22.10.2012
Trong buổi tiếp
xúc với các cử tri tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/10, Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang có mấy câu phát biểu được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế và
các blogger trong nước tâm đắc và trích dẫn.
Trước hết, ông Trương Tấn Sang nhận xét: “Việc xây dựng một mét cầu hay một mét đường đắt hơn gấp đôi so với Thái Lan và Trung Quốc. Nói mãi, kiểm tra mãi vẫn chưa ra. Điều này chắc chắn có yếu tố tham nhũng.”
Rồi ông nhấn mạnh:
“Tham nhũng đang là 1 vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là 1 bộ phận, sau đó là 1 bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả 1 tập đoàn.”
Ông còn nói thêm, tham nhũng không những chỉ phổ biến mà còn len lỏi đến tận hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất trước sự bất lực của cả Bộ chính trị. Chính vì vậy Bộ chính trị mới nhận khuyết điểm và mới phê phán gay gắt cá nhân “đồng chí X”, vốn là một ủy viên Bộ chính trị, dù cuối cùng, Ban chấp hành Trung ương đảng không đi đến một quyết định kỷ luật nào cả.
Trước hết, ông Trương Tấn Sang nhận xét: “Việc xây dựng một mét cầu hay một mét đường đắt hơn gấp đôi so với Thái Lan và Trung Quốc. Nói mãi, kiểm tra mãi vẫn chưa ra. Điều này chắc chắn có yếu tố tham nhũng.”
Rồi ông nhấn mạnh:
“Tham nhũng đang là 1 vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là 1 bộ phận, sau đó là 1 bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả 1 tập đoàn.”
Ông còn nói thêm, tham nhũng không những chỉ phổ biến mà còn len lỏi đến tận hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất trước sự bất lực của cả Bộ chính trị. Chính vì vậy Bộ chính trị mới nhận khuyết điểm và mới phê phán gay gắt cá nhân “đồng chí X”, vốn là một ủy viên Bộ chính trị, dù cuối cùng, Ban chấp hành Trung ương đảng không đi đến một quyết định kỷ luật nào cả.
Ông nói:
"Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả.”
"Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả.”
Không phản đối nhưng cũng không đồng ý xử kỷ luật. Tại sao?
Ông giải thích:
“Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Cuối cùng, ông Trương Tấn Sang nói tiếp:
“Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng. Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trú úm 1 người, 1 nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”
Về Trương Tấn Sang, hầu như ai cũng biết ít nhất hai điều:
Thứ nhất, trong giới lãnh đạo cao cấp nhất ở
Việt Nam, ông là người chống tham nhũng một cách mạnh miệng nhất. Nhớ, trong
một cuộc tiếp xúc với cử tri vào ngày 7/5/2012, ông Trương Tấn Sang, lúc ấy còn
là Thường trực Ban bí thư, có một câu phát biểu được rất nhiều người khen ngợi,
trong đó ông ví tham nhũng với sâu:
"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này.”
Thứ hai, ông được xem là đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng. Cùng là dân miền Nam nhưng hai người lại không ưa nhau, hơn nữa, lúc nào cũng ở trong thế tranh chấp với nhau. Những sự tranh chấp như vậy vốn đã kéo dài từ cả chục năm nay nhưng có vẻ như càng lúc càng gay gắt. Theo các nguồn tin đáng tin cậy từ Việt Nam thì hầu hết các vụ bắt bớ những người có chức quyền trong lãnh vực công nghiệp, ngân hàng và thương mại trong mấy tháng vừa qua đều là kết quả của các cuộc tranh chấp quyền lực ấy: người này thì bị phe bên này bắt, người nọ thì bị phe bên kia bắt. Không đánh được chủ, người ta đánh tay chân bộ hạ của nhau.
Liên quan đến mấy phát biểu dẫn trên của Trương Tấn Sang có mấy điều cần chú ý:
Thứ nhất, ông thừa nhận năm điều: một, ở Việt Nam có tham nhũng; hai, sự tham nhũng ấy càng lúc càng phát triển và hiện nay, đã đến mức rất trầm trọng; ba, trách nhiệm của nạn tham nhũng ấy thuộc nhiều cơ quan, trong đó có Bộ chính trị; bốn, việc chống tham nhũng rất khó khăn; và năm, những người tố cáo tham nhũng bị “trù úm” rất “ghê gớm”.
Thứ hai, ông khuyên dân chúng đừng vì sợ hãi mà không dám đương đầu với tham nhũng. Hãy nghĩ đến đất nước: “vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ như thế nào?”
Tuy nhiên, ở điểm thứ hai này, Trương Tấn Sang lại bộc lộ sự mâu thuẫn của ông.
Mâu thuẫn ở hai điểm: Một, ngay cả đảng của ông, tuy đã nhận thức được mức độ trầm trọng của tham nhũng, thậm chí, biết rõ ai là đầu mối của tham nhũng (“đồng chí X” nào đó), vậy mà vẫn bó tay, làm sao có thể hy vọng những người thấp cổ bé miệng đánh bại được tham nhũng? Và hai, ông khuyến khích mọi người đừng sợ hãi nhưng chính ông, Chủ tịch nước, một trong “tứ trụ triều đình”, dường như cũng không can đảm để nêu tên và vạch mặt những tên tham nhũng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Ông chỉ ậm ờ: “đồng chí X”. Mọi người đều biết rõ cái người mà ông gọi là “đồng chí X ấy là Nguyễn Tấn Dũng. Sao ông lại không dám nói thẳng ra? Ông sợ bị “trù úm” chăng? Hay, nói theo ngôn ngữ của Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư, trong bài diễn văn bế mạc hội nghị 6, ông sợ bị “các thế lực thù địch” lợi dụng và xuyên tạc?
