năm 2002 Chu vào Bộ Chính Trị, lên làm bộ trưởng Công An, Quách được cử làm phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên. Lý Xuân Thành cũng là đàn em của họ Chu ở Tứ Xuyên. Vương Vĩnh Xuân, Tưởng Cô Mẫn đều là những người cộng tác với Chu Vĩnh Khang trong ngành dầu lửa. Một ngày sau khi Vương bị bắt, ba viên chức cao cấp của tập đoàn CNPC cũng bị điều tra về tham nhũng. Tất cả bốn con cọp này đều liên hệ với Chu Vĩnh Khang, một người được coi là phe cánh với Bạc Hy Lai.
Cho nên dư luận dân Trung Hoa cho rằng việc “bắt cọp” của Tập Cận Bình chẳng qua cũng chỉ là một đòn để hạ đối thủ của mình trong nội bộ đảng cộng sản chứ không phải chống tham nhũng. Bởi vì nếu chống tham nhũng thì sẽ còn hàng trăm, hàng ngàn con cọp khác đáng bị bắt. Cựu Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đã bị tố giác là giúp bà con làm giầu, với tài sản hàng tỷ đô la, mà các mạng lưới ở trong nước Tàu không được hé miệng nói gì.
Các công dân mạng ở Trung Quốc hiện nay vẫn bị đè nén dưới guồng máy công an mật vụ. Bộ phận đặc trách kiểm soát các mạng thông tin do Chu Vĩnh Khang lập ra, được Tập Cận Bình tiếp tục sử dụng. Tuần trước, một công dân mạng nổi tiếng bị bắt là Vương Công Quyền (Wang Gongquan), một nhà kinh doanh đã lên hàng đại gia. Vương Công Quyền có 1.6 triệu người theo trong mạng Weibo, giống như Twitter ở Mỹ, cho nên có ảnh hưởng lớn. Trang mạng của họ Vương đã bị chính quyền cộng sản phá từ lâu, vì nhà tư bản này đã lên tiếng ủng hộ Phong trào Công Dân Mới của luật sư Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), người mới bị quản thúc vào Tháng Tư vừa qua. Một nhà kinh doanh thành công hợp tác với một luật sư bảo vệ quyền công dân; cho thấy thế giới công dân mạng ở Trung Quốc cũng thay đổi. Không những họ gồm những người có đầu óc mà còn thêm những người có tiền nữa. Trong số các đại gia tham gia phong trào lên mạng có Phan Thạch Ngật (Pan Shiyi), một nhà tỷ phú ngành địa ốc. Nghe tin bạn là Vương Công Quyền bị quản thúc, ngày 13 Tháng Chín Phan Thạch Ngật viết gửi 16 triệu công dân mạng vẫn theo ông Weibo: Hôm nay toàn tin xấu!
Nhưng tiếng nói của người dân Trung Hoa đòi tự do dân chủ sẽ ngày càng mạnh hơn. Sẽ tới lúc đảng cộng sản không thể tiếp tục đàn áp họ được nữa! Các công dân mạng hiện mới chỉ dụng tới thứ tham nhũng hạng ruồi. Sẽ tới ngày họ tấn công tới các con cọp!
Nhưng còn bốn con cọp mới bị bắt thì sao?
Tập Cận Bình đánh bốn con cọp này để loại bỏ các thủ túc của Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), một đối thủ chính trị trong cánh Bạc Hy Lai. Họ Chu từng đứng đầu tất cả guồng máy công an mật vụ của đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi vào Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị từ năm 2007. Trước đó Chu Vĩnh Khang đã làm phó chủ tịch công ty dầu lửa CNPC, mà trong thời gian này Quách Vĩnh Tường làm việc dưới quyền Chu. Quách theo Chu từ năm 1990 đến năm 2002. Khi Chu lên làm tổng giám đốc CNPC cũng mang họ Quách theo, như một chánh văn phòng. Một năm sau khi Chu lên làm bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, Quách được đưa qua làm thư ký của tỉnh ủy vào năm 2000. Năm 2002 Chu vào Bộ Chính Trị, lên làm bộ trưởng Công An, Quách được cử làm phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên. Lý Xuân Thành cũng là đàn em của họ Chu ở Tứ Xuyên. Vương Vĩnh Xuân, Tưởng Cô Mẫn đều là những người cộng tác với Chu Vĩnh Khang trong ngành dầu lửa. Một ngày sau khi Vương bị bắt, ba viên chức cao cấp của tập đoàn CNPC cũng bị điều tra về tham nhũng. Tất cả bốn con cọp này đều liên hệ với Chu Vĩnh Khang, một người được coi là phe cánh với Bạc Hy Lai.
Cho nên dư luận dân Trung Hoa cho rằng việc “bắt cọp” của Tập Cận Bình chẳng qua cũng chỉ là một đòn để hạ đối thủ của mình trong nội bộ đảng cộng sản chứ không phải chống tham nhũng. Bởi vì nếu chống tham nhũng thì sẽ còn hàng trăm, hàng ngàn con cọp khác đáng bị bắt. Cựu Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đã bị tố giác là giúp bà con làm giầu, với tài sản hàng tỷ đô la, mà các mạng lưới ở trong nước Tàu không được hé miệng nói gì.
Các công dân mạng ở Trung Quốc hiện nay vẫn bị đè nén dưới guồng máy công an mật vụ. Bộ phận đặc trách kiểm soát các mạng thông tin do Chu Vĩnh Khang lập ra, được Tập Cận Bình tiếp tục sử dụng. Tuần trước, một công dân mạng nổi tiếng bị bắt là Vương Công Quyền (Wang Gongquan), một nhà kinh doanh đã lên hàng đại gia. Vương Công Quyền có 1.6 triệu người theo trong mạng Weibo, giống như Twitter ở Mỹ, cho nên có ảnh hưởng lớn. Trang mạng của họ Vương đã bị chính quyền cộng sản phá từ lâu, vì nhà tư bản này đã lên tiếng ủng hộ Phong trào Công Dân Mới của luật sư Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), người mới bị quản thúc vào Tháng Tư vừa qua. Một nhà kinh doanh thành công hợp tác với một luật sư bảo vệ quyền công dân; cho thấy thế giới công dân mạng ở Trung Quốc cũng thay đổi. Không những họ gồm những người có đầu óc mà còn thêm những người có tiền nữa. Trong số các đại gia tham gia phong trào lên mạng có Phan Thạch Ngật (Pan Shiyi), một nhà tỷ phú ngành địa ốc. Nghe tin bạn là Vương Công Quyền bị quản thúc, ngày 13 Tháng Chín Phan Thạch Ngật viết gửi 16 triệu công dân mạng vẫn theo ông Weibo: Hôm nay toàn tin xấu!
Nhưng tiếng nói của người dân Trung Hoa đòi tự do dân chủ sẽ ngày càng mạnh hơn. Sẽ tới lúc đảng cộng sản không thể tiếp tục đàn áp họ được nữa! Các công dân mạng hiện mới chỉ dụng tới thứ tham nhũng hạng ruồi. Sẽ tới ngày họ tấn công tới các con cọp!
No comments:
Post a Comment