Tuesday, 23 October 2012

TẠI SAO PHẢI GỌI VIỆT NAM LÀ DUÊ NẢN (Trần Đông Đức)




Tue, 10/23/2012 - 03:58 — trandongduc

Gần đây trên facebook có phong trào gọi Việt Nam là Duê Nản. Lúc đầu nhiều người có cảm giác ngồ ngộ không biết Duê Nản là cái gì đây. Thế rồi như khẩu hiệu "đi bão" của cổ động viên bóng đá "Việt Nam Vô Địch" trở thành "Duê Nản! Duê Nản!

Phàm việc gì khi đã dùng quen miệng rồi thì trở thành một phong trào mang tính thời thượng. Mở đầu cho phong trào gọi Việt Nam là có lẽ là Hồ Như Ý chuyên phiên dịch tổng hợp các chuyên đề về Trung Quốc rất sâu sắc và hút hồn. Trong bài Mệnh, Lê Anh Thư lại dùng một cách vô tư và ghi chú đó là cách người Chung Của (Trung Quốc) phát âm hai chữ Việt Nam. Thế rồi như tả pín lù, giò cháo quẩy, hoặc nhã hơn là hủ tíu, hoành thánh, lạp xưởng, xường xám - Duê Nản nay trở thành quốc danh mới.

Thật vậy, "càng lúc càng khó khăn" (việt lai việt nan - duê lái duê nản - đọc âm tiếng Quan Thoại) - theo lối chơi chữ của Hồ Như Ý thì sẽ thấy ngay chân tướng của nước Duê Nản. Hai âm "Duê Nản" này gần với là cách đọc từ Việt Nam (Yuè Nán) trong tiếng Quan Thoại.


Trong tiếng Trung Quốc hiện nay chữ Nam (nam bắc), Nan (gian nan) đều phát âm bè bè như nhau theo thanh điệu giữa "nán" và "nản". Nếu dùng nản làm trọng âm thì chúng ta vừa du nhập mùi Tàu lại vừa phản ánh tâm trạng trước nghịch cảnh. Nản quá, biết phải làm gì đây?

Việt Nam thực sự càng lúc càng khó khăn, đó là một thực tế không thể chối cãi. Thực tế đó làm người ta cảm thấy bất lực chán chường.

Trong âm tiếng Việt âm "Duê" nhã nhưng vô nghĩa, âm "Nản" thô nhưng có nghĩa. Ghép hai âm thô nhã này vào nhau sẽ làm nổi bật ý nghĩa và nội dung. Duê Nản tự dưng nó đã biểu hiện sự gian khó không nói nên lời.

Chung Của
Cũng như từ Chung Của thay thế cho sự tham lam của Trung Quốc, người Nhật Bản còn ngộ hơn dùng hai chữ Hán để phiên âm China thành Chi Na. Người Đài Loan trong lúc phiếm chỉ hay bỏ thêm chữ trư (lợn) vào - Chi Na Trư, để ám chỉ sự vào tham ăn ồn ào của chế độ cầm quyền ở Hoa Lục hiện nay. Với sự uyển chuyển và tinh vi về văn tự, các thế lực dân chủ tiến bộ đã phân biệt rõ giữa hai thực thể Trung Quốc khác nhau khiến thế lực bành trướng Bắc Kinh không thể bao đồng lên tất cả những thứ thuộc về Trung Quốc ngàn năm văn hiến. Điều này đã làm cho bọn Hồng Vệ Binh cay cú nhưng khi há họng thì lại mắc quai. Khi nói tiếng Anh thì cũng phải dùng chữ China thế thì tại sao dùng tiếng Tàu thì không được nói là Chi Na. Một nghệ thuật uyển ngữ để diễn đạt tâm trạng con người trước nghịch cảnh.

Duê Nản cũng chính là ngôn ngữ nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay phải xưng ra khi nói tiếng Tàu với Trung Quốc thì việc gì phải kiêng khi nói bằng tiếng Việt chứ.

Duê Nản tự dưng là một quy phạm sáng tạo mới để phân biệt giữa Việt Nam và những thứ gì biểu hiện mang tính thách thức đối với nhà cầm quyền hiện nay. Khi ngữ âm này được quyền tồn tại, người sử dụng có thêm không gian mới để không bị phụ thuộc vào sự bao đồng dưới hai chữ Việt Nam. Trong một tình huống mang tính căn cước mới, một người có thể xưng là Việt Nam chính hiệu còn bên kia là Duê Nản hỗn xưng. Ở một góc độ nào đó, sự phân biệt này cũng tương tự như là Bắc Triều Tiên với Đại Hàn dân quốc, khác nhau về tính cách.

Gần đây nhiều diễn đàn cũng kêu gọi dùng một loài động vật như con lừa, con rùa để diễn tả quốc hồn và thần thái của Việt Nam dưới chế độ hiện nay. Cách nói phiếm chỉ này dễ gây nên những cảm xúc quá đà, đụng chạm về phương diện dân tộc tự tôn. Ai cũng muốn Việt Nam muốn làm rồng là hổ chứ ai ngu gì lại làm rùa làm lừa cho nhọc nhằn và chậm chạp. Thực tế là nhiều người cổ vũ cách gọi này và cứ nói oang oang Việt Nam hiện nay là xứ Lừa, chậm như rùa. Diễn đàn X-café chủ mưu việc này là một bằng chứng.

***
Gọi Việt Nam bằng Duê Nản là tránh được sự đụng chạm quá mức nhưng vẫn diễn đạt được thái độ biếm chỉ nhất định.

Sẽ có một ngày, từ điển Việt Nam sẽ du nhập từ Duê Nản vào không khác gì lì xì (lợi thị), tài xỉu (đại tiểu), xường xám (trường sam), nhị tì (nghĩa địa) vân vân và vân vân.

Duê Nản là quốc danh của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa hiện nay.






No comments:

Post a Comment

View My Stats