Sep
23, 2012 9:13 AM
Giải
thuởng đầu tiên về « hòa giải và yêu thuơng », gọi là giải
« Trần Nhân Tông », vừa được những người thành lập viện cùng tên,
Tran Nhan Tong Academy thuộc đại học Harvard, tuyên bố sẽ trao cho bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Thein Sein của Miến Điện.
Hai nhân vật trúng giải không thấy ai đến nhận giải, mà chỉ nghe báo chí VN nói
sẽ nhận giải sau. Cũng không thấy dòng tin tức nào về giải thuởng này trên các
trang báo quốc tế.
Bà
Suu Kyi, một « gương mặt của thế gới », được giải Nobel Hòa Bình
1991, là một phụ nữ lỗi lạc và kiên cường đã thành công trong việc chống lại
nền độc tài quân phiệt Miến Điện bằng phương pháp hòa bình bất bạo động, trong
khi chính những tay quân phiệt này đã giết cha của bà, người hùng dựng nước
Miến Điện là tướng Aung San năm 1947. Bà Suu Kyi đã bị tập đoàn độc tài quân
phiệt Miến Điện bắt giam và quản chế tại gia từ năm 1989 đến năm 2010. Bà hiện
đang lãnh đạo « Phong trào Quốc gia Dân chủ ».
Ông
Thein Sein, đương kim tổng thống Miến Điện, được quốc hội bầu lên từ tháng 3
năm 2011, phù hợp với chương trình « dân chủ hóa trong kỹ luật » do
nhóm quân phiệt đề xướng năm 2008. Theo nội dung chương trình, tập đoàn quân
phiệt giải tán (tháng 3 năm 2011). Bà Suu Kyi được Thein Sein trả tự do. Phong
Trào Quốc Gia Dân Chủ chính thức được hoạt động. Chương trình « dân chủ
hóa trong kỹ luật » thành hình vì tập đoàn quân phiệt nhắm thấy không có
khả năng để kiểm sóat toàn bộ quyền lực quốc gia, vì không thể cùng lúc vừa đối
đầu với nhiều đe dọa và áp lực chính trị từ bên trong lẫn bên ngoài. Tiêu biểu
là các lực lượng quân sự do các nhóm dân tộc thiểu số đòi lý khai ở các vùng
biên giới. Sức ép của quốc tế, về chính trị, ngoại giao và kinh tế, làm chính
quyền quân phiệt bị cô lập và kiệt quệ. Nhưng đáng ngại hơn cả là sự chống đối
của người dân Miến, biểu hiện qua các cuộc nổi dậy (như Phật giáo) gần đây.
Trong lúc trên thế giới đã hàng loạt xảy ra các cuộc cách mạng, các lãnh tụ độc
tài, các nhà nước toàn trị lần lượt bị sụp đổ trong máu lửa.
Như
thế, việc thả bà Suu Kyi chưa chắc là do kết quả của một chính sách đứng đắn
của quốc gia về hòa giải dân tộc, mà có thể là một bước lui chiến thuật của tập
đoàn quân phiệt. Hiện nay bà Suu Kyi chính thức trở lại chính trường, cùng với
một số thủ lãnh chính trị thuộc « Phong Trào Quốc Gia Dân chủ », tham
gia sinh hoạt Quốc Hội. Các hoạt động tiêu biểu của bà là mở các cuộc đối thoại
với lãnh đạo các dân tộc thiểu số, hay lên tiếng yêu cầu các nước nới lệnh cấm
vận đối với Miến Điện. Bà Suu Kyi cũng được phép xuất ngoại, sau hơn 20 năm bị
giam cầm. Bà được các nước Tây phương trân trọng tiếp đón như là một « vật
trân quí của nhân loại », hơn cả một vị nguyên thủ quốc gia. Bà được các
nước trao cho những huân chương, những huy hiệu cao quí nhất.
Việc
« Viện Trần Nhân Tông » trao giải « hòa giải và yêu
thuơng » cho hai nhà lãnh đạo chính trị Miến Điện thù nghịch nhau từ mấy
mươi năm, một bên đại diện cho người dân bị áp bức và một bên đại diện cho chế
độ độc tài áp bức, bà Aung San Suu Kyi và Tổng
thống Thein Sein, đáng lẽ cũng nên tuyên dương. Nhưng nếu xét lại các
vấn đề từ bản chất, thì giải « Trần Nhân Tông » có nhiều vấn đề cần
bàn thảo.
Viện
Trần Nhân Tông – Tran Nhan Tong Academy, trực thuộc đại học Harvad của Hoa Kỳ,
hiện do Giáo sư Thomas Patterson làm chủ tịch, nhưng người đề xướng (sáng lập)
là ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên giám đốc sáng lập trang báo Vietnam Net. Ông này
hiện đang học tập và nghiên cứu tại Harvard. Trần Nhân Tông là một vị vua VN
nổi tiếng, đã đánh thắng đạo quân bách thắng Mông Cổ. Đường lối chính trị và
ngoại giao của vua này ảnh hưởng tính « từ bi, hỉ xả » của nhà Phật.
Cuối đời ông xuất gia, thành lập tông phái « Trúc Lâm Yên Tử ». Giải
Trần Nhân Tông sẽ được phát hàng năm vào tháng 9. Nguyên tắc tuyển chọn, theo
tin tức, « Giải thưởng sẽ được xét chọn
hằng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của mình có những đóng góp
nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại, xây dựng tình hữu nghị
giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo giải quyết các mối xung đột, chấm dứt
chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi
trường sinh thái trên thế giới ».[i]
Theo
tiêu chí, trong chừng mực tinh thần Trần Nhân Tông (từ bi hỉ xả) được thể hiện.
Tuy nhiên các tiêu chí như « xây dựng
tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo giải quyết các mối xung đột,
chấm dứt chiến tranh… » rõ ràng là các tiêu chí nặng về chính
trị. Những thứ như « xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc,
tôn giáo… » là những khái niệm chính trị kim thời.
Tinh
thần Trần Nhân Tông, là tinh thần Phật giáo từ thế kỷ 14, cũng khó nhận diện
trong xã hội Việt Nam. « Từ bi, hỉ xả » trong xã hội này chỉ là chót
lưỡi đầu môi, hay chỉ thấy trong kinh Phật. Không thể phản bác rằng xã hội hiện
nay ở VN là một xã hội không hề được xây dựng trên một nền tảng đạo đức của bất
kỳ một lý thuyết tôn giáo nào. Phật cũng như chúa, nhà thờ hay nhà chùa, hầu
hết đều bị đập phá, cào bằng, vì chủ trương tôn giáo là « thuộc
phiện » của những người cộng sản Việt. Lòng từ bi hỉ xả của nhà Phật, lòng
bác ái của nhà Chúa đã bị đánh đổi với « lòng căm thù giai cấp » của
nhà Hồ. Xã hội Việt Nam vì vậy là xã hội của căm thù và chia rẽ.
Về
truyền thống, dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần sự hòa giải nhứt. Mỗi lần
thay ngôi đổi chúa là mỗi lần tru di tam tộc, là máu chảy đầu rơi, là truy bức
đến ba đời. Âm hưởng cuộc đổi đời 1975, bốn triệu người chết, oan ức chất chồng
lên oan ức, vẫn còn ghê rợn cho đến hôm nay.
Giải
Trần Nhân Tông về « hòa giải và yêu thuơng », trao cho bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Thein Sein của Miến Điện,
xem chừng tạo ra vị đắng chát trong miệng của nhiều người Việt. Trong nội bộ
đảng cộng sản VN hiện đang rối rắm như nồi xà-bần vì những cuộc tranh chấp
quyền lực và quyền lợi giữa những đảng viên cao cấp nhứt. Sao không đem
« hòa giải và yêu thuơng » áp dụng trong nội bộ đảng CSVN mà đem ra
nước ngoài ?
Viện
Trần Nhân Tông được giao cho một người Mỹ đứng tên quả thật là đúng cách. Vì
con đĩ chỉ có thể dạy cách vén váy chứ không thể dạy mọi người hòa giải và yêu
thuơng.
Nhưng
đâu là mục tiêu (chính trị) của viện này ?
Xem
chừng những học giả người Mỹ tại Harvard đang đi lại con đường mà nhiều học giả
HK ngày xưa, cùng với lobby của người Hoa tại Hoa Kỳ, thúc đẩy giới chính trị
Mỹ để thông qua luật « Taiwan Relations Act » (1979), đồng thời tiến
đến việc « dân chủ hóa Đài Loan » vào thập niên 90. Những học giả ở
Harvard đã từng tổ chức những cuộc « hội thảo » về dân chủ, với sự có
mặt của chính giới Đài Loan cũng như nhiều nhân vật đối lập với Quốc Dân đảng.
Những học giả này là động lực thúc việc dân chủ hóa Đài Loan.
Việt
Nam hôm nay đang mong muốn được mua « vũ khí sát thuơng » của Hoa Kỳ.
Trong chừng mực có cùng ý muốn của lãnh đạo Quốc Dân đảng Trung Hoa thời trước,
là muốn được mua vũ khí của HK để tự vệ. VN hôm nay bị vướng phải hồ sơ nhân
quyền. Quốc Dân đảng ngày xưa bị vướng bởi Tuyên bố Thuợng Hải, Hoa Kỳ cam kết
không can dự nội bộ của TQ sau khi đã công nhận Đài Loan là một phần của TQ.
Nhưng Hoa kiều sinh sống tại Hoa Kỳ rất đông đảo, phần lớn lại ủng hộ chính
quyền Tưởng Giới Thạch. Lobby của kiều dân Hoa tại Mỹ lại rất mạnh. Nhờ vận
động hành lang của các nhóm này, thuợng viện HK thông qua dự luật « Taiwan
Relations Act » ngày 10-4-1979, theo đó HK chủ trương việc giải quyết vấn
đề Đài Loan bằng phương tiện hòa bình (HK tôn trọng ý nguyện, tức sự lựa chọn
chính trị của dân Đài Loan), đồng thời cho phép chính quyền Dân Quốc được
mua các loại vũ khí của HK để tự vệ.
Nhưng
vấn đề VN hoàn toàn khác. Về bang giao Việt-Mỹ, hai bên đã nối lại quan
ngoại giao, nhưng HK vẫn chưa hề xem VN là một nước đáng tin cậy để trở thành
một đồng minh, hay một đối tác chiến lược thân thiết. Vai trò VN không hề được
Hoa Kỳ xem là quan trọng trong chiến lược châu Á của họ. Nhưng VN thì rất cần
HK để cân bằng ảnh hưởng ngày một nghẹt thở của TQ. HK có thể bán vũ khí sát
thuơng để VN có thể tự vệ trước TQ hay không ? Vận động ngoại giao theo
lối viện Trần Nhân Tông là vận động theo lối « đi tắt », không thông
qua « lobby VN », thành công hay không là tùy thuộc vào quyền lợi của
HK. Điều này có ý muốn nói rằng, nếu TQ thỏa mãn quyền lợi HK thì việc mua bán
cũng khép lại.
Quan hệ HK – Đài Loan là quan hệ bền
chặt vì quyền lợi, chính trị và lý tưởng. Quan hệ VN và HK là quan hệ chót lưỡi
đầu môi, đôi khi kẻ cắp với bà già, VN không tạo được một sự tin tưởng nào
trong giới chính trị HK.
Trong
khi hàng năm kiều dân Việt gởi về nước khoảng 7 tỉ đô la. Với số tiền này VN
mua khí giới gì lại không được ? Đợt mua vũ khí nhiều nhứt của Đài Loan
chỉ mới có 4 tỉ đô la. Vấn đề là VN muốn mua mà HK không bán !
VN
muốn đi tắt, muốn « hòa giải và yêu thuơng » với kẻ thù cũ là Hoa Kỳ.
Đưa ra hình tượng Trần Nhân Tông là rất ý nghĩa. Nhưng rõ ràng là VN không muốn
« hòa giải » với chính người dân của họ. Nhìn thấy cảnh trí nghĩa
trang quân đội VNCH ở Biên Hòa, mới thấy sự tàn độc trong lối trả thù của người
cộng sản Việt. Họ cho trồng cây san sát khắp nghĩa trang, nghe nói đó là một
loại cây có rễ to lớn. Không bao lâu các ngôi mộ bị rễ cây bứng lên. Người thân
chỉ có cách duy nhứt là hốt cốt đem đi. Người chết còn không yên thân huống chi
người sống.
« Lobby »
của dân Việt tại HK hiện nay cũng đã lớn mạnh, không kém « lobby »
Hoa kiều năm 1979. Nếu vận dụng tận lực, rất có thể VN sẽ được hưởng một luật,
tương tự luật « Taiwan Relations Act ». VN có thể được mua vũ khí của
HK để tự vệ. Điều này bảo đảm an ninh cho VN trước mọi âm mưu bành trướng của
TQ.
CSCN
đã sai lầm nhiều lần trong quá khứ. Năm 1975, cơ hội bằng vàng để hòa nhập với
cộng đồng thế giới văn minh, cùng lúc hủy bỏ mọi hứa hẹn, mọi tuyên bố của VN
về chủ quyền của TQ tại HS và TS. Thập niên 90, cơ hội bằng vàng khác để
« giả từ ý thức hệ », VN gia nhập vào hàng ngũ các nước văn minh,
đồng thời tuyên bố xóa bỏ mọi hứa hẹn của lãnh đạo CSVN về lãnh thổ với TQ
trước đó. Bây giờ, do mù quáng bởi quyền
lợi và quyền lực, lãnh đạo VN tiếp nối nhau đi TQ, cam kết với lãnh đạo TQ quan hệ Việt – Trung cần được “kế thừa, gìn giữ và phát huy”[ii]. Điều này có nghĩa lãnh đạo VN hôm nay sẽ
phải nhìn nhận tất cả các hứa hẹn, các tuyên bố của lãnh đạo miền bắc xưa kia
về chủ quyền của TQ tại HS và TS. Trong khi, nếu thực thi đứng đắn chính
sách hòa giải dân tộc, VN hôm nay sẽ có được tính chính thống để kế thừa danh
nghĩa của VNCH, phủ nhận mọi đòi hỏi của TQ.
HS
và TS cùng vùng biển chung quanh chắc chắn sẽ được « gác tranh chấp cùng
khai thác », chủ trương ngày trước của Đặng Tiểu Bình. Điều này có nghĩa
ruộng VN từ nay cày bừa chung với TQ, chia đôi lợi tức với TQ. Đó cũng là một
hình thức mất nước.
VN
cần phải mua được vũ khí của HK để tự vệ, bằng ngoại tệ của kiều bào người
Việt. VN cũng có thể sẽ ký kết « hiệp ước an ninh hỗ tương với HK »
nhờ « lobby » của kiều bào. Điều này khả thi nếu chính sách hòa giải
được thực hiện như là một chính sách đúng đắn của quốc gia.
Những
vận động của các trí thức chung quanh viện Trần Nhân Tông là điều tốt, nếu họ
biết áp dụng « hòa giải và yêu thuơng » trước hết cho tộc Việt. Và
vấn đề « hòa giải » không phải là « hỉ xả », « hóa
giải », bỏ hết quá khứ. Hòa giải phải là một chính sách. Nó không thể, và
cũng không phải, là một mồi câu chính trị.
Chú thích :
----------------------------------------
No comments:
Post a Comment