Sunday, 7 October 2012

Ý THỨC QUỐC GIA NGÀY CÀNG BỊ COI THƯỜNG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC (Cầu Nhật Tân)





07/10/2012

Từ chỗ không coi trọng quốc thể nên trong tiềm thức, các lãnh đạo và cán bộ của ta luôn xem nhẹ mọi thứ, cốt có tí lợi hoặc cốt cho xong chuyện. Thế mới có chuyện Cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội viết bài ca ngợi tên tướng mà bàn tay hắn vấy máu đồng bào và chiến sỹ ta. Báo Điện tử Đảng Cộng sản thì đăng hẳn Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Mới đây nhất có chuyện 4 vị lãnh đạo tối cao của ta gửi điện chúc mừng quốc khánh các lãnh đạo Trung Quốc, vốn buổi kỷ niệm này được họ cố ý tổ chức tại Hoàng Sa. Tình hình này cứ thế mà phát triển, không khéo sang năm lãnh đạo Việt Nam sẽ kéo nhau ra dự kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc tổ chức tại Trường Sa cũng nên.

———————

Nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ giữa các quốc gia là tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng. Trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, nguyên tắc này càng ngày càng bị xem nhẹ bởi ngay chính phía Việt Nam.

Công hàm 1958 mà đồng chí Phạm Văn Đồng thay mặt Bộ Chính trị ký đáng bị đời đời nguyền rủa. Nó gây ra tai họa khủng khiếp không những cho Việt Nam mà cho cả khu vực cũng như góp phần gây ra mối bất ổn lớn cho thế giới tại Biển Đông.

Trước và trong Hội nghị Thành Đô 1990, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của ta quan hệ với Trung Quốc vô nguyên tắc thế nào và hậu quả rất lớn để lại lâu dài cho đất nước đến hôm nay và ngày mai thì mọi người đều rất rõ.

Liên tục từ đó, chỉ cần đại sứ (thậm chí Tham tán hoặc Bí thư sứ quán) của Trung Quốc tại Hà Nội thoáng có mặt tại kỳ cuộc nào đó là y như rằng phải có ít nhất Uỷ viên Trung ương nếu không phải là Ủy viên Bộ Chính trị phục vụ tiếp đón.

Cách đây vài năm cả Hà Nội biết chuyện toàn bộ cán bộ Bộ Thông tin, Ban Tuyên giáo tề tựu để nghe viên Tham tán chính trị sứ quán TQ thuyết giảng về các đường lối của họ, tức là Trung Quốc “định hướng” cho những cán bộ làm công tác định hướng dư luận của Việt Nam.

Lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thì trong rất nhiều dịp đã “hội đàm” với cái anh chỉ là Chủ tịch tỉnh hoặc Bí thư tỉnh của Trung Quốc.

Cỡ Phó Tổng tham mưu trưởng của Trung Quốc sang ta thế nào cũng được đồng chí Tổng Bí thư hạ mình tiếp đón.

Rồi Thủ tướng Việt Nam vừa qua thăm khu tự trị Choang của họ cũng ôm hôn nồng nhiệt, “hội đàm” với Chủ tịch khu. Nếu xếp hàm cấp, anh này chỉ ngang cán bộ tỉnh của ta chứ mấy.

Những chuyện như cơ cấu bố trí nhân sự cao cấp, bầu bán lãnh đạo của ta v.v. đều phải xin ý kiến Trung Nam Hải, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của ta sau khi lên ghế, việc đầu tiên là bay ngay sang Bắc Kinh triều kiến, đã gần như trở thành quy trình bắt buộc.

Để quán triệt tinh thần 16 chữ vàng, 4 tốt, hàng chục năm qua, các cấp, các ngành (kể cả tình báo), các địa phương của Việt Nam liên tục thực hiện chương trình trao đổi đoàn thăm viếng với các cơ quan, địa phương của Trung Quốc. Dư luận đang bức xúc rằng có rất nhiều chuyện cơ mật đã bị phía Trung Quốc khai thác thông qua những quan hệ vô nguyên tắc tại các cuộc thăm viếng trên.

Đó là chưa nói tới chuyện lãnh đạo ta khi tiếp xúc lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ thái độ vô cùng tiểu nhược. Một ví dụ rất dễ thấy là cái bắt tay cực kỳ khúm núm trong đó Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đại diện cho Chính phủ VN đã dùng hai tay mình đón lấy bàn tay hờ hững của Ôn Gia Bảo, đồng thời cúi gập người khấu mình trước họ Ôn. Thật không xứng với vị thế của người đại diện cho một quốc gia.
.
Trong buổi phát động quyên góp ủng hộ nạn nhân động đất tại Tứ Xuyên (TQ) cách đây mấy năm, một vị lãnh đạo Trung ương hẳn hoi (không biết buột miệng hay cố ý) còn nói “ủng hộ ĐỒNG BÀO Tứ Xuyên” mà đồng chí này cầm văn bản đọc nhá. Những chuyện như đài Truyền hình VN tự ý xếp Việt Nam vào làm một ngôi sao phiên thuộc của TQ thì kể không thể hết.

Vừa qua, một bạn đọc trên Cao Bằng lại cho biết, nhân kỷ niệm ngày giải phóng tỉnh 3/10, chính quyền tỉnh (chắc phải được sự chuẩn y của Trung ương) mời lãnh đạo chính quyền tỉnh Quảng Tây sang dự. Trong hành động rất xỏ xiên, họ chỉ phái hai anh là TRỢ LÝ của chủ tịch TP Bách Sắc với huyện Sùng Tả sang Cao Bằng (chỉ tương đương anh nhân viên văn phòng UBND huyện của ta). Thế mà trong buổi lễ chính, họ đàng hoàng được bố trí ngồi vắt vẻo ngang hàng với Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang (do Bộ Chính trị phân công về dự) và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hà Ngọc Chiến. Các lãnh đạo cao nhất của tỉnh dành hẳn vài buổi liền “hội đàm” với mấy anh nhân viên cạo giấy cấp huyện của họ. Trước đó, lãnh đạo tỉnh phải thân ra tận cửa khẩu để đón rước các anh cán bộ quèn cấp huyện này của Trung Quốc.

Từ chỗ không coi trọng quốc thể nên trong tiềm thức, các lãnh đạo và cán bộ của ta luôn xem nhẹ mọi thứ, cốt có tí lợi hoặc cốt cho xong chuyện. Tức là ý thức về chủ quyền quốc gia là quá thấp. Thế mới có chuyện Cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội viết bài ca ngợi tên tướng mà bàn tay hắn vấy máu đồng bào và chiến sỹ ta. Báo Điện tử Đảng Cộng sản thì đăng hẳn Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Sau, Tổng biên tập Đào Duy Quát (Ủy viên Trung ương Đảng) phải đính chính và chịu phạt 30 triệu đồng. Lỗi này lại do các báo lề trái phát hiện và phản ánh… Mới đây nhất có chuyện 4 vị lãnh đạo tối cao của ta gửi điện chúc mừng quốc khánh các lãnh đạo Trung Quốc, vốn buổi kỷ niệm này được họ cố ý tổ chức tại Hoàng Sa.

Tình hình này cứ thế mà phát triển, không khéo sang năm lãnh đạo Việt Nam sẽ kéo nhau ra dự kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc tổ chức tại Trường Sa cũng nên.






No comments:

Post a Comment

View My Stats