Giáp Văn Dương
Cập nhật lần cuối 16/10/2012
1. Mỗi năm cứ đến tháng
Mười, giới khoa học và truyền thông lại hồi hộp theo dõi giải Nobel được phát
ra từ Stockholm, Thụy Điển. Đành rằng không ai làm khoa học để lấy giải thưởng,
nhưng giải Nobel từ lâu đã trở thành một biểu tượng của sự thành công trong
khoa học. Dưới con mắt đại chúng, giải Nobel là sự nhận nhận cao nhất về tài
năng và sự cống hiến của nhà khoa học. Nhưng ở phạm vi quốc tế,giải Nobel là
niềm tự hào dân tộc, và được nhiều người ngầm hiểu như một chứng nhận vềtrí tuệ
và mức độ phát triển của dân tộc đó.
Theo cách nhìn nhận đó, một đất nước chưa có giải Nobel
bị nhiều người coi là chưa trưởng thành thực sự về mặt trí tuệ, ngoài sự kiện
hiển nhiên là vẫn còn nhiều lạc hậu về khoa học. Đó chính là lý do vì sao một
số nước đang vươn lên như Hàn Quốc, Trung Quốc…lại có những chương trình nghiên
cứu lớn nhắm đến giải Nobel. Không hẳn vì họ khát khao danh tiếng của giải
Nobel đến cháy bỏng, mà vìđó sẽ là niềm tự hào dân tộc, là chứng nhận cao nhất
cho trí tuệ dân tộc và đất nước họ.
Nhiều người nhà nghiên cứu dành thời gian thống kê
sốlượng giải Nobel của các nước, các chủng tộc qua các thời kỳ,một phần cũng có
nguyên nhân từnhận định này.
2. Mùa Nobel năm nay đã
bắt đầu ngày 8/10/2012 vừa qua, với giải Nobel Y học được trao cho hai nhà khoa
học đến từ haiđất nước khác nhau. Đó là: John .B. Gurdon, Giáo sư bào của Đại
học Cambridge, Anh, và Shinya Yamanaka, Giáo sưcủa Đại học Kyoto, Nhật Bản,
vìđã “khám phá ra việc tái lập trình tế bào trưởng thành để trở thành tế bào
gốc”1. Những nghiên cứu của họ đã giúp con người hiểu rõ hơn quá
trình biệt hóa các tế bàođộng vật, trong đó có con người.
Nếu như trước đây, quá trình biệt hóa các tế bàođược mặc
định như quá trình một chiều, diễn tiến theo hướng từ tế bào gốc thành các
tếbào chuyên biệt. Điều này có thể được hình dung như việc một tảng đá lăn từ
trên đỉnh xuống chân núi mà không thể có chiều ngược lại. Hòn đá đó là tế bào
khởi đầu, vớiđộng vật thì đó có thểlà tế bào trứng sau khi được thụ tinh. Trong
quá trình lăn, hòn đáđó bị vỡ ra thành nhiều mảnh, tùy thuộc vào địa hình gập
ghề lồi lóm khác nhau chúng gặp phải trên đường đi, mỗi mảnh sẽ lăn đến một vị
trí khác nhau ở chân núi. Quá trình này gọi là quá trình chuyên biệt hóa, có
chức năng tạo ra các tếbào chuyên biệt, như tế bào cơ,tim, gan, thần kinh… từ
một tế bào khởi đầu.
Hình 1: Quá trình phát triển thông thường của con người
là quá trình biệt hóa tế bào một chiều, từ trứng đã thụtinh thành bào thai và
sau đó là người trưởng thành. B. Waddington đã minh họa quá trình biệt hóa
tếbào này như sau: tế bào gốc giống như một hòn đá lăn từtrên đỉnh núi
xuốngchân và dừng lại ở những vị trí khác nhau, tương ứng với các loại tếbào
khác nhau. Cách minh họa này cho thấy tính chất một chiều của quá trình biệt
hóa, giống nhưcác hòn đá chỉ có thểlăn từ đỉnh xuống chân núi mà không thể tự
lăn theo chiều ngược lại, và cũng không thểtự lăn ngang đến các vị trí khác,
ứng với các loại tế bào khác nhau2.
Con người đã từng chắc mẩm rằng đây là quá trình một
chiều, từ tế bào gốcđa năng phát triển thành các tếbào chuyên biệt, giống như
đá chỉ có thể lăn từ đỉnh núi xuống chân núi, chứ không thể có chiều ngược lại.
Nhưng hai nhà khoa học nói trên đã chứng minhđiều ngược lại cũng đúng: Tế bào
trưởng thành cũng có thể được tái lập trình đểtrở thành tế bào gốc đa năng ban
đầu! Như vậy, quá trình chuyên biệt hóa tế bào thực sựlà quá trình hai chiều.
Câu chuyện được bắtđầu năm 1962, khi John B. Gurdon thực
hiện một thí nghiệm như sau: Loại bỏnhân của một chiếc trứng ếch, và thay vào
đó bằng nhân của một tế bào trưởng thành tách ra từruột của một con nòng nọc.
Kỳ lạthay, cái trứng ếch được đổi nhân đó đã phát triển thành một chú nòng nọc
con hoàn toàn bình thường!
Hình 2 : John Gurdon sử dụng tia tử cực tím để phá hủy
nhân của trứng ếch (1). Sau đó, ông thay thế nó bằng nhân lấy ra từ một tế bào
ruột của một con nòng nọc (2). Hầu hết các trứngđược xử lý theo cách nàyđã
không phát triển, nhưng một vài trứng trong số đó đã phát triển thành nòng nọc
con hoàn toàn bình thường (3). Điều này cho thấy, tất cả thông tin về gene cần
thiết để tạo ra các tế bào khác nhau trong cơ thể của nòng nọcđều chứ đựng
trong nhân của tế bào . Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy, các động vật có vú
cũng có thể được nhân bản theo cách này (4)2.
Thí nghiệm của John B. Gurdon không chỉ cho thấy việc tái
lập trình một tế bào đã trưởng thành là hoàn toàn có thể,mà còn xác nhận bằng
thực nghiệm rằng: nhân tế bào là nơi mang toàn bộ thông tin về sự sống, và nhân
của mọi tế bào khác nhau đều mang cùng một bộ gene giống nhau.
Công trình của Gurdon đã mở đường cho hàng loạt nghiên
cứu mới về sinh
sản vô tính, mà nổi tiếng nhất là công trình tạo ra chú cừu Dolly năm 1996 bởi Ian Wilmut.
Năm 2006, Shinya Yamanaka đi xa hơn một bước: Thay vì sử
dụng tếbào trứng, ông đã sử dụng tế bào da của chuột – một tếbào chuyên biệt –
làm điểm khởi đầu. Ông cho rằng, một sốgene của tế bào gốc có thể sẽgiúp chuyển
hóa tế bào chuyên biệt trở thành tế bào gốc nếu những gene này được cấy ghép
vào tế bào chuyên biệt. Đểchứng minh cho giả thiết này, ông đã chuyển 24 gene
của tế bào gốc vào tế bào da chuột. Một số tế bào da này đã tái lập trình đểtrở
thành tế bào gốc. Những nghiên cứu tiếp theo cho thấy không cầnđến tất cả 24 gene
này, mà thực tế, chỉ cần 4 gene là đủ đểtái lập trình một tế bào da chuột thành
tế bào gốc. Ông gọi những tế bào gốc được tạo ra theo cách này là tế bào gốc
cảm ứng (iPS)3. Nghiên cứu của Shinya Yamanaka đã chứng minh thuyết
phục rằng, quá trình biệt hóa vì thế là một quá trình hai chiều và có thể kiểm
soátđược.
Hình 3: Xuất phát từmột nhóm 24 gene khác nhau (1),
Takahashi và Yamanaka đã chứng minh rằng thực tếchỉ cần 4 gene là đủ đểchuyển
một tế bào phôi hoặc da chuột (2) thành một tế bào gốcđa năng (3). Loại tế bào
này được gọi là tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS)2.
Những nghiên cứu của John B. Gurdon và Shinya Yamanaka đã
mở ra cánh cửa rất lớn cho nhiều ngành khoa học khác phát triển, trong đó có
những ngành rất mới và hứa hẹn nhiều đột phá lớn, như ngành Y học tái tạo, Dược
phẩm…Có thể nêu một ví dụ vềcác ứng dụng tiềm năng của các nghiên cứu này, như
việc tạo ra các tế bào mới để thay thếcho các tế bào đã bị bệnh, hoặc tạo ra
các tế bào chuyên biệt trong phòng thí nghiệm, như thếbào thần kinh chẳng hạn,
để thửnghiệm tính năng các loại thuốc trị bệnh mới, vì việc thử thuốc mới không
phải bao giờ cũng có thể thực hiện được trên người.
Hình 4: Có thể tái lập trình các tế bào đã biệt hóa của
bệnh nhân đểtrở thành tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) . Các tế bào iPS này sau
đó sẽ được nuôi đểtrở thành các loại tế bào khác nhau dùng trong việc nghiên
cứu sựphát triển của bệnh, hoặc dùngđể thử thuốc hay tìm kiếm các liệu pháp
điều trị mới2.
Ngoài ra, những nghiên cứu của John B. Gurdon và Shinya
Yamanaka cũng đã mở rộng thêm hiểu biết của con người về sự sống và do đó về
chính bản thân mình. Chỉ một tế bào nhỏ bé thôi cũng mang toàn bộ thông tin về
sự sống và có thể dùng để “tái tạo”lại sự sống nếu biết cách. Ámảnh về vũ trụ
trong hạt bụi, hay một là tất cả và tất cảlà một, lại một lần nữa dấy lên. Giải
Nobel dành cho họ vì thếhoàn toàn xứng đáng.
3. Câu chuyện về giải
Nobel Y học năm nay sẽdừng ở lại đây, nếu không có một sự kiện rằng: Năm 1979,
một nhóm bốn các nhà khoa học ởNga – trong đó có cố GS. Nguyễn Mộng Hùng, khi
đó đang là nghiên cứu sinh ở Đại học Tổng hợp Moscow - công bố một bài báo trên
tạp chí Nature danh tiếng, về một nghiên cứu rất gần với chủ đềcủa giải Nobel
năm nay4. Đó là công trình về sinh sản vô tính cá trạch, cũng thông qua việc cấy nhân của một tế bào trưởng thành
vào tế bào trứng cá trạch đã loại nhân trướcđó. Trong bài báo này, nhóm các nhà
khoa học ở Nga cũng đã trích dẫn các nghiên cứu của Gurdon trong phần tài liệu
tham khảo.
Tuy công bố sau công trình tiên phong của Gurdon 17 năm,
nhưng vào thời điểm năm 1979, thì đây là một lĩnh vực khoa học còn nhiều mới
mẻ. Nếu nhóm khoa họcở Nga có điều kiện theo đuổi và dấn sâu hơn thì có thểmang
lại những khám phá lớn như đã được chứng minh cho các nhóm khoa học khác sau
này.
Riêng với cố GS. Nguyễn Mộng Hùng, sau khi về nước, ông
làm việc ở khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Việc nghiên cứu về nhân bản
vô tính đã hoàn toàn bị đứt đoạn. Tuy chỉ là tác giả thứ hai trong bài báo nói
trên, nhưng do đã trực tiếp tham gia công trình này ở thờiđiểm còn rất sớm là
năm 1979, nên nếu ông làm việc ở ởAnh hay Nhật như các nhà khoa học được giải
năm nay, nhiều khả năng sựnghiệp khoa học của ông đã phát triển rất tốt và gặt
hái được những thành quả lớn hơn nữa5.
4. Việt Nam là một nước
lớn hay nhỏ? Dân tộc Việt Nam đã trưởng thành hay chỉ là một dân tộc vị thành
niên6?
Đó là những câu hỏi còn ám ảnh nhiều người Việt. Nhìn ra
thế giới, một đất nước 90 triệu dân, nói cùng một ngôn ngữ, ở một vị trí địa
lýđắc địa, nhiều tài nguyên, lại không có xung đột tôn giáo hay sắc tộc gì lớn,
thì là một của hiếm7. Không phải đất nước nào cũng may mắn có được
những điều kiện đó. Vậy tại sao Việt Nam lại không phát triển được, cứ tụt hậu mãi ở phía sau? Đâu là cản trở, và gỡ bỏ cản trở đó bằng cách nào?
Biết
đến khi nào Việt Nam mới phát triển, để mỗi mùa Nobel
đến, người Việt Nam không chỉ nghiêng mình trước trí tuệ của các dân tộc khác,
mà còn hồi hộp chờ đợi và hy vọng hai tiếng Việt Nam được xướng lên?
Giáp Văn Dương
Chú thích:
1 “for the discovery that mature cells can be
reprogrammed to become pluripotent”.
2 Scientific Background: Mature cells can be reprogrammed
to become pluripotent , nobelprize.org.
3 Induced pluripotent stem cell (iPS).
4 Nature 280, 16 August 1979, tr. 585-587.
5 Nguyễn Lân Dũng, “Người công bố nhân bản vô tính cá
trạch vừa đi xa”,Tạp chí Tia sáng, 24/6/2009.
6 Sinh thời, thi sĩ Tản Đà đã có một câu thơ đắng chát,
nhưng khó phủ nhận: Dân hai nhăm triệu, ai người lớn? Nước bốn nghìn năm vẫn
trẻ con.
7 Trao đổi riêng với GS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda,
tối 8/10/2012.
No comments:
Post a Comment