10/09/2012
Một
buổi lễ tưởng niệm nhân 100 ngày nhà văn Nguyễn Mộng Giác từ trần đã được tổ
chức cùng với lễ ra mắt tuyển tập nhan đề “Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu” tại
hội trường Văn Lang hôm Thứ Bảy 6-10-2012.
Buổi lễ có tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong văn đàn, trong đó ngưòi từ nơi xa nhất tới là nhà văn Phạm Tín An Ninh từ Na Uy tới. Nhiều nghệ sĩ từ xa về dự lễ tưởng niệm nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng còn có Trần Doãn Nho từ Boston, Trần Mộng Tú từ Seattle, Nguyễn Xuân Hoàng và Lữ Quỳnh từ San Jose. Đặc biệt, nhà thơ Võ Chân Cửu trên đường du lịch từ Việt Nam ghé Quận Cam, cũng đã tới tưởng niệm nhà văn đồng hương của ông.
Khai mạc buổi lễ là nhà văn Bùi Bích Hà, sau lời chào đã đọc bản tiểu sử sơ lược của Nguyễn Mộng Giác, từ một chàng trai thơ mộng Bình Định bước vào Đại Học Sư Phạm Huế, dạy tại Huế, cưới vợ Huế, vào Sài Gòn giữ một số chức vụ công quyền trong Bộ Giáo Dục, và trở thành một nhà văn nổi tiếng.
Buổi lễ có tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong văn đàn, trong đó ngưòi từ nơi xa nhất tới là nhà văn Phạm Tín An Ninh từ Na Uy tới. Nhiều nghệ sĩ từ xa về dự lễ tưởng niệm nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng còn có Trần Doãn Nho từ Boston, Trần Mộng Tú từ Seattle, Nguyễn Xuân Hoàng và Lữ Quỳnh từ San Jose. Đặc biệt, nhà thơ Võ Chân Cửu trên đường du lịch từ Việt Nam ghé Quận Cam, cũng đã tới tưởng niệm nhà văn đồng hương của ông.
Khai mạc buổi lễ là nhà văn Bùi Bích Hà, sau lời chào đã đọc bản tiểu sử sơ lược của Nguyễn Mộng Giác, từ một chàng trai thơ mộng Bình Định bước vào Đại Học Sư Phạm Huế, dạy tại Huế, cưới vợ Huế, vào Sài Gòn giữ một số chức vụ công quyền trong Bộ Giáo Dục, và trở thành một nhà văn nổi tiếng.
Từ phải: Bà Diệu Chi cầm bình sữa điêu khắc và nhà văn Đặng Thơ
Thơ.
Không
chỉ là một nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Mộng Giác cũng còn được nhà thơ Trịnh Y
Thư ca ngợi là linh hồn của tạp chí Văn Học, một nguyệt san chuyên về văn học
nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới trong các báo Việt ngữ, nơi được tìm đọc và
quan sát nhiều nhất từ cả trong và ngoài Việt Nam. Nhà thơ và là dịch giả họ
Trịnh này kể rằng đã quen anh Nguyễn Mộng Giác từ 30 năm, khi “chưa có tập san
Văn Học, khi anh Giác còn phụ trách trang văn nghệ báo Đồng Nai và lúc đó cũng
đã là nơi tụ họp tác phẩm của giới văn nghệ sĩ. Khá dài là 30 năm, nhiều biến
đổi, nhưng tôi luôn luôn nhìn anh Giác như người anh văn nghệ, với cốt tủy nghệ
thuật của anh đầy ý thức nhân bản qua các nhân vật trong truyện anh dù tốt hay
xấu, trải qua các chặng khốc liệt của lịch sử. Anh ra đi là mất mát lớn, lòng
tôi vui vì kệ sách của tôi có cả ngàn trang sách của anh. Tôi muốn dịp này đọc
lại một câu thơ của Pasternak, Sống cho trọn kiếp, nào phải trò trẻ con. Anh
đúng là một nhân cách lớn.”
Cũng trong buổi lễ tưởng niệm, nhà bình luận Bùi Vĩnh Phúc đã gọi Nguyễn Mộng Giác là một “từ trường văn học,” đã “cảm ơn anh Nguyễn Mộng Giác đã cho chúng ta một hội ngộ đẹp đẽ trên tờ Văn Học... Anh đã mời gọi mọi người bước vào cuộc chơi, và rồi anh đứng lui về sau. Anh Giác không hề xem chức chủ bút là cái gì lớn lao...”
Cũng trong buổi lễ tưởng niệm, nhà bình luận Bùi Vĩnh Phúc đã gọi Nguyễn Mộng Giác là một “từ trường văn học,” đã “cảm ơn anh Nguyễn Mộng Giác đã cho chúng ta một hội ngộ đẹp đẽ trên tờ Văn Học... Anh đã mời gọi mọi người bước vào cuộc chơi, và rồi anh đứng lui về sau. Anh Giác không hề xem chức chủ bút là cái gì lớn lao...”
Hai người MC, từ trái: 2 nhà văn Bùi Bích Hà, Phạm Phú Minh
Bùi
Vĩnh Phúc cũng nói rằng 2 bộ trường thiên của Nguyễn Mộng Giá được nhớ tới
không vì kích thước đồ sộ, mà vì hành động lao động nghệ thuậtc ông phu, khả
năng tưởng tượng... “đó là những tác phẩm lớn vì đã vẽ chân dung cả 2 thời đại
và mô tả những con người sống trong 2 thời đại [phân tranh] đó. Bên cạnh đó là
khả năng đa dạng của Nguyễn Mộng Giác với những tập truyện ngắn như Ngựa Nản
Chân Bong, hay tạp văn, hay nhận định về Kim Dung, Hàn Mặc Tử.”
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn, tức nhà bình luận Ngô Nhân Dụng, kế tiếp bước lên, nói rằng ông muốn đưa ra lời chú thích cho nhóm chữ “từ trường văn học” do Bùi Vĩnh Phúc nêu ra. Dù xuất hiện như Đỗ hay Ngô, lời chú thích của ông vẫn nói lên được một hấp lực văn học của Nguyễn Mộng Giác, nơi tờ Văn Học tuy ông Giác gánh chịu nhiều nhất nhưng vẫn không phải là báo của Nguyễn Mộng Giác, mà là nơi tụ họp của nhiều người, và đó là nghĩa của “từ trường văn học” – trong khi tạp chí Văn là hình ảnh của Mai Thảo, và rồi sau này là hình ảnh Nguyễn Xuân Hoàng, hay như Thế Kỷ 21 là hình ảnh của Phạm Phú Minh, hay như Hợp Lưu là hình ảnh Khánh Trường. Chỉ duy Văn Học là hình ảnh của nhiều khuôn mặt khac1 nhau, là tụ họp văn học hải ngoaị thực sự.
Nhà văn Đặng Thơ Thơ giải thích về tấm hình bìa chụp theo kỹ thuật nhiếp ảnh đen trắng, do chính cô chụp trong buổi phỏng vấn theo yêu cầu của Trần Doãn Nho: “Chú Nguyễn Mộng Giác đã ngồi trước tủ sách, theo lời yêu cầu Đặng Thơ Thơ trong nhiều tư thế ngồi khác nhau để chụp, đã xuất hiện rtấ đẹp, say sưa nói về văn chương, ung dung, hồn nhiên, tự tại, trẻ thơ. Ngày chú Nguyễn Mộng Giác mất, lòng Thơ Thơ thấy rất là bức xúc, muốn làm một cái gì cụ thể, vừa uống xong bình sữa và chai rượu, liền bóp cho bình sữa giấy vặn vẹo và lấy vào ảnh chú Giác dán vào bình sữa... và bây giờ xin để trao tặng cho cô Diệu Chi.”
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn, tức nhà bình luận Ngô Nhân Dụng, kế tiếp bước lên, nói rằng ông muốn đưa ra lời chú thích cho nhóm chữ “từ trường văn học” do Bùi Vĩnh Phúc nêu ra. Dù xuất hiện như Đỗ hay Ngô, lời chú thích của ông vẫn nói lên được một hấp lực văn học của Nguyễn Mộng Giác, nơi tờ Văn Học tuy ông Giác gánh chịu nhiều nhất nhưng vẫn không phải là báo của Nguyễn Mộng Giác, mà là nơi tụ họp của nhiều người, và đó là nghĩa của “từ trường văn học” – trong khi tạp chí Văn là hình ảnh của Mai Thảo, và rồi sau này là hình ảnh Nguyễn Xuân Hoàng, hay như Thế Kỷ 21 là hình ảnh của Phạm Phú Minh, hay như Hợp Lưu là hình ảnh Khánh Trường. Chỉ duy Văn Học là hình ảnh của nhiều khuôn mặt khac1 nhau, là tụ họp văn học hải ngoaị thực sự.
Nhà văn Đặng Thơ Thơ giải thích về tấm hình bìa chụp theo kỹ thuật nhiếp ảnh đen trắng, do chính cô chụp trong buổi phỏng vấn theo yêu cầu của Trần Doãn Nho: “Chú Nguyễn Mộng Giác đã ngồi trước tủ sách, theo lời yêu cầu Đặng Thơ Thơ trong nhiều tư thế ngồi khác nhau để chụp, đã xuất hiện rtấ đẹp, say sưa nói về văn chương, ung dung, hồn nhiên, tự tại, trẻ thơ. Ngày chú Nguyễn Mộng Giác mất, lòng Thơ Thơ thấy rất là bức xúc, muốn làm một cái gì cụ thể, vừa uống xong bình sữa và chai rượu, liền bóp cho bình sữa giấy vặn vẹo và lấy vào ảnh chú Giác dán vào bình sữa... và bây giờ xin để trao tặng cho cô Diệu Chi.”
Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Mộng Giác năm 2008.
Bà
Nguyễn Mộng Giác, người được chị Đặng Thơ Thơ gọi bằng tên quen thuộc “Diệu
Chi” đã cảm động bước lên, cầm tác phẩm điêu khắc “Sữa và Rượu” của chị Đặng
Thơ Thơ.
Nhà văn Trúc Chi lên giới thiệu về tuyển tập “Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu” và bùi ngùi nói rằng ai cũng thấy anh Giác hiền, khiêm tốn – và đọc mấy dòng nơi trang bìa sau, in từ cuộc phỏng vấn Nguyễn Mộng Giác thực hiện bởi Phạm Phú Minh & Trần Doãn Nho năm 2008:
“Bây giờ nhìn lại, tôi thấy miền Nam trước 1975 đã có được một cơ chế tôn trọng tự do phát biểu. Trước hiện tượng nhiều nhà văn tại Việt Nam ngày nay khi sắp qua đời mới công bố những lời tự biện hộ cho chính những gì không thật mình đã viết, hoặc những việc không phải mình đã làm, tôi thấy thật là một thảm kịch...”
Nhà thơ Trần Mộng Tú trình bày nhận định rằng, Nguyễn Mộng Giác có nhiều may mắn: may mắn vì là nhà văn, may mắn vì có vợ là chị Diệu Chi, may mắn có con thành nhân trước khi anh ra đi, và may mắn có nhiều bạn văn hết lòng với anh, “Tôi giữ mãi trong lòng hình ảnh của anh.”
Nhà bình luận Lê Thọ Giáo kể về tình thân 30 năm, tuy rời VN trước 1975 nhưng qua truyện Nguyễn Mộng Giác cũng giúp ông hiểu hoàn cảnh bi đát ở quê nhà. Và rồi trong nhiều năm, ông đã chung sức thực hiện tờ Văn Học với Nguyễn Mộng Giác, Mai Kim Ngọc, Trịnh Y Thư, Châu Văn Thọ, Võ Thắng Tiết (Từ Mẫn)... Và cũng qua tờ Văn Học, mới quen và mời gọi được một nhà văn thế hệ trẻ: Phùng Nguyễn, một trong những người thực hiện tuyển tập “Nguyễn Mộng Giác và Bằng hữu.”
Nhà văn Trúc Chi lên giới thiệu về tuyển tập “Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu” và bùi ngùi nói rằng ai cũng thấy anh Giác hiền, khiêm tốn – và đọc mấy dòng nơi trang bìa sau, in từ cuộc phỏng vấn Nguyễn Mộng Giác thực hiện bởi Phạm Phú Minh & Trần Doãn Nho năm 2008:
“Bây giờ nhìn lại, tôi thấy miền Nam trước 1975 đã có được một cơ chế tôn trọng tự do phát biểu. Trước hiện tượng nhiều nhà văn tại Việt Nam ngày nay khi sắp qua đời mới công bố những lời tự biện hộ cho chính những gì không thật mình đã viết, hoặc những việc không phải mình đã làm, tôi thấy thật là một thảm kịch...”
Nhà thơ Trần Mộng Tú trình bày nhận định rằng, Nguyễn Mộng Giác có nhiều may mắn: may mắn vì là nhà văn, may mắn vì có vợ là chị Diệu Chi, may mắn có con thành nhân trước khi anh ra đi, và may mắn có nhiều bạn văn hết lòng với anh, “Tôi giữ mãi trong lòng hình ảnh của anh.”
Nhà bình luận Lê Thọ Giáo kể về tình thân 30 năm, tuy rời VN trước 1975 nhưng qua truyện Nguyễn Mộng Giác cũng giúp ông hiểu hoàn cảnh bi đát ở quê nhà. Và rồi trong nhiều năm, ông đã chung sức thực hiện tờ Văn Học với Nguyễn Mộng Giác, Mai Kim Ngọc, Trịnh Y Thư, Châu Văn Thọ, Võ Thắng Tiết (Từ Mẫn)... Và cũng qua tờ Văn Học, mới quen và mời gọi được một nhà văn thế hệ trẻ: Phùng Nguyễn, một trong những người thực hiện tuyển tập “Nguyễn Mộng Giác và Bằng hữu.”
Từ trái: Phùng Nguyễn, Bùi Vĩnh Phúc, Trịnh Thanh Thủy, Đỗ Quý Toàn
và Trần Doãn Nho
Nhà
văn Phùng Nguyễn kể về kỷ niệm vào một ngày cuối năm 1994, khi điện thoaị tới
tòa soạn Văn Học thì nghe một “giọng Huế líu lo: Dạ, đây là tòa soạn Văn Học...
và giọng này hướng sang phía sau, Giác ơi, có điện thoại... sau này tôi mới
biết rằng người có giọng Huế líu lo đó và anh Giác không những có quan hệ nam
nữ, mà còn có với nhau mấy con.” Phùng Nguyễn cũng giaỉ thích về tiến trình
thực hiện tuyển tập tưởng nhớ Nguyễn Mộng Giác, và nói rằng lời nào cũng “không
đủ nói về Nguyễn Mộng Giác.”
Sử gia Tạ Chí Đạị Trường lên kể những kỷ niệm, rằng ông là bạn học của người anh của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, và xem “Giác và Diệu Chi như em.” Sử gia nói, đời sống chữ nghĩa của ông sau 1975 là nhờ Nguyễn Mộng Giác, vì những công trình biên khảo của học giả Miền Nam sau 1975 là bị đẩy vào bóng tối, “nhưng chỉ sau khi tập san Văn Học in cac1 biên khảo của tôi, thì nhà xuất bản trong nước mới dám in sách của tôi...” Ông cũng nói điều kỳ lạ của Nguyễn Mộng Giác là sửa rất ít trong bản thảo, cho nên mới có người đề nghị in bản thảo Sông Côn Mùa Lũ đưa lên mạng, khỏi cần đánh maý lại...
Một tiết mục độc đáo là nhà văn nữ Trịnh Thanh Thủy đã lên đọc một bài thơ trong tưyển tập: bài “Nỗi Buồn Bè Bạn” của Trần Hoan Trinh, người mà nhà văn nữ họ Trịnh này nói chưa từng quen và bài này là lần đầu chị gặp khi mở tuyển tập ra xem, và bị bài thơ 24 câu 7 chữ này lôi cuốn ngay từ 4 dòng đầu:
Thằng bạn tri âm mới bỏ đi
Bạn thơ bạn rượu cũng không về
Bạn điên bạn tỉnh đều xa hết
Ta thức hay chừng đang ngủ mê?
Lên kể kỷ niệm về Nguyễn Mộng Giác còn có Nguyễn Văn Mỹ (bạn đồng môn Đại Học Sư Phạm Huế), rằng khi gặp lại ở Quận Cam, mới được anh Giác kể thời gian viết ở hải ngoaị thường là ngồi trên xe pick-up đậu ở một công viên im lặng, vì nhà anh đông người, ồn ào. Bạn học này kể rằng, khi Nguyễn Mộng Giác còn học ở ĐH Sư Phạm Huế, ngay trong buổi dạy thử ở nữ trung học Đồng Khánh đã làm các cô say mê vì cái nhìn nhaỵ bén nghệ thuật, khi phân tích bài ca dao:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ...
Nhà thơ Đặng Phú Phong, lên nói chuyện với tư cách người đồng hương Bình Định: cùng thôn, cùng xã, cùng quận, có tình gia đình, tình thầy trò, và tình văn chương... Ông kể rằng Nguyễn Mộng Giác là đúng nghĩa chữ thàng của dân Bình Định.
Phan Minh Lượng, em rể nhà văn Nguyễn Mộng Giác, kể rằng ông thường giấu tông tích khi nói chuyện với mọi người, nói đùa vì muốn nghe xem người khác “nói xấu ông anh mình ra sao...” Anh kể về những kỷ niệm khi ở chung với anh Nguyễn Mộng Giác ở ngôi nhà số 55 đường Lê Lợi ở Quy Nhơn...
Tiếp theo, Tiến Sĩ Cai Văn Khiêm là cháu, gọi Nguyễn Mộng Giác bằng cậu, kể nhiều chuyện thời thơ ấu của ông với cậu Giác, từ chuyện nhà văn được đặt tên khai sanh là Nguyễn Ngân Sơn (một điạ danh ở Phú Yên” cho tới chuyện năm 1965 nhà văn cung thỉnh cô vợ người Huế về Bình Định. Đặc biệt, ông Khiêm nói rằng ai cũng nói “cậu Giác khiêm tốn, nhưng tôi một lần bắt gặp cậu vui sướng nói với tôi rằng: Khi cậu giảng bài, người ta mê vô cùng...” Đặc biệt, qua lời ông Khiêm, Nguyễn Mộng Giác tự hào vì “cac1 giaó sư Cường Để ai cũng giỏi hết.”
Nhà văn Phạm Phú Minh, tức Phạm Xuân Đài, đã lên nói về tuyển tập, và giới thiệu nhà văn Trần Doãn Nho, người phụ trách tuyển tập chung với Trúc Chi, Phùng Nguyễn.
Trần Doãn Nho nói rằng, ông khám phá rằng lễ tưởng niệm 100 ngày còn là Lễ Tốc Khốc, tức Lễ Thôi Khóc. Ông nói, “Anh Nguyễn Mộng Giác ở giữa chúng ta bằng sách. Tuyển tập này là từ các văn nghệ sĩ đa phần đã cộng tác với Văn Học, và vì khẩn cấp nên lấy một số bài từ Internet mà không liên lạc đươc5 với mộts ố tác giả để xin phép. Nên nếu có tác giả nào có bài trong tuyển tập mà chưa được thông báo, thì xin hoan hỷ.”
Trần Doãn Nho nói, năm 2009 ông và Da Màu đã thực hiện một chuyên đề trên Da Màu cả tuần lễ, trong khi trong nước cố ý chỉ biết duy “Sông Côn Mùa Lũ” và làm lơn trường thiên “Mùa Biển Động,” thì Da màu đ0ã đưa 2 chương lên online cho trong nước đọc, và cho biết một nhà văn từ Úc đã dịch xong mười mấy chương Mùa Biển Động sang Anh ngữ...
Bà Diệu Chi kể rằng, trong 2 ngày qua, khi nhận tập “Thơ Mai Thảo” do Trần Doãn Nho trả về tủ sách Nguyễn Mộng Giác, cuốn mà ông Giác nói mấy năm trước, khi cho Trần Doãn Nho mượn rằng đó là cuốn duy nhất ông còn trong tủ sách, thì “Tôi khóc suốt. Thay mặt nhà tôi, xin cảm ơn quý vị. Và tôi đã có 48 năm hạnh phúc với nhà tôi, 48 năm mà chưa hề gây gỗ.”
Tiếp theo, một đoạn phim được chiếu lên, đó là đoạn chót cuộc phỏng vấn nhà văn Nguyễn Mộng giác thực hiện năm 2008 bởi Phạm Phú Minh và Trần Doãn Nho.
Cuối cùng, nơi trang giấy này, Hải xin ghi tặng anh Giác vài dòng thơ tưởng nhớ:
mực cạn, nghiêng tay mỏi
trang giấy từ biệt thôi
ướp thơm lời thế kỷ
hồn thơ mắt khép rồi.
Phan Tấn Hải, 10-2012
Sử gia Tạ Chí Đạị Trường lên kể những kỷ niệm, rằng ông là bạn học của người anh của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, và xem “Giác và Diệu Chi như em.” Sử gia nói, đời sống chữ nghĩa của ông sau 1975 là nhờ Nguyễn Mộng Giác, vì những công trình biên khảo của học giả Miền Nam sau 1975 là bị đẩy vào bóng tối, “nhưng chỉ sau khi tập san Văn Học in cac1 biên khảo của tôi, thì nhà xuất bản trong nước mới dám in sách của tôi...” Ông cũng nói điều kỳ lạ của Nguyễn Mộng Giác là sửa rất ít trong bản thảo, cho nên mới có người đề nghị in bản thảo Sông Côn Mùa Lũ đưa lên mạng, khỏi cần đánh maý lại...
Một tiết mục độc đáo là nhà văn nữ Trịnh Thanh Thủy đã lên đọc một bài thơ trong tưyển tập: bài “Nỗi Buồn Bè Bạn” của Trần Hoan Trinh, người mà nhà văn nữ họ Trịnh này nói chưa từng quen và bài này là lần đầu chị gặp khi mở tuyển tập ra xem, và bị bài thơ 24 câu 7 chữ này lôi cuốn ngay từ 4 dòng đầu:
Thằng bạn tri âm mới bỏ đi
Bạn thơ bạn rượu cũng không về
Bạn điên bạn tỉnh đều xa hết
Ta thức hay chừng đang ngủ mê?
Lên kể kỷ niệm về Nguyễn Mộng Giác còn có Nguyễn Văn Mỹ (bạn đồng môn Đại Học Sư Phạm Huế), rằng khi gặp lại ở Quận Cam, mới được anh Giác kể thời gian viết ở hải ngoaị thường là ngồi trên xe pick-up đậu ở một công viên im lặng, vì nhà anh đông người, ồn ào. Bạn học này kể rằng, khi Nguyễn Mộng Giác còn học ở ĐH Sư Phạm Huế, ngay trong buổi dạy thử ở nữ trung học Đồng Khánh đã làm các cô say mê vì cái nhìn nhaỵ bén nghệ thuật, khi phân tích bài ca dao:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ...
Nhà thơ Đặng Phú Phong, lên nói chuyện với tư cách người đồng hương Bình Định: cùng thôn, cùng xã, cùng quận, có tình gia đình, tình thầy trò, và tình văn chương... Ông kể rằng Nguyễn Mộng Giác là đúng nghĩa chữ thàng của dân Bình Định.
Phan Minh Lượng, em rể nhà văn Nguyễn Mộng Giác, kể rằng ông thường giấu tông tích khi nói chuyện với mọi người, nói đùa vì muốn nghe xem người khác “nói xấu ông anh mình ra sao...” Anh kể về những kỷ niệm khi ở chung với anh Nguyễn Mộng Giác ở ngôi nhà số 55 đường Lê Lợi ở Quy Nhơn...
Tiếp theo, Tiến Sĩ Cai Văn Khiêm là cháu, gọi Nguyễn Mộng Giác bằng cậu, kể nhiều chuyện thời thơ ấu của ông với cậu Giác, từ chuyện nhà văn được đặt tên khai sanh là Nguyễn Ngân Sơn (một điạ danh ở Phú Yên” cho tới chuyện năm 1965 nhà văn cung thỉnh cô vợ người Huế về Bình Định. Đặc biệt, ông Khiêm nói rằng ai cũng nói “cậu Giác khiêm tốn, nhưng tôi một lần bắt gặp cậu vui sướng nói với tôi rằng: Khi cậu giảng bài, người ta mê vô cùng...” Đặc biệt, qua lời ông Khiêm, Nguyễn Mộng Giác tự hào vì “cac1 giaó sư Cường Để ai cũng giỏi hết.”
Nhà văn Phạm Phú Minh, tức Phạm Xuân Đài, đã lên nói về tuyển tập, và giới thiệu nhà văn Trần Doãn Nho, người phụ trách tuyển tập chung với Trúc Chi, Phùng Nguyễn.
Trần Doãn Nho nói rằng, ông khám phá rằng lễ tưởng niệm 100 ngày còn là Lễ Tốc Khốc, tức Lễ Thôi Khóc. Ông nói, “Anh Nguyễn Mộng Giác ở giữa chúng ta bằng sách. Tuyển tập này là từ các văn nghệ sĩ đa phần đã cộng tác với Văn Học, và vì khẩn cấp nên lấy một số bài từ Internet mà không liên lạc đươc5 với mộts ố tác giả để xin phép. Nên nếu có tác giả nào có bài trong tuyển tập mà chưa được thông báo, thì xin hoan hỷ.”
Trần Doãn Nho nói, năm 2009 ông và Da Màu đã thực hiện một chuyên đề trên Da Màu cả tuần lễ, trong khi trong nước cố ý chỉ biết duy “Sông Côn Mùa Lũ” và làm lơn trường thiên “Mùa Biển Động,” thì Da màu đ0ã đưa 2 chương lên online cho trong nước đọc, và cho biết một nhà văn từ Úc đã dịch xong mười mấy chương Mùa Biển Động sang Anh ngữ...
Bà Diệu Chi kể rằng, trong 2 ngày qua, khi nhận tập “Thơ Mai Thảo” do Trần Doãn Nho trả về tủ sách Nguyễn Mộng Giác, cuốn mà ông Giác nói mấy năm trước, khi cho Trần Doãn Nho mượn rằng đó là cuốn duy nhất ông còn trong tủ sách, thì “Tôi khóc suốt. Thay mặt nhà tôi, xin cảm ơn quý vị. Và tôi đã có 48 năm hạnh phúc với nhà tôi, 48 năm mà chưa hề gây gỗ.”
Tiếp theo, một đoạn phim được chiếu lên, đó là đoạn chót cuộc phỏng vấn nhà văn Nguyễn Mộng giác thực hiện năm 2008 bởi Phạm Phú Minh và Trần Doãn Nho.
Cuối cùng, nơi trang giấy này, Hải xin ghi tặng anh Giác vài dòng thơ tưởng nhớ:
mực cạn, nghiêng tay mỏi
trang giấy từ biệt thôi
ướp thơm lời thế kỷ
hồn thơ mắt khép rồi.
Phan Tấn Hải, 10-2012
GHI CHÚ:
Tuyển tập “Nguyễn
Mộng Giác và Bằng Hữu,” dày 258 trang, nhiều hình ảnh, bìa trước có ảnh NMG do
Đặng Thơ Thơ chụp, bìa sau có chân dung NMG do Nguyễn Trọng Khôi vẽ, với bài
viết của các nhà văn, nhà thơ: Bùi Bích Hà, Võ Phiến, Đỗ Quý Toàn, Trúc Chi,
Trần Mộng Tú, Hà Thúc Hoan, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Thường Quán,
Lữ Quỳnh, Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Thị Thảo An, Phùng Nguyễn,
Nguyễn Hưng Quốc, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần Doãn Nho, Ngự
Thuyết, Nguyễn Xuân Thiệp, Mai Kim Ngọc, Đặng Thơ Thơ, Luân Hoán, Song Thao,
Tâm Thanh, Thụy Khuê, Đinh Cường, Nguyễn Chí Kham, Trịnh Thanh Thủy, Hồ Minh
Dũng, Trịnh Y Thư, Phan Thị Trọng Tuyến, Ban Mai, Trần Hoan Trinh, Cao Thanh
Tâm, và lời tự nói về mình của Nguyễn Mộng Giác.
NXB Văn Mới, PO Box
287, Gardena, CA 90248. Phone (310) 366-6867.
No comments:
Post a Comment