Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2012-10-23
Hội nghị Phong trào
Dân chủ Thế giới lần thứ 7 họp tại thủ đô Lima, nước Peru, Nam Mỹ, vừa diễn ra
từ ngày 14 đến 17/10.
Hội
nghị quy tụ 550 nhà dân chủ trong thế giới đến từ trên 100 quốc gia. Phong trào
Dân chủ Thế giới ra đời năm 1999 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Mỗi hai năm hội
nghị một lần đa phần tổ chức tại các nước dân chủ ở Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ.
Mỗi lần họp tập trung vào một chủ đề giải quyết vấn nạn dân chủ trong thế giới.
Lần
họp thứ 7 này tại Peru, chủ đề Hội nghị là “Dân chủ cho mọi người bằng cách
Bảo đảm Quyền Chính trị, Xã hội, bao quát cả Quyền Kinh tế”.
Ngoài các nhà lãnh đạo dân chủ, còn có sự hiện diện của đại diện LHQ, đại diện
đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu, các nhà nghiên cứu dân chủ, giáo sư
đại học, các thiết chế dân chủ toàn cầu, v.v...
Trong bốn ngày họp đã có 48 tổ thảo luận trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tại các nước dân chủ, đang tiến lên dân chủ
hay còn độc tài. Cơ sở Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy
ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã được mời thuyết trình về Tự do Tôn
giáo, cũng như tham gia thảo luận về Tự do Internet.
Nhân
dịp này, chúng tôi phỏng vấn ông Carl Gershman, Sáng lập viên Phong trào Dân
chủ Thế giới, để tìm hiểu mối liên quan giữa phong trào dân chủ Thế giới với
Việt Nam.
Hậu
thuẫn nhân dân VN
Ỷ Lan: Thưa ông Carl
Gershman, Hội nghị lần thứ 7 của Phong trào Dân chủ Thế giới có gì khác nhau so
với những lần họp trước?
Carl Gershman: Lần này họp ở Châu
Mỹ La tinh ở nước Peru. Trước đây đã có lần chúng tôi họp ở Nam Mỹ tại Sao
Paolo. Nhưng Peru rất khác với Brazil. Peru trải qua một cuộc tranh chấp khủng
khiếp và bạo động, mà hậu quả cũng còn đang tác động. Nhưng đồng thời là quốc
gia có tiến bộ đáng lưu ý trên mặt tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy đang
có vấn nạn chuyển tiếp. Thật là bổ ích để tổ chức hội nghị tại một quốc gia như
thế.
Hội
nghị nầy rất hấp dẫn vì quy tập rất nhiều thành phần nhân loại đến từ nhiều
quốc gia và bao quát trên diện rộng của những hoàn cảnh khác nhau. Chúng tôi
quy tụ những người tranh đấu cho nhân quyền trong những quốc gia độc tài toàn
trị nên phải sống lưu vong. Một số khác đến từ những quốc gia dân chủ còn sơ
khai. Thật là quan trọng cho những thành phần nhân loại khác nhau như thế gặp
nhau và chia sẻ kinh nghiệm. Tôi nghĩ rằng hội nghị đã quy tụ rộng rãi mọi
thành phần nhân loại rộng lớn chưa bao giờ có so với trước đây. Tất cả đều đang
đối diện với những vấn đề thực tiễn là làm sao củng cố sự bảo vệ những nhà đấu
tranh bảo vệ nhân quyền, làm sao đối diện với vấn nạn chuyển tiếp dân chủ, rồi
củng cố dân chủ, làm sao vận động sự hậu thuẫn và đoàn kết nhân dân đang bị
nguy khốn như hiện nay ở Việt Nam. Đây là những nan đề quan trọng cho Phong
trào Dân chủ Thế giới, và tôi hy vọng Phong trào Dân chủ Thế giới có thể mang
lại sự hậu thuẫn cho nhân dân Việt Nam đang phải đối diện với hoàn cảnh khó
khăn. Thế nhưng khi chúng ta nhìn sang Miến Điện, thì Việt Nam chưa phải là vô
vọng. Không vô vọng đâu. Cánh cửa sẽ mở ra thôi, và chúng tôi trông đợi cánh
cửa ấy.
Ỷ Lan: Ông nhận định ra
sao về sự tiến triển dân chủ trong thế giới ngày nay?
Carl Gershman: Khi tổ chức Quốc
gia Hỗ trợ Dân chủ bắt đầu hoạt động, Châu Mỹ La tinh là trọng tâm của cuộc đấu
tranh toàn cầu. Kể từ đó, số các quốc gia chuyển sang thể chế dận chủ đã nhân
lên xấp ba, từ 44 quốc gia tăng lên 123 quốc gia trong vòng ba mươi năm. Một sự
bùng nổ đầy ấn tượng, nhưng cũng kéo theo một số thách thức khác trong các quốc
gia đa dạng này.
Khi
dân chủ bắt đầu bùng nổ tại Châu Á, liền có những luận điểm cho rằng dân chủ là
ý niệm của Tây phương, không thích nghi theo quan điểm Châu Á. Nhưng ngày nay,
với những trải nghiệm tại Nam Hàn, Philippines, Indonesia, Đài Loan, rồi nay ở
Miến Điện,m minh chứng rằng dân chủ có thể thực hiện tại Châu Á trong các xã
hội Khổng giáo.
Còn
những gì xảy ra tại Trung Đông thì khá bi đát. Mặc dù vậy, sự chuyển đổi sang
dân chủ rất, rất khó khăn, chứng tỏ rằng nhân dân Trung Đông muốn có dân chủ.