Những sự mâu thuẫn ấy cho thấy hai điều:
Thứ nhất, ông và đảng ông đang bất lực. Biết tham nhũng đang tác oai tác quái mà vẫn không làm gì được.
Thứ hai, ông ý thức rõ là đảng ông đang bất lực nên ông phải huy động đến sức mạnh của quần chúng.
Nhưng tại sao ông lại kêu gọi mọi người hãy “cùng hệ thống chính trị” chống tham nhũng. Dường như ông không muốn mọi người chống tham nhũng một cách độc lập và tự phát. Ông chỉ muốn, thậm chí, có khi chỉ chấp nhận việc chống tham nhũng thông qua “hệ thống chính trị”. Dĩ nhiên không phải là “hệ thống chính trị” của “đồng chí X” kia. Mà là “hệ thống chính trị” của ông. Hoặc ít nhất thuộc về phía ông.
Tôi có cảm tưởng chuyện chống tham nhũng, với Trương Tấn Sang, chỉ là một cái cớ để tập hợp lực lượng. Cho ông.
Tôi mong tôi nghĩ sai. Để ít nhất, ở Việt Nam hiện nay, cũng có một người nào đó trong giới lãnh đạo thực sự chống tham nhũng.
Chống thực sự. Chứ không phải chỉ là một cách vỗ về và ve vuốt quần chúng - các nạn nhân của tham nhũng.
"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này.”
Thứ hai, ông được xem là đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng. Cùng là dân miền Nam nhưng hai người lại không ưa nhau, hơn nữa, lúc nào cũng ở trong thế tranh chấp với nhau. Những sự tranh chấp như vậy vốn đã kéo dài từ cả chục năm nay nhưng có vẻ như càng lúc càng gay gắt. Theo các nguồn tin đáng tin cậy từ Việt Nam thì hầu hết các vụ bắt bớ những người có chức quyền trong lãnh vực công nghiệp, ngân hàng và thương mại trong mấy tháng vừa qua đều là kết quả của các cuộc tranh chấp quyền lực ấy: người này thì bị phe bên này bắt, người nọ thì bị phe bên kia bắt. Không đánh được chủ, người ta đánh tay chân bộ hạ của nhau.
Liên quan đến mấy phát biểu dẫn trên của Trương Tấn Sang có mấy điều cần chú ý:
Thứ nhất, ông thừa nhận năm điều: một, ở Việt Nam có tham nhũng; hai, sự tham nhũng ấy càng lúc càng phát triển và hiện nay, đã đến mức rất trầm trọng; ba, trách nhiệm của nạn tham nhũng ấy thuộc nhiều cơ quan, trong đó có Bộ chính trị; bốn, việc chống tham nhũng rất khó khăn; và năm, những người tố cáo tham nhũng bị “trù úm” rất “ghê gớm”.
Thứ hai, ông khuyên dân chúng đừng vì sợ hãi mà không dám đương đầu với tham nhũng. Hãy nghĩ đến đất nước: “vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ như thế nào?”
Tuy nhiên, ở điểm thứ hai này, Trương Tấn Sang lại bộc lộ sự mâu thuẫn của ông.
Mâu thuẫn ở hai điểm: Một, ngay cả đảng của ông, tuy đã nhận thức được mức độ trầm trọng của tham nhũng, thậm chí, biết rõ ai là đầu mối của tham nhũng (“đồng chí X” nào đó), vậy mà vẫn bó tay, làm sao có thể hy vọng những người thấp cổ bé miệng đánh bại được tham nhũng? Và hai, ông khuyến khích mọi người đừng sợ hãi nhưng chính ông, Chủ tịch nước, một trong “tứ trụ triều đình”, dường như cũng không can đảm để nêu tên và vạch mặt những tên tham nhũng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Ông chỉ ậm ờ: “đồng chí X”. Mọi người đều biết rõ cái người mà ông gọi là “đồng chí X ấy là Nguyễn Tấn Dũng. Sao ông lại không dám nói thẳng ra? Ông sợ bị “trù úm” chăng? Hay, nói theo ngôn ngữ của Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư, trong bài diễn văn bế mạc hội nghị 6, ông sợ bị “các thế lực thù địch” lợi dụng và xuyên tạc?
Những sự mâu thuẫn ấy cho thấy hai điều:
Thứ nhất, ông và đảng ông đang bất lực. Biết tham nhũng đang tác oai tác quái mà vẫn không làm gì được.
Thứ hai, ông ý thức rõ là đảng ông đang bất lực nên ông phải huy động đến sức mạnh của quần chúng.
Nhưng tại sao ông lại kêu gọi mọi người hãy “cùng hệ thống chính trị” chống tham nhũng. Dường như ông không muốn mọi người chống tham nhũng một cách độc lập và tự phát. Ông chỉ muốn, thậm chí, có khi chỉ chấp nhận việc chống tham nhũng thông qua “hệ thống chính trị”. Dĩ nhiên không phải là “hệ thống chính trị” của “đồng chí X” kia. Mà là “hệ thống chính trị” của ông. Hoặc ít nhất thuộc về phía ông.
Tôi có cảm tưởng chuyện chống tham nhũng, với Trương Tấn Sang, chỉ là một cái cớ để tập hợp lực lượng. Cho ông.
Tôi mong tôi nghĩ sai. Để ít nhất, ở Việt Nam hiện nay, cũng có một người nào đó trong giới lãnh đạo thực sự chống tham nhũng.
Chống thực sự. Chứ không phải chỉ là một cách vỗ về và ve vuốt quần chúng - các nạn nhân của tham nhũng.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là
blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA
nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment