01.10.2012
Thân nhân của 17 nhà hoạt động trẻ cổ
võ cho nhân quyền đang bị giam cầm tại Việt Nam vừa trao thỉnh nguyện thư cho
Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, kêu gọi giới bảo vệ nhân quyền quốc tế can
thiệp để nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích những người đang bị giam giữ.
Đại diện các gia đình của 17 thanh niên Công giáo và Tin lành sáng ngày 1/10 gặp gỡ với giới chức tòa Lãnh sự Mỹ trình bày trường hợp bị giam cầm của các nhà hoạt động này và đệ nạp thư thỉnh nguyện quốc tế góp tiếng kêu gọi trả tự do cho thân nhân của họ.
Bà Đinh Thị Oanh, vợ nhà hoạt động Trần Xuân Anh, là một trong những người đại diện đi nộp đơn cho biết đã có buổi làm việc từ 11 giờ đến 12 giờ trưa nay với 4 giới chức của Lãnh sự quán Hoa Kỳ:
“Gồm Phó Tổng lãnh sự, Tùy viên văn hóa-báo chí, Trưởng phòng chính trị, và một người nữa đến sau nên tụi em không nhận được danh thiếp. Mục đích tụi em đến gặp các vị đó để nộp đơn kêu cứu trả tự do cho chồng em cũng như tất cả 17 thanh niên này. Bởi vì họ giam giữ hơn 1 năm qua rồi, không đưa ra xét xử, mà cũng không có một câu trả lời chính xác. Những người này không có tội. Chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho họ. Chúng tôi đã rất nhiều lần gửi đơn lên chính quyền cấp cao ở Việt Nam. Thậm chí cuối tháng 8 vừa rồi cũng đã đến Văn phòng Chính phủ để nộp đơn, nhưng họ không giải quyết, cũng không trả lời. Cho nên, bây giờ không trông chờ gì ở chính quyền Việt Nam hết. Phải kêu cứu tới các nhà lãnh đạo thế giới thôi.”
Đại diện các gia đình của 17 thanh niên Công giáo và Tin lành sáng ngày 1/10 gặp gỡ với giới chức tòa Lãnh sự Mỹ trình bày trường hợp bị giam cầm của các nhà hoạt động này và đệ nạp thư thỉnh nguyện quốc tế góp tiếng kêu gọi trả tự do cho thân nhân của họ.
Bà Đinh Thị Oanh, vợ nhà hoạt động Trần Xuân Anh, là một trong những người đại diện đi nộp đơn cho biết đã có buổi làm việc từ 11 giờ đến 12 giờ trưa nay với 4 giới chức của Lãnh sự quán Hoa Kỳ:
“Gồm Phó Tổng lãnh sự, Tùy viên văn hóa-báo chí, Trưởng phòng chính trị, và một người nữa đến sau nên tụi em không nhận được danh thiếp. Mục đích tụi em đến gặp các vị đó để nộp đơn kêu cứu trả tự do cho chồng em cũng như tất cả 17 thanh niên này. Bởi vì họ giam giữ hơn 1 năm qua rồi, không đưa ra xét xử, mà cũng không có một câu trả lời chính xác. Những người này không có tội. Chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho họ. Chúng tôi đã rất nhiều lần gửi đơn lên chính quyền cấp cao ở Việt Nam. Thậm chí cuối tháng 8 vừa rồi cũng đã đến Văn phòng Chính phủ để nộp đơn, nhưng họ không giải quyết, cũng không trả lời. Cho nên, bây giờ không trông chờ gì ở chính quyền Việt Nam hết. Phải kêu cứu tới các nhà lãnh đạo thế giới thôi.”
Trong thư thỉnh
nguyện, gia đình của 17 nhà hoạt động nói người thân của họ bị chính quyền bắt
giữ bất hợp pháp, không có trát lệnh và bị giam cầm tùy tiện hơn năm qua, không
được đưa ra xét xử, cũng không được tiếp xúc với luật sư, gây ra quan ngại về
tính minh bạch và hợp pháp trong cách hành xử của chính quyền đối với công dân.
Thư nêu rõ các hành động phi lý của nhà cầm quyền đã dẫn tới cái chết trong tuyệt vọng của thân mẫu 2 trong số 17 nhà hoạt động, trong đó có mẹ của blogger Lê Văn Sơn và vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần.
Thân nhân của những người đang bị giam cầm nói họ lo sợ rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tiếp tục dùng những chiêu thức xảo trá để kết án, tù đày, và bóp nghẹt tiếng nói của những người chỉ thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân kêu gọi cho công lý và dân chủ.
Anh Trần Văn Việt, anh trai của nhà hoạt động Trần Vũ Anh Bình, người được biết đến qua một số ca khúc bị chính quyền cho là có nội dung ‘chống nhà nước’ trong đó có bài ‘Bữa Cơm Tù’ nói gia đình anh kỳ vọng thỉnh nguyện thư này sẽ đánh động sự lưu tâm của quốc tế:
“Mong mỏi của em là nhờ Đại sứ quán Mỹ, chính quyền Mỹ giúp đỡ cho em của em được trả tự do.”
Việc Hà Nội bắt giữ 17 nhà hoạt động trẻ trong đó có nhiều người có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế đã khiến nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch chỉ trích Việt Nam leo thang vi phạm nhân quyền.
Thư nêu rõ các hành động phi lý của nhà cầm quyền đã dẫn tới cái chết trong tuyệt vọng của thân mẫu 2 trong số 17 nhà hoạt động, trong đó có mẹ của blogger Lê Văn Sơn và vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần.
Thân nhân của những người đang bị giam cầm nói họ lo sợ rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tiếp tục dùng những chiêu thức xảo trá để kết án, tù đày, và bóp nghẹt tiếng nói của những người chỉ thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân kêu gọi cho công lý và dân chủ.
Anh Trần Văn Việt, anh trai của nhà hoạt động Trần Vũ Anh Bình, người được biết đến qua một số ca khúc bị chính quyền cho là có nội dung ‘chống nhà nước’ trong đó có bài ‘Bữa Cơm Tù’ nói gia đình anh kỳ vọng thỉnh nguyện thư này sẽ đánh động sự lưu tâm của quốc tế:
“Mong mỏi của em là nhờ Đại sứ quán Mỹ, chính quyền Mỹ giúp đỡ cho em của em được trả tự do.”
Việc Hà Nội bắt giữ 17 nhà hoạt động trẻ trong đó có nhiều người có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế đã khiến nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch chỉ trích Việt Nam leo thang vi phạm nhân quyền.
Hồi tháng 3, chín
tổ chức phi chính phủ quốc tế đã gửi thư tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt
Nam kêu gọi trả tự do cho họ ngay lập tức và cho họ được hưởng quyền giúp đỡ về
tư pháp. Thế nhưng, theo Human Rights Watch, Hà Nội không những không đáp ứng mà
ngược lại, còn tiếp tục gia tăng các vi phạm.
5 trong số 17 nhà hoạt động này đã bị kết án tù trong khi những người khác vẫn bị giam cầm trong những điều kiện khắc nghiệt, không được gặp luật sư, hoặc không được phép thăm nuôi.
Cách đây không lâu, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner, đã đại diện cho 17 nhà hoạt động trẻ đang bị giam cầm tại Việt Nam gửi thỉnh nguyện thư lên Ủy ban Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc trình bày về việc Hà Nội bắt giữ bất hợp pháp, giam giữ kéo dài các nhà hoạt động này và đề nghị cơ quan của Liên hiệp quốc kêu gọi Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức.
17 người trẻ này bị bắt từ tháng 7 năm 2011, bị cáo buộc vi phạm các điều luật hình sự về ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau khi họ tham gia các hoạt động cổ võ cho nhân quyền, công lý, chống lại những sự đàn áp, bất công. Họ là những thanh niên Công giáo và Tin lành, những nhà hoạt động tích cực tham gia các công tác thiện nguyện xã hội.
5 trong số 17 nhà hoạt động này đã bị kết án tù trong khi những người khác vẫn bị giam cầm trong những điều kiện khắc nghiệt, không được gặp luật sư, hoặc không được phép thăm nuôi.
Cách đây không lâu, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner, đã đại diện cho 17 nhà hoạt động trẻ đang bị giam cầm tại Việt Nam gửi thỉnh nguyện thư lên Ủy ban Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc trình bày về việc Hà Nội bắt giữ bất hợp pháp, giam giữ kéo dài các nhà hoạt động này và đề nghị cơ quan của Liên hiệp quốc kêu gọi Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức.
17 người trẻ này bị bắt từ tháng 7 năm 2011, bị cáo buộc vi phạm các điều luật hình sự về ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau khi họ tham gia các hoạt động cổ võ cho nhân quyền, công lý, chống lại những sự đàn áp, bất công. Họ là những thanh niên Công giáo và Tin lành, những nhà hoạt động tích cực tham gia các công tác thiện nguyện xã hội.
No comments:
Post a Comment