Trước Mùa Xuân Á Rập, không ai nghĩ rằng dân chủ có thể thực hiện tại khu vực
này, vì văn hóa ở vùng này không khế hợp với dân chủ. Điều chúng ta có thể chắc
chắn rằng dân chủ là ý niệm phổ quát và khắp nơi nhân dân đòi hỏi dân chủ. Làm
sao thực hiện dân chủ mới là điều khó khăn. Ai cũng biết khó khăn ấy. Trước
hết, nó đòi hỏi sự phát triển kinh tế. Đây là chủ đề Hội nghị đặt ra hôm nay,
đó chính là sự BAO GỒM - làm sao bao gồm trong tiến trình dân chủ hai lĩnh vực
xã hội, chính trị và kinh tế cho khối nhân dân bị sống bên lề? Ở Peru đa số
thuộc thành phần thổ dân, tức khối người rất nghèo, hết sức nghèo. Tại các quốc
gia khác cũng có những thành phần thiểu số khác nhau. Đây là thách thức lớn.
Dân chủ không chỉ là vấn đề đầu phiếu, nhưng là làm sao xây dựng nền dân chủ
cho người công dân, để cho toàn khối nhân dân có thể tham gia và thực sự định
hướng cho tương lai họ, chứ không phải để cho chính quyền kiểm soát.
“Mùa
Xuân Việt Nam”
Ỷ Lan: Thưa ông, hiện
nay tự do chính trị đang thiếu vắng tại Việt Nam, khi chính quyền Việt Nam
tuyên bố rằng, họ đang “xây dựng dân chủ thông qua độc đảng cầm quyền là một mô
thức mới”. Ông nghĩ sao về luận điểm này?
Carl Gershman: Đây không phải là
mô thức của Việt Nam đâu. Nó là kiểu Trung Quốc đó, không phải kiểu Việt Nam.
Việt Nam có thể đòi hỏi thành tích đó, nhưng chẳng có bao nhiêu đâu!
Chúng
tôi thường nghĩ tới loại tiến trình này, nhưng hiện nay tôi thấy có nhiều hy
vọng vì những quốc gia như Trung Quốc hay Việt Nam, tuy có mở cửa chút đỉnh,
nhưng với kinh tế, Internet, sự phát triển kinh tế tạo ra giới trung lưu, hy
vọng sẽ tạo ra những điều kiện lớn hơn cho sự đòi hỏi dân chủ, để gây áp lực
cho dân chủ. Vấn đề là phải tiếp tục cuộc đấu tranh. Đây là những quốc gia, mà
chúng tôi thường nói, vừa muốn có chiếc bánh nhưng lại muốn ăn hết chiếc bánh.
Họ muốn có phát triển nhưng đồng thời lại muốn chuyên quyền.
Tôi
không tin rằng điều này có thể duy trì tại Việt Nam và Trung Quốc; giống như
trước kia, tôi cũng không tin các quốc gia như Nam Hàn, Đài Loan hay các quốc
gia khác tuyên bố rằng “càng độc đoán càng dễ dàng phát triển”. Quý vị
cần dân chủ để phát triển. Không thể chối cãi rằng quyền lực làm thối nát. Qúy
vị không thể giải quyết nạn tham nhũng khi không cho phép tự do báo chí, phải
có bầu cử tự do mới thanh lọc bọn tham nhũng, không có nền độc lập tư pháp thì
làm sao mang lại công lý? Qúy vị rất cần đến dân chủ. Như Giải Nobel Kinh tế
Amartya Sen tuyên bố tại hội nghị thành lập Phong trào Dân chủ Thế giới, rằng
cần có dận chủ để bảo vệ nhân dân. Dân nghèo cần dân chủ hơn ai cả. Vì một
chính quyền độc tải không thể bảo vệ đa số dân nghèo. Nhân dân chỉ được bảo vệ
khi họ có những tổ chức bảo vệ quyền lợi họ, khi họ được tự do ngôn luận, khi
họ có báo chí phát hiện sự lạm quyền. Đó là những điều nhân dân cần có để bảo
vệ họ.
Vì
vậy, tôi không bi quan với vấn đề Việt Nam, và ngay cả Trung Quốc. Chúng tôi
chỉ không biết đến bao giờ chuyện mới xảy ra. Lúc khai mạc hội nghị này, chúng
tội cùng nhận định rằng 2 năm trước đây, khi chúng ta họp hội nghị ở thủ đô
Jakarta bên Nam Dương vào tháng Tư năm 2010, ai có thể nghĩ rằng Mùa Xuân Á Rập
sẽ nổ ra? Chẳng ai tiên liệu được Mùa Xuân Á Rập.
Cũng
như thế, ai có thể nói rằng hội nghị Phong trào Dân chủ Thế giới vào năm 2014
sắp tới lại không sẽ xảy ra Mùa Xuân Việt Nam?! Tôi hình dung một Mùa Xuân Việt
Nam như Mùa Xuân Á Rập rất có cơ xảy ra lắm, nếu không là năm 2014 thì cũng sẽ
phải vào năm 2016 thôi, hoặc có thể sớm hơn nữa.
Tuy
nhiên sẽ rất sai lầm khi nghĩ rằng cái gọi là mô thức độc đoán của chủ nghĩa tư
bản là mô thức vĩnh viễn. Vì chính nó đang tạo ra những điều kiện nguyên nhân
cho sự sụp đổ tan tành của chính nó.
Ỷ Lan: Xin cám ơn ông
Carl Gershman.
Ỷ
Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự Do tại Lima, Châu Mỹ La Tinh.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment