Thứ hai 15 Tháng
Mười 2012
Sau 15 ngày họp kín tại Hà Nội, ngày 15/10/2012, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc với bài phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Toàn văn bài phát biểu được báo chí Việt Nam đăng tải.
Điều được giới quan sát trong và ngoài nước quan tâm theo dõi là liệu tại Hội nghị Trung ương này, có ai bị kỷ luật về tội tham nhũng, lợi dụng chức quyền để cho người thân lũng đoạn kinh tế, tài chính… hay không ? Theo các nguồn tin khác nhau, chưa được kiểm chứng, thì nhân vật trung tâm bị kiểm điểm lần này là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị cũng như « một đồng chí trong Bộ Chính trị ».
Từ ngữ « một đồng chí trong Bộ Chính trị » ở đây dường như là chỉ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi trình bày quá trình kiểm điểm, phê và tự phê trong Bộ Chính Trị, đối với từng ủy viên Bộ Chính trị, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam cho biết là bộ Chính trị đã quyết định đưa vấn đề này ra xin ý kiến Ban
Chấp hành Trung ương về hình thức kỷ luật.
Thế nhưng, vẫn theo lời ông Nguyễn Phú Trọng, xin
trích : « Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá ».
Đối với giới quan sát, câu hỏi lớn nhất hiện nay là sau Hội nghị Trung ương 6, liệu quyền lực của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bị giảm bớt đi hay không ? Hay tình hình vẫn như cũ, vẫn chỉ là những kiểm điểm, nhận khuyết điểm và hứa khắc phục.
Thứ
hai, ngày 15 tháng mười năm 2012
(AFP 15/10/2012)
Thủ tướng Việt Nam hôm nay đã tránh được việc bị kỷ luật. Bài diễn văn tổng kết
của Tổng bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền đã cho thấy như trên, trong lúc Việt
Nam đang chịu đựng một cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính hệ thống.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, tiếp
tục giữ chức Thủ tướng với nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai vào năm 2011, được các
nhà phân tích cho rằng số phận đang như mành treo chuông trong hội nghị lần 6
Ban chấp hành trung ương Đảng - dù việc cách chức ông khó thể xảy ra.
Nhưng Đảng đã quyết định không áp
dụng các biện pháp kỷ luật đối với toàn thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong
Bộ Chính trị. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố như thế trong bài diễn
văn đọc trước đại hội, được Đài Tiếng nói Việt Nam loan tải, mà không nêu tên
Thủ tướng.
Trong khi đó ĐCSVN đã từng yêu cầu Bộ
Chính trị đầy quyền lực (gồm 14 thành viên) chỉnh đốn những sai lầm, không cho
phép các thế lực thù địch bóp méo tình hình. Điều này ám chỉ những blog độc
lập, trong những tháng gần đây đã nhanh chóng tránh né việc kiểm duyệt áp đặt
lên báo chí chính thức, để đả kích Thủ tướng cũng như những người thân và phe
nhóm của ông.
Tất cả những cuộc thảo luận và tranh
cãi trong nội bộ ĐCSVN thường là bí mật, và lời tuyên bố này là một cảnh cáo
công khai, mạnh bạo một cách hiếm hoi, đối với người đứng đầu chính phủ. Thủ
tướng đã cứu được chiếc ghế của mình, nhưng chắc chắn là đã yếu thế đi sau hội
nghị này.
Từ vài tháng nay, kết quả hoạt động
của chính phủ bị chỉ trích rất dữ dội. Đầu tư nước ngoài giảm đến 30% so với
năm ngoái, tăng trưởng xuống còn 4,7% và lạm phát tuy ít nghiêm trọng hơn so
với năm 2011, lại bắt đầu tăng lên. Ngoài những con số trên đây, chiến lược của
ông Nguyễn Tấn Dũng còn vấp phải những thất bại nặng nề.
Chính ông đã chủ trương xây dựng các
tập đoàn công nghiệp quốc doanh mạnh, theo mô hình các chaebol của Hàn Quốc.
Một chính sách đã dẫn đến các vụ thất thoát nghiêm trọng, đặc biệt là vụ tập
đoàn đóng tàu Vinashin và tập đoàn hàng hải Vinalines.
Về phần lãnh vực ngân hàng đang oằn
mình dưới những món nợ xấu, vốn đã bị ngưng trệ từ cuối năm 2011, cần phải
có những cải cách chiều sâu. Và đất nước đã hồi hộp chờ đợi sau khi một số tên
tuổi lớn trong ngành ngân hàng bị bắt mới đây vì tội tham ô, trong đó có một
nhân vật nằm trong số những người giàu nhất Việt Nam, thân cận với Thủ tướng.
Các nhà phân tích từ vài tuần qua đã
cho rằng, các đối thủ của ông Dũng, trong đó có người đứng đầu Đảng và Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang, muốn lợi dụng hội nghị trung ương Đảng để buộc ông phải
trả giá cho các thất bại trên.
Bộ Chính trị đã thất bại trong việc
đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực từ các cán bộ đảng viên.
Ông Trọng trong bài diễn văn đã tuyên bố như trên, đả kích đạo đức và lối sống
của một số nhân vật có trách nhiệm.
Một đảng viên giấu tên cho biết, chưa
bao giờ lòng tin của nhân dân đối với Đảng lại ở mức thấp đến thế, kể từ khi
ĐCSVN được thành lập vào năm 1930. Đảng viên này mỉa mai : Cũng như trong quá
khứ, các nhà lãnh đạo ĐCSVN chỉ muốn lau rửa đến vai thôi, chứ không đến đầu
tóc – và đòi hỏi phải có những biện pháp triệt để hơn.
Cơ quan thẩm định tài chính Moody’s
mới đây đã hạ mức tín nhiệm về nợ công của Việt Nam từ B1 xuống B2, nhấn mạnh
sự thiếu vắng một giải pháp minh bạch cho khu vực tư nhân, và rủi ro cao về
việc thanh toán nợ của chính phủ.
Một viên chức cấp cao phê phán : Tất
cả mọi người đều ở trên cùng một chiếc tàu trong khi biển động. Cho dù người
thắng cuộc là ai, thì chính dân tộc Việt phải trả giá cho các hậu quả.
15/10/2012
Trong Thông báo Hội nghị TW6 khóa 11 có đoạn (xin được lược bớt):
“Bộ Chính trị … đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét
có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ
Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương.
… Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ
phiếu quyết định không kỷ
luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
Dù không nói thẳng ra nhưng tôi dám chắc khi đọc đến đoạn
này, ai cũng biết “một đồng chí” ấy là đồng chí nào.
Kể cũng lạ. Người ta chỉ bí mật những gì mà nói đến không
ai đoán ra hoặc ít ra cũng có một người không đoán ra. Thế nhưng, khi úp mở như
vậy mà ai cũng biết thì một là đừng nói tới, hai là đã nói thì nói hẳn ra.
Người ta chỉ giấu khi có thể giấu được ai đó. Còn khi
không giấu được ai thì giấu giếm như thế là bất lợi. Họ sẽ cho rằng, mặc dù nói
này nói khác nhưng Đảng vẫn chưa thật lòng khi tự kiểm điểm.
Đảng sợ xúc phạm đến “một đồng chí” ấy ư? Sợ mất uy tín
của “một đồng chí” ấy ư? Làm sao phải sợ khi ai cũng biết “một đồng chí” ấy là
đồng chí nào?
Còn nói hẳn danh tính “một đồng chí” ấy ra thì Đảng sẽ
được tiếng là chân thành, có khi niềm tin của dân chúng với đảng còn được củng
cố chút ít là khác.
Rồi đây, chuyện “một đồng chí” sẽ trở thành cụm từ mà
giới tiếu lâm hay dùng vào những chuyện đùa tếu cho mà xem.
15/10/2012
NTT
No comments:
Post a Comment