15-10-2012
Bài phát biểu của ông Tổng bí thư
đảng Nguyễn Phú Trọng chấm dứt 15 ngày làm việc mà ông gọi là khẩn trương,
nghiêm túc đã chính thức thông báo kết quả chẩn đoán khảo nghiệm y khoa về tình
trạng của đảng: HẾT THUỐC CHỮA.
Bài diễn văn 6465 từ được tóm gọn
trong 137 từ như sau: "Và để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần
giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương
trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành
Trung ương cho được
nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính
trị... Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc
toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành
kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và
yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không
để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá."
Uy tín, hình ảnh THIÊNG LIÊNG của
đảng, làm gương xin được tóm lại gọn hơn trong 2 chữ: Trò mèo.
*
Hình ảnh thoáng qua của ông Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng run run, nhăn mặt mếu máo như sắp bật khóc làm cho người
ta liên tưởng đến hình ảnh của ông Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cầm khăn chùi khoé
mắt trước tội ác của cuộc đấu tố long trời lở đất Cải cách ruộng đất. Hơn nữa
thế kỷ trôi qua kết quả vẫn không khác: tội ác đổ lên đầu nhân dân Việt Nam vẫn
tiếp diễn, đảng CSVN vẫn cứ thế mà thiêng liêng và những kẻ nắm quyền
lãnh đạo vẫn tiếp tục đóng cửa phê và tự phê để cuối cùng, vẫn như bao
lần: cả bầy đàn hạ cánh an toàn, không kỷ luật ai hết, tiếp tục sứ mạng
ngồi trên đầu trên cổ nhân dân.
Tự bài diễn văn của Nguyễn Phú
Trọng cũng cho thấy bản chất nói xuôi nói ngược, đổ thừa, đổ lỗi cho những
người khác, và tính mèo đồng của tập thể lãnh đạo đảng CSVN từ BCT qua đến
BCHTƯ.
Hãy đọc qua những phát biểu sau đây
của ông:
"Nhìn chung, các đồng chí Bộ
Chính trị, Ban Bí thư luôn có ý thức giữ gìn đạo đức cách mạng, lối sống
lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; nêu cao trách nhiệm vì sự nghiệp của Đảng,
của dân tộc."
Cũng với những ông đồng chí luôn ý
thức này thì cùng lúc ông Trọng lại phán:
"Nhiều đồng chí đã tự giác xem
xét, nhìn lại mình, bước đầu có tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một
số hành vi trong công tác và cuộc sống hằng ngày của mình, của gia đình, vợ con
và người thân. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bàn và chỉ đạo giải quyết ngay
một số vấn đề nổi cộm, bức xúc; phát huy các nhân tố tích cực, xiết lại kỷ
luật, kỷ cương, có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn chặn các hành
vi tiêu cực..."
Về trách nhiệm của đầu não lãnh
đạo, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố:
"Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khoá nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và
khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên... Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình
và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại
trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ,
đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu..."
"Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn
chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo
hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách
nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó."
Điều đó có nghĩa là theo ông khuyết
điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chưa ngăn chận và khắc phục được tệ trạng,
suy thoái của bộ phận khác, nhưng phần của các ông thì hoàn toàn trong sạch!?
Ông Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị 14 người phủi tay đỗ thừa mọi
"dơ dáy" xuống các bộ phận khác thấp hơn trong đảng. "Lỗi"
của 14 ông "trong sạch" trong BCT là không tắm gội đám đảng viên cấp
thấp cho sạch sẽ mà thôi. Và ông cũng không quên - cho nó chắc ăn - đỗ hết
trách nhiệm cho các khoá trước - mà trong đó đa phần các thành viên BCT khoá
này cũng có mặt.
Trong khi với Bộ Chính trị khoá
này chỉ có lỗi là chưa ngăn chận tham nhũng, khuyết điểm từ khoá trước,
nhìn chung các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn có ý thức giữ gìn
đạo đức cách mạng thì lại lòi ra một "tội phạm" trong 14 tên
để các ông trong Bộ Chính trị đã bán cái qua Ban Chấp hành Trung ương: "Và
để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng
liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề
nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ
luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị."?
Đương nhiên kẻ đó là Nguyễn Tấn
Dũng. Đương nhiên người đó là MỘT TRONG NHIỀU ĐỒNG CHÍ "bước đầu có tự
sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống
hằng ngày của mình, của gia đình, vợ con và người thân".
Trong khi phải "nghiêm túc
tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu
kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội
ngũ cán bộ, đảng viên" thì người ta thấy khắp nơi khắp chốn bài diễn
văn của ông, những câu đoạn mèo khen mèo dài đuôi một cách nghịch lý như sau.
Xin trích dẫn vài đoạn:
* Các đồng chí Uỷ viên Trung ương
và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phát
huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm
huyết, sâu sắc vào các tờ trình, báo cáo, đề án.
* Sau hơn 2 tháng chuẩn bị, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đã dành 21 ngày, chia làm 4 đợt (trong 3 tháng) để kiểm
điểm tự phê bình và phê bình, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan
trọng vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng; của Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã
quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn
kết, thương yêu đồng chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh
những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm "trị bệnh cứu
người", giúp nhau cùng tiến bộ .
* Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí
thư đều hết sức thấm thía, day dứt trước những thiếu sót, khuyết điểm, tự
nhận thấy phải nghiêm khắc với mình hơn, không ngừng học tập, rèn luyện để
nâng cao trình độ hiểu biết, đổi mới lề lối làm việc; gương mẫu giữ gìn đạo
đức, lối sống; đoàn kết, gắn bó hơn trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn
thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
* Cũng qua việc kiểm điểm lần này,
các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có điều kiện hiểu biết nhau hơn, chia sẻ,
học hỏi lẫn nhau, đoàn kết, gắn bó hơn. Quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm
điểm cũng đã có tác động lan toả, nêu
gương cho cấp dưới học tập và làm theo,
góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.
* Ban Chấp hành Trung ương khẳng
định, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một tập thể lãnh đạo đoàn kết, vững vàng về
chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc
lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
* Ban Chấp hành Trung ương hoan
nghênh, đánh giá rất cao sự nghiêm túc, gương mẫu và cầu thị của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình đợt này cũng như sự quyết
tâm, nỗ lực lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4; nhất trí cao với Báo cáo của Bộ Chính trị, đồng thời đóng góp
nhiều ý kiến phê bình rất thẳng thắn, sâu sắc.
...
Ông Nguyễn Phú Trọng có tài vừa tự
chửi vừa tự khen!.
Trước khi mời các bạn đọc toàn diễn
văn của ông Tổng Bí thư xin các bạn lưu ý một số điều sau: Hết 3/4 diễn văn của
ông là đồ bỏ. Không có gì mới. Vẫn những lời "mèo" cũ. Lúc nào cũng
khởi đầu bằng những thắng lợi này thắng lợi khác và tiếp tục là một đoạn văn
bắt đầu bằng cụm từ... tuy nhiên... Lúc nào cũng đảng khẳng định, yêu
cầu, nhất trí... Vở tuồng đấu đá được biến thành vở tuồng mèo bắt đầu ở mục số
7.
-------------------------------------------
15-10-2012
Chiều ngày 15/09, hội nghị lần 6
Ban chấp hành TƯ Đảng đã chính thức bế mạc sau 15 ngày họp căng thẳng. Trong
phát biểu cuối cùng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thông báo Ban chấp hành Trung
ương quyết định “không thi
hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính
trị”.
Như vậy, với kết luận này, ông
Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức 'thoát lưới' hội nghị 6. Mặc dù vẫn tiếp tục được
ngồi lại ghế Thủ tướng, nhưng nhiều dự đoán cho rằng ông Dũng sẽ bị hạn chế
quyền lực do uy tín đã bị giảm sút nghiêm trọng.
Trong lúc đọc kết quả báo cáo khái
quát, thay mặt Bộ chính trị nhận khuyết điểm, giọng ông Nguyễn Phú Trọng có lúc
run lên như sắp bật khóc, khuôn mặt nhăn lại. Dường như vị Tổng Bí Thư cố gắng
tỏ vẻ nghẹn ngào, đau đớn trong lúc nhận lỗi trước Ban chấp hành Trung ương
Đảng. Chỉ vài giây sau đó, rất nhanh chóng, cả khuôn mặt lẫn giọng nói của ông
bắt đầu bình thường trở lại. (Xem video: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=J5WDnL5uPIA
)
Tuy không có một mức kỷ luật nào
được đưa ra, nhưng Ban chấp hành TƯ yêu cầu Bộ Chính Trị phải có biện pháp tích
cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm. Đồng thời, kết luận này còn nhấn mạnh "không
để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Hội nghị 6 đã dành ra đến 1/3 thời
gian, tức 5 ngày để tiến hành kiểm điểm, chất vấn các cá nhân trong bộ chính
trị. Thời gian này được sắp xếp chủ yếu nhắm vào cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng.
Liên quan đến thông tin về các cuộc đấu đá trong Bộ chính trị, ông Trọng phát biểu: "Cũng qua việc kiểm điểm lần này, Ủy viên bộ chính trị, ban bí thư đã có điều kiện hiểu biết nhau hơn, chia sẻ học hỏi lẫn nhau, đoàn kết gắn bó nhau hơn". Đồng thời ông không quên khẳng định bộ chính trị vẫn là một 'tập thể đoàn kết'.
Về phần liên quan đến những sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng không nêu tên trực tiếp mà chỉ nói đại ý: Trên thực tế, nhiều đồng chí đã tự giác xem xét nhìn lại mình, bước đầu có tự sửa chữa các khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống hàng ngày của mình, của gia đình, vợ con và người thân...
Liên quan đến thông tin về các cuộc đấu đá trong Bộ chính trị, ông Trọng phát biểu: "Cũng qua việc kiểm điểm lần này, Ủy viên bộ chính trị, ban bí thư đã có điều kiện hiểu biết nhau hơn, chia sẻ học hỏi lẫn nhau, đoàn kết gắn bó nhau hơn". Đồng thời ông không quên khẳng định bộ chính trị vẫn là một 'tập thể đoàn kết'.
Về phần liên quan đến những sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng không nêu tên trực tiếp mà chỉ nói đại ý: Trên thực tế, nhiều đồng chí đã tự giác xem xét nhìn lại mình, bước đầu có tự sửa chữa các khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống hàng ngày của mình, của gia đình, vợ con và người thân...
Qua những gì đã diễn ra, có thể
thấy rằng Hội nghị Trung ương 6 đã không mang đến một sự thay đổi đáng kể đối
hệ thống chính trị Việt Nam. Đảng Cộng Sản quyết định giữ lại ghế Thủ tướng cho
ông Nguyễn Tấn Dũng, mục đích chính cũng để cố vớt vát uy tín Đảng - điều mà
ông Trọng khẳng định là 'hình ảnh thiêng liêng'.
Tiếp tục cập nhật
Danlambao
No comments:
Post a Comment