Friday, 19 October 2012

ĐỪNG SAY BẰNG RƯỢU RẺ TIỀN (Nhà văn Nhựt Bản Murakami Haruki)




Murakami Haruki

Phạm Nguyên Trường dịch
Tháng 10 17, 2012

Sách của Mạc Ngôn chắc chắn bán chạy hơn ở Nhật sau khi ông giành Giải Nobel Văn chương năm nay. Nhưng nếu một ứng viên sáng giá khác, nhà văn Nhật Murakami Haruki, trúng giải, điều tương tự sẽ không xảy ra tại Trung Quốc. Trong bối cảnh của vụ xung đột Trung – Nhật liên quan đến chủ quyền tại Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) và Takeshima (Độc Đảo), người Trung Quốc rầm rộ biểu tình chống Nhật, nói “Không” với hàng Nhật và tẩy chay cả văn hóa, nghệ thuật Nhật. Phim Hồng Kông rút khỏi một Liên hoan phim Quốc tế tại Tokyo. Sách của Murakami bị loại khỏi các nhà sách ở Đại lục. Ông Lâm Thiểu Hoa (林少), người đã dịch 33 tác phẩm của Murakami sang tiếng Trung và góp phần không nhỏ làm nên danh tiếng của nhà văn này tại Trung Quốc, tuyên bố trên trang Vi Bác (Weibo) của mình rằng ông ủng hộ việc đình chỉ lưu hành tác phẩm của nhà văn Nhật, và tuy điều đó ảnh hưởng đến sở thích văn học của cá nhân ông, nhưng lợi ích dân tộc phải được đặt lên hàng đầu. Chủ nghĩa dân tộc, mẫu số chung của những người Trung Quốc khác nhau nhất, dường như là một đại lượng tinh thần tuyệt đối không cần bàn cãi.

Đối lại với không khí cuồng nộ đó, 1300 văn nghệ sĩ và trí thức Nhật Bản, trong đó có văn hào Ōe Kenzaburo, Giải Nobel Văn chương 1994, đã lên tiếng kêu gọi cả hai bên tự kiềm chế. Trong bài tiểu luận đăng trên tờ Asahi Shimbun ngày 28-9-2012, nhà văn Murakami Haruki đã trực tiếp phát biểu về chủ đề gay cấn này.

Xung đột biển đảo Việt – Trung nằm trong một bối cảnh khác xung đột Trung – Nhật, không những về lịch sử mà trước hết về những ràng buộc chính trị hiện tại. Nhưng quan điểm và thái độ của Murakami rất đáng cho những người Việt quan tâm suy ngẫm.

Phạm Thị Hoài
 _____________


Giữa thời điểm những cuộc biểu tình liên quan đến xung đột ở Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang diễn ra một cách dữ dội và căng thẳng thì tin tức về việc các tác phẩm Nhật Bản đang bị loại khỏi các nhà sách Trung Quốc làm người viết bài này cảm thấy sửng sốt. Tuy nhiên, hiện nay còn chưa rõ hành động này là một phần của chính sách cấm vận do chính phủ Trung Quốc đưa ra hay do các nhà sách tự ý tiến hành. Vì thế tạm thời tôi sẽ không đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này.

Tôi tin rằng trong tất cả những sự phát triển của châu Á trong những năm gần đây thì sự hình thành và trưởng thành của cái được biết đến như là “nền văn hóa châu Á” cho đến nay là thành tựu vĩ đại nhất. Không nghi ngờ gì rằng chất xúc tác cho quá trình trưởng thành đó chính là sự phát triển đột phá và mạnh mẽ của những nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Và cùng với sự ổn định kinh tế, sự trưởng thành và đơm hoa kết trái của quá trình sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, bên cạnh việc thiết lập những tiêu chuẩn được kì vọng là tối hảo, để mỗi nước có thể tự do trao đổi những sáng tạo văn hóa có một không hai của mình ra khắp thế giới.

Trung thành với những giá trị và luật lệ được mọi người chia sẻ, hiện nay chúng ta có thể hoạt động mà không ăn cắp bản quyền đến mức làm người ta phải kinh ngạc như đã từng xảy ra trước đây (hay ít nhất cũng đã giảm được ảnh hưởng của nó!). Khái niệm trả bản quyền và “ứng trước” cho công việc sáng tạo đã được mọi người ở châu Á công nhận, và ở nước nào chúng ta cũng có thể tự do trao đổi theo lối tiền-hàng một cách hợp pháp và công bằng.

Từ kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực này mà nói, đấy là một đoạn đường dài và phải mất khá nhiều thời gian chúng ta mới đến được vị trí như ngày nay. “Thị trường Đông Á”, như chúng ta gọi hiện nay, đã trải qua giai đoạn thụ thai, thai nghén và trưởng thành khá dài. Không muốn đổ thêm dầu vào lửa (có nguy cơ gây thêm khó chịu, trong khi căng thẳng đã quá cao rồi!) tôi sẽ tránh nhắc tới những ví dụ quá cụ thể, nhưng cái thị trường mà chúng ta, những người Đông Á, đang cùng nhau sống trong đó, là một thực thể hoàn toàn khác so với hai mươi năm trước đây và đã được cải thiện khá nhiều. Nó đã ổn định hơn rất nhiều. Vẫn còn một số vấn đề nhỏ, nhưng hầu như mọi người đều có thể xem, đọc hầu hết các bộ phim, tác phẩm văn học, nhạc và chương trình truyền hình một cách tự do và hợp pháp.

Đấy đúng là một thành tựu tuyệt vời mà chúng ta đã đạt được cho chính mình.

Xin lấy mức độ phổ biến không thể tin nổi của các chương trình truyền hình Hàn Quốc làm ví dụ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng này, người dân Nhật Bản càng ngày càng trở nên quen thuộc với dân tộc lân bang và thái độ đối với đất nước đó cũng thay đổi rất nhiều; nói ngắn, Hàn Quốc không còn quá xa lạ như trước đây nữa. Hơn thế nữa, nhờ tình cảm thân mật mới hình thành với đất nước này mà trong thời gian gần đây số người Nhật học tiếng Hàn cũng gia tăng vùn vụt. Trong khi đó, người Hàn Quốc cũng quen dần với cách suy nghĩ của chúng ta và hiện nay họ cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều hình thức của văn hóa và phương tiện truyền thông Nhật Bản hơn là trước đây.

Trong thời gian làm việc ở một trường đại học Mĩ, tôi được gặp nhiều sinh viên Trung Quốc và Hàn Quốc, nhiều người trong số họ nói rằng đã làm quen với tác phẩm của tôi. Những thanh niên này thường đến văn phòng của tôi, và nhờ những trải nghiệm mà chúng tôi cùng chia sẻ trong lĩnh vực văn học, chưa lần nào chúng tôi phải đánh nhau để thảo luận. Bất chấp những đường biên giới quốc gia và rào cản ngôn ngữ, vẫn có tình bằng hữu và sự tin cậy.

Việc thiết lập được môi trường văn hóa tự do giao lưu như thế ở châu Á là kết quả của nhiều năm hay công sức của biết bao nhiêu người, trong đó có tôi, những người đã dành hết trái tim và khối óc của mình cho công việc sáng tạo. Mặc dù có nhiều việc chưa thể làm, tôi vẫn kiên trì. Sau khi đã có những thành quả như thế – tạo ra môi trường, trong đó văn hóa và tư tưởng có thể được trao đổi một cách tự do – cùng với sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, tôi tin rằng những vấn đề xảy ra gần đây giữa các nước chúng ta sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.

Muốn chia sẻ và cảm nhận văn hóa của nhau, đầu tiên và quan trọng nhất là chúng ta phải công nhận sự kiện là tất cả chúng ta đều là con người. Và dù nói bằng ngôn ngữ nào đi nữa, tất cả chúng ta đều trải nghiệm và được thúc đẩy bởi cùng những tình cảm như nhau. Những tình cảm đó là cái tạo ra và định hình chính chúng ta. Mục tiêu của chúng ta – thông qua trao đổi văn hóa – là thúc đẩy khái niệm này. Việc trao đổi giữa những nền văn hóa của chúng ta cũng giống như gửi tâm hồn của chúng ta qua biên giới và biển cả để người dân các quốc gia khác có thể trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa của chúng ta, cũng như chúng ta có thể tìm hiểu văn hóa của họ vậy.

Là một người Nhật, đồng thời cũng là một nhà văn, tôi sợ rằng những tranh cãi gần đây về quần đảo Điếu Ngư và thậm chí những rắc rối liên quan tới Quần đảo Takeshima (Độc Đảo), sẽ phá hủy cái thế giới văn hóa mà tất cả chúng ta phải vất vả bao nhiêu năm trời mới tạo dựng được, và sẽ đào tung cái con đường mà chúng ta đã xây dần dần, bằng từng viên gạch một.

Đáng tiếc là, trong khi cái gọi là biên giới quốc gia vẫn còn tồn tại, những vấn đề và những cuộc tranh chấp về lãnh thổ và quyền sở hữu có lẽ là không thể tránh khỏi. Đấy là những vấn đề thực tế mà chúng ta phải đối mặt. Những vấn đề đó đòi hỏi và phải được giải quyết bằng những giải pháp thực tế và không bao giờ được nghĩ khác. Khi những vấn đề như thế xuất hiện, bản chất của vấn đề rất dễ bị bỏ qua và niềm tự hào dân tộc thường bị dính líu vào. Những vết thương cũ dễ bị moi ra và tình cảm bị tổn thương, nhưng nếu những luận cứ như thế được đưa ra thì chúng ta sẽ thấy mình đã lạc vào khu vực nguy hiểm, không dễ tìm được đường ra.

Những tranh cãi được bơm bằng nộ khí kiểu này có khác gì say bằng những loại rượu rẻ tiền – chúng ta sẽ bị ngộ độc rất nhanh, giọng của chúng ta sẽ to lên, còn ngôn ngữ thì khó nghe hơn. Hành vi của chúng ta có thể trở thành bạo lực, còn tư duy của chúng ta, mặc dù thường là bình tĩnh và đầy lí trí, trở thành đơn giản và chỉ còn dựa vào bản năng thấp hèn mà thôi. Chúng ta bắt đầu tập trung vào những tình cảm và ước muốn thầm kín nhất, lặp đi lặp lại chính mình và không còn chỗ cho tư duy logic nữa.
Nhưng khi những vụ nổi loạn chấm dứt và tiếng hò hét lặng đi thì còn lại với chúng ta chỉ là cơn liệt rượu hoành hành.

Chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ mình, không để các chính khách kích động. Chúng ta cũng phải cảnh giác như thế khi gặp những anh chàng cứ muốn chuốc cho chúng ta những loại rượu rẻ tiền, những kẻ luôn mồm hò hét và khuyến khích chúng ta làm những việc như họ, chúng ta phải giữ vững lí trí và không để người khác kích động. Trong suốt những chiến dịch trong những năm 1930, trong khi tranh luận về kết quả cuối cùng, Adolf Hitler, mang theo thông điệp rằng cơ sở hành động của đảng của ông ta là giành lại những vùng lãnh thổ đã mất trong Thế chiến I và trở lại với địa vị vinh quang, xứng đáng trước kia. Và tất cả chúng ta đã biết kết cục của chuyện đó như thế nào… Cuộc tranh cãi hiện nay về Quần đảo Senkaku phải được tiến hành một cách bình tĩnh và bằng một cái đầu sáng suốt, chúng ta phải xem xét một cách thận trọng mình đã rơi vào tình huống này như thế nào, vì sao mà chúng ta đã để cho tình hình trở thành không kiểm soát được như thế.

Các viên chức chính phủ và những nhà bình luận chính trị rất có tài trong việc đưa ra những bài diễn văn có tính chất xúi giục và cảm động, những lời bình luận đánh trúng vào tình cảm của nhân dân, nhưng trên thực tế, họ không bao giờ phải chịu rủi ro. Chính chúng ta, chính nhân dân mới là những người phải đi vào những nơi có xung đột và cuối cùng là phải chịu đau khổ.

Trong cuốn tiểu thuyết Biên niên kí chim vặn dây cót của tôi, tôi đã dựa vào những sự kiện có thật trong thời kì Nhật chiếm đóng Mãn Châu trong Thế chiến II. Những trận đánh ở đây, dù tương đối ngắn nhưng rất tàn bạo, đã làm chết hơn 20 ngàn người Nhật, người Nga và người Mông Cổ. Tất cả chỉ vì biên giới và lãnh thổ.

Sau khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết, tôi đã đến những khu vực xảy ra chiến trận để tự mình nhìn thấy vùng đất đó. Đứng giữa hoang mạc cằn cỗi và rộng lớn đó, nơi vẫn còn vương vãi vỏ đạn, thùng đựng đạn dược và đồ dùng của binh sĩ, tôi cảm thấy mình thật là yếu đuối. Một ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong tâm trí tôi: “Vì sao lại có nhiều người đến cái vùng đất hoang vu, chẳng có gì như thế này và giết nhau một cách vô tâm đến như thế?”

Như tôi đã nói ngay từ đầu bài viết, tôi không định bình luận về việc sách Nhật bị loại khỏi các nhà sách ở Trung Quốc. Đấy là vấn đề mà người Trung Quốc phải tự giải quyết, và sẽ là như vậy cho đến khi mọi chuyện kết thúc. Nhưng là một nhà văn, dĩ nhiên là tôi cảm thấy rất buồn, nhưng tôi chẳng thể làm được gì. Điều tôi có thể nói là tôi xin mỗi người trong các bạn hãy tự kiềm chế, và đừng tham gia vào bất kì hành động trả đũa nào. Ngay khi chúng ta trả đũa hay chuẩn bị có hành động như thế là chúng ta tự làm hại chính mình. Khi chúng ta hành động một cách vội vã là chúng ta gây ra vấn đề cho chính mình và chính chúng ta sẽ phải giải quyết hậu quả.
Nhưng nếu chúng ta tỏ ra kiềm chế và thể hiện một cách điềm tĩnh rằng chúng ta đánh giá cao, chúng ta tôn trọng và tiếp tục yêu mến những gì chúng ta đã đạt được sau nhiều năm lao động cần cù thì chắc chắn là cuối cùng chúng ta sẽ được tưởng thưởng. Điều này, thưa các quý bà và quý ông, là hoàn toàn trái ngược với say bằng loại rượu rẻ tiền.

Say xỉn vẫn xảy ra. Nhưng chúng ta không được ngăn chặn việc trao đổi tâm hồn, tức là giao lưu văn hóa. Chúng ta không được phá hủy những con đường mà biết bao người đã bỏ nhiều công sức mới xây dựng được. Từ nay trở đi, dù có bị thương tổn đến mức nào, chúng ta cũng phải tìm cách giữ lấy con đường này và tiếp tục để cho nó mãi phong quang.


Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra

--------------------------------------------------------------


World Famous Author Haruki Murakami’s Passionate Essay on the Dispute Over the Senkaku Islands
Oct 2, 2012 by Philip Kendall

Haruki Murakami, the award-winning essayist and critically-acclaimed author of Norwegian Wood, Kafka on the Shore and many others, has spoken out about the recent troubles between Japan, China and Taiwan in a startlingly down-to-earth essay over on the Asahi Shinbun Digital’s culture section.

Motivated in particular by the recent news of China’s bookshops removing titles by Japanese authors, the essay focuses on the importance of cultural exchange in our societies and how, through all forms of media, we are able to communicate our very souls over seas and across borders.

Eager to bring Murakami’s firm but heartfelt message to the English-speaking world, we here at RocketNews24 set out to translate the essay in full and share it with our readers. Not wanting to beat about the bush, we humbly present our original translation of Haruki Murakami’s incredibly thought-provoking essay.

Over to you, Mr. Murakami…

*

In the midst of intensely heated public demonstrations and tension surrounding the Senkaku islands, the news that written works of Japanese origin are disappearing from the shelves of bookshops in China came as something of a shock to this writer. At this point in time, however, it is not clear whether this act has been carried out as part of some government-ordered embargo, or whether the outlets have taken it upon themselves to remove the books. For this reason, I will abstain from venturing opinion on the matter for the time being.

It is my belief that, of all the feats of growth and development Asia has seen in recent years, the formation and maturation of what has come to be known as “Asian culture” is by far the greatest. The catalyst for this maturation is, without a doubt, the sudden and tremendous economic growth of countries like China, Korea and Taiwan. And with the achievement of economic stability comes the maturation and flourishing of cultural and artistic creation, along with the establishment of expected standards of excellence, with each country now able to freely exchange their own unique cultural creations across the seas and borders.

Abiding by the same shared rules and values surrounding intellectual property, we now operate without the shocking level of piracy that once existed. (Or, at the very least, have lessened its impact!) The notions of paid royalties and creative “advances” are fully recognised across Asia, and, irrespective of the country, we have reached the point where we freely exchange goods for payment both legally and fairly.

Speaking from my own experience in this industry, it has been a long journey, and has taken considerable time to reach the point at which we find ourselves today. The “East Asian Market”, as we now know it, has been a long time in its conception, gestation and maturation. Not wishing to fan the flames here (and risk causing further upset while tensions are so high!), I shall avoid giving too concrete an example, but the market that we –east-Asians, that is– currently co-exist in is an entirely different kettle of fish to that of twenty years ago, and has improved enormously. It is infinitely more stable. Some minor problems still remain, but the vast majority of film, literature, music and television can now be experienced and enjoyed freely, and legally, by almost anyone.

This is a truly wonderful thing that we have created for ourselves.

Taking the incredible popularity of Korean television programmes as an example, through this form of media, Japanese people have become increasingly familiar with their neighbours, and attitudes towards the country have changed significantly; in short, Korea no longer seems so far off and alien. Furthermore, thanks to this new-found familiarity with the country, the number of Japanese studying the Korean language has skyrocketed in recent times. Koreans, meanwhile, have found themselves more accustomed to our own way of thinking, and now have more opportunities to come into contact with numerous forms of Japanese media and culture.

During my time in a US university, I was privileged to meet with many Koreans and Chinese exchange students, many of whom informed me that they were familiar with my work. These young people visited my office frequently, and, thanks to our shared experiences of literature, not once did we find ourselves struggling to make conversation. Irrespective of national borders and language barriers, there was a shared sense of familiarity and fellowship.

The establishment of this kind of free-flowing cultural environment in Asia is the result of years or hard work by countless individuals, myself included, who have poured their very heart and soul into its creation. Although there was only ever so much that I could do, I persisted. And, having achieved this feat– the creation of an environment where culture and ideas may be exchanged freely– with mutual respect and understanding at its core, it was my hope that the problems that have occurred recently between our countires would soon be solved.

In order to share and experience one-another’s culture, first and foremost we must recognise the fact that we are all of the same kin- humankind. And, whichever language we speak, we all experience and are driven by the same feelings and emotions. These emotions are what make us and shape our very being. Our aim, through the exchange of culture, is to foster this notion. The exchange of our respective cultures is like sending our very souls across seas and borders, so that they may be experienced and understood by others, and we theirs.

As a Japanese, as a writer, I fear that the dispute over the Senkaku islands, and even the recent troubles involving Takeshima, will do little but destroy the cultural world that we have all worked so hard to create over many years, and dig up the path that we have laid, brick by brick.

Unfortunately, while the things that call national borders exist, issues and disputes over territory and ownership are perhaps unavoidable. These are, however, practical problems that we must face. They require and must be solved with practical solutions, and should never be thought of as anything but. When issues such as these present themselves, it is easy to lose sight of the crux of the matter, and feelings of national pride often become involved. Old wounds are easily opened and feelings are hurt, but, once arguments of this kind are entered into, we find ourselves in very dangerous territory, often with no easy way out.

Anger-fuelled disputes of this kind are not unlike getting drunk on cheap liquor- we become intoxicated very quickly; our voices grow loud and our words rash. Our behaviour can turn violent, and our way of thinking, although usually so calm and logical, becomes simplified, relying on our base instincts. We start to fixate on our innermost feelings and desires, repeating ourselves over and over, without allowing any room for logical thought.
But when the rioting has stopped and shouting has died down, all we are left with is an almighty hangover.

It is our duty to defend ourselves against politicians and those who attempt to goad us on. In much the same way that we must be wary of the guy at the party who constantly plies us with cheap drink, making a whole lot of noise and egging us on as he does so, we must keep our wits about us today, and must not be swept along by others’ goading. Dispute the ultimate outcomes, throughout his campaigns in the 1930s, Adolph Hitler, too, kept the message of reclaiming territory lost during the First World War and returning to former, rightful, glory as the foundation for his party’s action. And we all know how that ended… The current squabble over the Senkaku islands must be addressed calmly and with a clear head; we must carefully examine how we have found ourselves in this predicament, and how we have managed to let the situation get so out of hand.

Government figures and political commenters may be incredibly skilled at giving impressive, motivating speeches and make comments that strike a chord with the people, but, in reality, they are never the ones at risk. It is we, the people, who enter into the site of conflict and, ultimately, get hurt.

In my novel The Wind-Up Bird Chronicle, I drew on the real-life events that occurred during the Japanese occupation of Manchuria in World War II. The battles that were fought there, while comparatively short, were brutal, and resulted in the loss of more than 20,000 Japanese, Soviet Russians and Mongolians. All for the sake of territory and borders.


After completing the novel, I took myself to the site of those battles to see the land for myself. Standing in the centre of that vast, barren wilderness, which remains littered with bullets, ammunition cases and soldiers’ personal belongings even to this day, I felt utterly helpless. One thought echoed endlessly through my mind: “Why on earth would so many men come to such a barren, sterile slice of nothingness and mindlessly take each-other’s lives?”
As I stated at the beginning of this essay, I am not in a position to pass comment on the recent removal of Japanese texts from Chinese book stores. That is an issue for the Chinese alone to deal with, and will remain so until the end. Of course, as a writer, I feel a tremendous sense of sorrow that this action has been carried out, but there is little that I can do about it. What I can say is that I urge each and every one of you to show restraint, and not to become involved in any act of retribution for this action. The moment that we retaliate or rise to behaviour of this kind, we do little more than harm ourselves. When we act rashly, it then becomes our problem, and it is we alone who have to deal with the consequences.

Rather, if we show restraint, and, however quietly, that we value, respect and continue to love what it is that we have achieved over many long years of hard work, then it is we who undoubtedly reap the rewards in the end. This, ladies and gentlemen, is the exact opposite of getting drunk on cheap liquor.

Drunkenness always passes. But we should not block the exchange of souls that is cultural communication. We should not destroy the paths that so many have given so much to establish. So from now on, however we may be wounded, we must seek to maintain this path and to continue to leave it open.

Bravo, sir, bravo.

Translation: Philip Kendall





No comments:

Post a Comment

View My Stats