Gia
Minh, biên tập viên RFA
2012-10-22
Một
nhóm thực hành Pháp luân Công tại khu vực miền Trung bị sách nhiễu phải lên
tiếng. Sự việc ra sao?
Lực
lượng thường phục ra tay
Vụ việc hồi tối ngày 18 tháng 10 vừa qua đối với một số người luyện tập Pháp Luân Đại Pháp xảy ra tại lô 92, đường Đặng Minh Khiêm, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Và những người trong cuộc công khai lên tiếng kêu cứu.
Vụ việc hồi tối ngày 18 tháng 10 vừa qua đối với một số người luyện tập Pháp Luân Đại Pháp xảy ra tại lô 92, đường Đặng Minh Khiêm, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Và những người trong cuộc công khai lên tiếng kêu cứu.
Anh Võ Minh Tuấn vào
tối ngày 21 tháng 10 kể lại sự việc như sau:
Tối
hôm 18 vừa rồi vào lúc 8 giờ, tôi cùng một bạn đồng tu nữa là chị tên Trang
đang ở nhà của anh tên Minh. Lúc đang ở nhà thì một công an đến gọ cửa hỏi khám
xét giấy tờ tùy thân. Anh Minh mở cửa và có những người mang thường phục, chỉ
có vài người mang đồng phục công an xông vào.
Anh
Minh yêu cầu họ xuất trình giấy tờ nhưng họ lảng tránh và xông vào; đóng cửa
không cho dân chung quanh chứng kiến. Họ xua đuổi dân ra. Chúng tôi đòi xuất
trình giấy tờ, nhưng họ không đưa ra nên chúng tôi nói không được khám xét, lấy
đồ. Tôi có ý ngăn họ vào phòng thì có hai ba người ngăn tôi lại, vặn tay ngược
lại. Có hai ba người xông vào phòng anh Minh khám xét. Khi anh Minh ngăn cản
thì người có tên Dũng, dùng củi chỏ đánh vào xương hàm dưới bốn cái, tát vào
mặt một cái.
Bản
thân tôi khi đi lấy giấy tờ tùy thân để đưa cho họ, thì một công an không mặc
cảnh phục giựt lấy. Tôi yêu cầu trả lại nhưng người ta không trả còn bảo tôi
ngày hôm sau 8 giờ lên đồn Công an giải quyết.Sau đó họ lấy của chúng tôi 1
thùng 45 kilogram báo Tân Sinh, 618 CD nói về sự thật đàn áp Pháp Luân Công tại
Trung Quốc, một máy in mới chưa sử dụng, một laptop của người em anh Minh.
Tuyên truyền, đàn áp theo Trung Quốc
Theo
những người thực hành tu luyện theo Pháp Luân Công tại Việt Nam thì không hề có
cấm đoán chính thức nào từ phía chính quyền Việt Nam đối với sinh hoạt của họ.
Thế
nhưng sau vụ việc của hai học viên Pháp Luân Công là Vũ Đức Trung và Lê Văn
Thành tại Hà Nội bị bắt hồi tháng 6 năm 2010 và bị đưa ra xét xử hồi tháng 11
năm ngoái vì đã phát thanh chương trình của Pháp Luân Công sang Trung Quốc, thì
tình hình bắt bớ, sách nhiễu đã diễn ra.
Nhiều
học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam bị chính quyền địa phương sách nhiễu bằng
cách bắt bớ hay gây khó khăn trong việc tạm trú ở địa phương…
Học viên Võ Minh
Tuấn hồi ngày 21 tháng 10 vừa qua cũng đưa ra nhận định là Trung Quốc có áp lực
với phía chính quyền Việt Nam để ngăn chặn hoạt động của số người muốn tu tập
theo Pháp Luân Đại Pháp:
Chúng
tôi nghĩ Việt Nam do áp lực từ phía Trung Quốc nên người ta gây sức ép thôi;
chứ Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện Chân- Thiện- Nhẫn thôi; tu tâm
tính; tu thân khỏe; không làm hại ai, cũng không
Bản thân học viên Võ
Minh Tuấn cho biết không thể tin vào cơ quan công an dù họ yêu cầu bản thân anh
này phải đến công an làm việc với lý do sau:
Lý
do vì chúng tôi bị áp bức, cưỡng chế như thế thì sợ lên lại bị gây khó khăn. Họ
không có lý do, giấy tờ gì mà vẫn trắng trợn như thế thì làm sao mà chúng tôi
dám lên đồn công an. Chúng tôi không nắm rõ luật lệ, nên khi lên đó họ nói ‘thế
này, thế khác’ thì bất lợi cho chúng tôi.
Ước nguyện tu luyện chân chính
Học viên Trần Minh
cho biết những trình bày mà bản thân từng đưa ra với cơ quan chức năng khi bị
hạch hỏi về hoạt động tập luyện Pháp Luân công:
Lần
trước ở Huế tôi cũng bị công an thu laptop trong khi tôi đi phát tài liệu, nói
‘sự thật’ cho người dân về những điều tốt của Pháp Luân Công. Khi bị thu hồi
laptop như thế tôi có viết đơn khiếu nại theo luật lệ của Nước Việt Nam, ví dụ
Luật Tự do Báo chí, hay Công ước Quốc tế về tự do nhân quyền. Họ không nói gì
khác, chỉ trả lời thư là họ làm đúng theo luật và yêu cầu nộp án phạt 15 triệu
đồng và tịch thu laptop.
Học viên Trần Minh
còn cho biết do tác động của chính quyền địa phương mà nhiều người dân cũng có
cái nhìn sai trái, không thiện cảm đối với những học viên Pháp Luân Công:
Có
nhiều người phản ánh tốt: họ nói phương pháp này có lợi cho sức khỏe mà sao lại
đàn áp. Tuy nhiên khi đông người đến bức hại thì người dân sợ hãi và sau khi
nghe tuyên truyền Pháp Luân Công tà giáo nên họ cũng thù ghét.
Chúng tôi liên lạc
với công an phường Hòa Minh và được ông Nguyễn Đắc Mười, trưởng công an, cho
biết về tình hình mà các học viên Pháp Luân Công cho biết:
Do
nhân dân báo và chúng tôi đi kiểm tra. Có thư mời cho ông Minh đến làm việc
nhưng chưa thấy đến. Còn tin bị đánh thì ‘tam sao thất bổn’
Pháp
Luân Công có xuất xứ từ Trung Quốc, do nhân vật Lý Hồng Chí giới thiệu ra công
chúng từ năm 1992. Đến tháng 7 năm 1999, dưới thời của chủ tịch Giang Trạch
Dân, Pháp Luân Công bị chính thức đàn áp. Ông Giang Trạch Dân cho đây là một tà
giáo, dù rằng vào thời điểm chính thức bị đàn áp Pháp Luân Công có từ 70 đến 100
triệu học viên. Con số này vượt xa số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tại
Việt Nam vẫn chưa có con số chính thức học viên Pháp Luân Công; tuy nhiên số
những học viên công khai bị bắt bớ, sách nhiễu đều khẳng định họ trung kiên với
phương pháp tu tập theo Pháp Luân Đại Pháp.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment