October
26, 2012 3:30 PM
Nguyên tác tiếng Anh: “Nationalist in the Viet Nam Wars *Memoirs
of A Victim turned Soldier“
by Nguyễn Công Luận
Do Indiana University Press xuất bản tại Mỹ năm 2012
by Nguyễn Công Luận
Do Indiana University Press xuất bản tại Mỹ năm 2012
Sách có thể đặt mua qua Email: iuporder@indiana.edu
Qua Bưu điện: Indiana University Press, 601 North Morton Street Bloomington, Indiana 47404 – 3796
Hay Nhà sách website Amazon.com
Cũng có thể xem các bài nhận định của độc giả:
www.amazon.com/Nationalist-Viet-Nam-Wars-Memoirs/dp/0253356873/ref=rhfsept1
Qua Bưu điện: Indiana University Press, 601 North Morton Street Bloomington, Indiana 47404 – 3796
Hay Nhà sách website Amazon.com
Cũng có thể xem các bài nhận định của độc giả:
www.amazon.com/Nationalist-Viet-Nam-Wars-Memoirs/dp/0253356873/ref=rhfsept1
* * *
Bài viết của Đoàn Thanh Liêm
Tôi đã đọc khá nhiều cuốn hồi ký và
tiểu sử của những nhân vật Việt nam cũng như ngọai quốc. Phần nhiều đây là
những cuốn sách rất có giá trị, nó giúp cho người đọc hiểu biết rõ ràng hơn về
các nhân vật lịch sử trong bối cảnh văn hóa xã hội đương thời. Nhưng cuốn Hồi
ký của tác giả Nguyễn Công Luận này, thì mới làm cho tôi say sưa theo dõi và
đặc biệt chú ý đến – bởi lý do đơn giản là tập sách này viết về Người và Việc
tại Việt nam giữa cái thời kỳ mà chính bản thân tôi đã trải qua và cũng chứng
kiến gần như y hệt tác giả – đặc biệt là tại tỉnh Nam Định ở miền Bắc hồi trước
năm 1954.
Tác giả lại trực tiếp viết bằng tiếng Anh và cuốn sách còn được nhà xuất bản của một Đại học danh tiếng là Indiana University Press đứng ra nhận ấn hành – thì đây rõ rệt là một công trình không phải bất kỳ người viết nào cũng đạt tới được. Mà còn hơn thế nữa, cuốn sách lại được nhiều giới thức giả người Việt cũng như Mỹ nhiệt liệt khen ngợi và giới thiệu – thì đó cũng là một biểu lộ để chúng ta có thể tin tưởng được giá trị của cuốn sách dài đến gần 600 trang với khổ chữ nhỏ cỡ 11.
Ngay trong Lời tựa, tác giả đã khiêm tốn viết rằng mình chỉ là một thứ “vô danh tiểu tốt ở Việt nam” (I was just a nobody in Việt nam), và không có công trạng gì lớn lao để mà khoe khoang – mà cũng chẳng có làm điều chi tệ lậu để mà phải viết sách viết báo tìm cách biện bạch “thanh minh thanh nga”. Nhưng trong suốt cuốn sách, ông Luận đã trình bày hết sức trung thực về những điều tai nghe mắt thấy và những nhận định của riêng cá nhân mình – với lập trường kiên định của một người quốc gia chân chính mà là nạn nhân trực tiếp của chính sách độc tài hiểm ác và gian trá của đảng cộng sản ở Việt nam.
Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, tôi xin tóm tắt về Tiểu sử tác giả – như được ghi lại rải rác nơi những trang trong cuốn Hồi ký – rồi sẽ trình bày chi tiết hơn về các mục đáng chú ý nhất trong cuốn sách này.
I– Tiểu sử tác giả Nguyễn Công Luận
Ông Luận sinh năm 1937 tại một làng
miền quê gần với thị xã Nam Định. Thân phụ là người đã từng tham gia sinh họat
trong hàng ngũ Quốc Dân Đảng, nên đã bị Việt minh cộng sản bắt giữ vào năm 1948
và bị mất ở trong trại tù Lý Bá Sơ vào năm 1950. Ông trải qua cả một thời thơ
ấu tại quê nhà và trực tiếp vừa là người chứng kiến – vừa là nạn nhân của cảnh
người dân chịu đựng cái ách “một cổ hai tròng” giữa nạn độc tài sắt máu của phe
Việt minh cộng sản và sự cướp bóc tàn phá của thực dân Pháp trong suốt cuộc
chiến kéo dài đến 8 năm 1946 – 1954.
Vào năm 1954, ông cùng bà mẹ và hai cô em di cư vào miền Nam. Trong khi bà nội vì già yếu và ông bác phải ở lại miền Bắc, thì lại bị đem ra đấu tố trong đợt cải cách ruộng đất – khiến cho ông bác vì bị phẫn uất quá trên đường bị dẫn giải đến trại giam, nên đã liều mình ôm lựu đạn cùng chết với bộ đội canh giữ. Và bà nội thì bị trục xuất ra khỏi nhà và bị đày đọa cho đến lúc chết trong cảnh cô đơn khốn khổ. Thành ra cả gia đình đều là nạn nhân của sự đàn áp man rợ của người cộng sản tại miền Bắc.
Theo gương thân phụ, ngay từ hồi còn là một học sinh ở vào tuổi 13 – 14 tuổi, cậu Luận đã mau sớm họp với một số bạn cùng lứa tuổi để tham gia sinh họat thành từng nhóm học sinh quốc gia – vừa chống Pháp vừa chống Việt minh ngay tại thành phố Nam Định. Vào miền Nam, lúc vừa đủ 18 tuổi, cậu Luận đã tình nguyện gia nhập khóa 12 Sĩ quan Trường Võ Bị Quốc gia ở Đà lạt. Và sau khi tốt nghiệp ra trường vào cuối năm 1956, thì ông còn được cử đi học thêm tại Trường Bô Binh Hoa kỳ Fort Benning trong tiểu bang Georgia.
Năm 1974, ông Luận lại được cử đi học tiếp ở Fort Benning và đã đậu hạng 10/195 trong kỳ thi tốt nghiệp với sự khen ngợi đặc biệt của Trung Tướng Chỉ huy trưởng và Bộ Chỉ Huy trường Bộ Binh. Là người có ý chí cầu tiến, ông Luận còn theo học tại trường Luật ở Saigon và đã tốt nghiệp văn bằng Cử nhân Luật khoa, Ban Tư pháp.
Trong gần 20 năm sinh họat trong quân ngũ, ông Luận đã lần lượt phục vụ tại Sư đòan 22 Bộ Binh ở vùng Cao nguyên (từ 1959 đến 1965), sau đó chuyển về làm Giám đốc Nha Tiếp nhận của Bộ Chiêu hồi ở Sài gòn (từ 1967 đến 1970) và cuối cùng tại Tổng cục Chiến tranh Chính trị (từ 1970 đến 1975).
Sau khi chế độ miền Nam xụp đổ, cũng như nhiều sĩ quan khác thiếu tá Luận phải đi tù “cải tạo” tất cả đến gần 7 năm, kể cả nơi trại tù ở ngòai miền Bắc. Năm 1982, ông Luận được trả tự do và sinh sống bằng cách dạy Anh văn cho đến khi cùng gia đình qua định cư ở Mỹ vào năm 1990. Hiện ông bà Luận và tất cả bốn người con đều đả trưởng thành đang định cư tại thành phố San Jose ở miền Bắc California.
Trong những năm gần đây, dù bị đau bệnh nhiều do tuổi già sức yếu, ông Luận vẫn kiên trì tham gia góp phần trình bày với công chúng qua nhiều bài báo Việt ngữ cũng như Anh ngữ và đặc biệt ông còn là Phụ tá chủ bút cho bộ sách The Encyclopedia of the Vietnam War nữa. Và cuốn Hồi ký được giới thiệu ở đây chính là một công trình thật lớn lao của một cựu sĩ quan trong hàng ngũ Quân đội Việt nam Cộng hòa vậy.
II– Lược qua sự đánh giá về tác phẩm
của một số thức giả Việt và Mỹ.
Trước khi trình bày nhận định riêng
của mình về tác phẩm, tôi xin trích thuật lại ý kiến của một số thức giả về
cuốn sách như sau đây:
1– Nhà văn Mạc Giao,
chủ bút tạp chí Diễn Đàn Giáo Dân xuất bản ở California đã viết trong bài Giới
thiệu khá dài được đăng trong số báo tháng 10/2012 ở đọan cuối như sau: … “
Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của mình trong hình ảnh của Nguyễn Công Luận, bắt gặp
hòan cảnh của mình đã sống trong hòan cảnh Nguyễn Công Luận tả trong sách. (Đây
là) một cuốn sách rất đáng đọc, đáng được giới thiệu cho bạn bè ngọai quốc,
nhất là cho những người trẻ Việt Nam để họ hiểu được, thấy được những lầm than,
nỗ lực và hy sinh của thế hệ cha anh cho đất nước và cho chính họ.”
2– Thiếu Tướng David T. Zabecky viết trong Lời nói đầu cuốn sách: “… Một trong những bản
tổng kết (accounts) của Quân lực Việt nam Cộng hòa có giá trị lớn và đầy suy tư
mà tôi đã được đọc… Đó là một cuốn sách trung thực mà sự lương thiện của tác
giả hiện ra ở mỗi trang… ”
3– Trung Tướng Lawson W. Magruder III là người quen biết tác giả đã 40 năm, thì viết: “… Qua
con mắt của một người yêu nước chân thực, lịch sử và những chiến dịch có tính
quyết định của cuộc tranh chấp đã được duyệt lại từ một nhãn quan độc đáo của
một nạn nhân trở thành chiến binh… Cuốn sách này là một tác phẩm cần phải đọc
cho những ai muốn có được một hình ảnh đày đủ và sự thật tòan diện về cuộc
chiến tranh bi thảm mà đã làm cho cả thế giới phải ray rứt mủi lòng trong suốt
hơn hai thập niên… ”
4– Giáo sư C. C. Lovett Đại học Emporia State University, thì viết trong tạp chí
CHOICE chuyên về điểm sách cho các nhà sách và thư viện lớn nhỏ trong số phát
hành vào tháng 8/2012 như sau: “… Từ quá lâu, tiếng nói của người Việt nam đã
không được nghe đến. Trong cuốn Hồi ký này, ông Luận đã chiếu rọi tia sáng mới
vào cái phần chiến tranh còn thiếu vắng trong lối trình bày diễn giải thông
dụng điển hình đó… Cuốn Hồi ký này sẽ là một bổ túc có giá trị cho bất kỳ tủ
sách hàn lâm nào mà có sự quan tâm đến cái thảm kịch Việt nam. Tóm tắt lại:
(Đây là thứ tài liệu) Thiết yếu. Mọi trình độ/Thư viện.”
5– Đại tá Gregory Fontenot nguyên Giám đốc Trường Nghiên cứu Quân sự Cao cấp cũng
viết bài nhan đề “A Vietnamese Perspective” được đăng nơi Tập san Army Magazine
của Hội Lục quân Mỹ vào số tháng 8/2012, xin trích một đọan ngắn như sau: “ …
Ông Luận thuật lại khá rõ rệt về những cuộc chiến Việt nam như ông đã chứng
kiến. Dù mới chỉ mang cấp bậc Thiếu tá, ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan
trọng trong tổ chức quốc phòng. Ông là Giám đốc một Nha rộng lớn nhất trong Bộ
Chiêu Hồi. Và sau này còn là Trưởng Phòng Nghiên Cứu Kế Họach của Tổng cục
Chiến tranh Chính trị thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Việt nam Cộng hòa… Đây là
cuốn sách thiết yếu cho những ai muốn tìm hiểu về cái thảm kịch phức tạp của
những cuộc chiến tranh ở Việt nam.”
III– Những điểm đáng chú ý nhất trong
cuốn sách.
Tập Hồi ký này dài đến gần 600 trang
với khổ chữ nhỏ, nên người lớn tuổi với đôi mắt suy yếu, thì khó mà có thể đọc
liền một lúc hết quá 10 trang được. Như vậy cần phải để ra vài ba tháng để mà
đọc và nghiền ngẫm cho hết trọn cuốn sách. Tác giả ghi ra rất nhiều chi tiết lý
thú về mọi thứ chuyện thực tế đã xảy ra – mà đích thân mình chứng kiến hay được
nghe những nhân chứng đáng tin cậy tường thuật lại. Có nhiều chuyện hấp dẫn
khiến người đọc có thể tìm coi lại nhiều lần mà vẫn thấy hay như khi mới đọc
lần đầu tiên vậy.
Nếu phải ghi ra một điều bất cập trong cuốn sách dày đặc những chữ với chữ này, thì đó chính là nó không có những hình ảnh để minh họa cho các chủ đề của tác phẩm – quả thật đó là một điều thiếu sót đáng tiếc. Thiết nghĩ nếu trong sách mà có được vài ba chục trang hình ảnh kèm theo ghi chú ngắn gọn cho mỗi hình, thì người đọc sẽ chú ý tìm coi trước nhất những trang này. Rồi sau đó họ sẽ thích thú coi tiếp nữa. Hy vọng trong ấn bản tiếng Việt, tác giả và nhà xuất bản sẽ tránh được sự khiếm khuyết tuy nhỏ nhoi mà cũng thật lợi hại này.
Sau đây, tôi xin lần lượt nêu ra mấy điểm đáng chú ý nhất trong cuốn sách.
1– Về hình thức diễn đạt của tác
phẩm.
Tác giả đã dày công sử dụng từ ngữ
rất chính xác để có thể mô tả rõ ràng những sự kiện do bản thân mình chứng kiến
– cũng như những suy luận và nhận định chủ quan của mình. Cái lối viết đơn sơ
mà gãy gọn này đã được ban Biên tập nhà xuất bản của Đại học Indiana cũng như
nhiều thức giả đánh giá cao – như đã trình bày lược thuật ở trên. Đây rõ ràng
là một thành công đáng kể của một người viết trực tiếp bằng thứ ngôn ngữ khác
với tiếng mẹ đẻ của mình vậy.
2– Về nội dung thật là phong phú và
khả tín của tập Hồi ký.
Quả đúng như nhận xét của Thiếu Tướng Zabecky đã ghi trong bài Tựa cuốn sách: “ Sự lương thiện của tác giả hiện ra ở mỗi trang”, ông Luận đã tường thuật hết sức trung thực và chính xác về những điều chính bản thân mình đã “tai nghe mắt thấy”. Điển hình trong các giai đọan đáng chú ý như sau:
Quả đúng như nhận xét của Thiếu Tướng Zabecky đã ghi trong bài Tựa cuốn sách: “ Sự lương thiện của tác giả hiện ra ở mỗi trang”, ông Luận đã tường thuật hết sức trung thực và chính xác về những điều chính bản thân mình đã “tai nghe mắt thấy”. Điển hình trong các giai đọan đáng chú ý như sau:
A– Giai đọan từ 1945 đến 1954 tại vùng thị xã Nam Định ở
miền Bắc.
Vì trong gia đình có cụ thân sinh đã từng tham gia tranh đấu chống thực dân Pháp ngay từ hồi thập niên 1930, nên cậu Luận sớm có được những hiểu biết rõ rệt về tình hình chính trị xã hội tại địa phương – ngay từ năm 1945 lúc cộng sản Việt minh lên nắm chính quyền, dù lúc đó mới chỉ là một thiếu niên 8 tuổi. Tác giả biết được nhiều điều qua những cuộc trao đổi thảo luận giữa thân phụ của ông với các đồng chí trong hàng ngũ tổ chức Quốc Dân Đảng ở địa phương xung quanh thành phố Nam Định.
Vì trong gia đình có cụ thân sinh đã từng tham gia tranh đấu chống thực dân Pháp ngay từ hồi thập niên 1930, nên cậu Luận sớm có được những hiểu biết rõ rệt về tình hình chính trị xã hội tại địa phương – ngay từ năm 1945 lúc cộng sản Việt minh lên nắm chính quyền, dù lúc đó mới chỉ là một thiếu niên 8 tuổi. Tác giả biết được nhiều điều qua những cuộc trao đổi thảo luận giữa thân phụ của ông với các đồng chí trong hàng ngũ tổ chức Quốc Dân Đảng ở địa phương xung quanh thành phố Nam Định.
Ông Luận thuật lại rất chi tiết những
cuộc sát hại bắt bớ do chính quyền Việt minh gây ra đối với các thành viên của
Quốc Dân Đảng – trong đó có cả chính thân phụ của ông bị bắt giữ năm 1948 và
chết tại trại giam Lý Bá Sơ vào năm 1950. Tác giả còn cho biết là mối hận thù
giữa phe Cộng sản và phe Quốc Dân Đảng Việt nam đã có từ lâu trước cả năm 1945,
lúc cả hai phe đều còn ẩn náu ở bên nước Tàu – đó là lúc phe Cộng sản Việt nam
đi theo cánh của Mao Trạch Đông đang tranh chấp hận thù không đội trời chung
với cánh Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. (Tình trạng này cũng tương tự như
tại miền Nam hồi năm 1945 – 47, phe Cộng sản Đệ Tam đã sát hại tàn bạo đối với
các nhân vật thuộc phe Cộng sản Đệ Tứ (còn gọi là phe Trostkyst) như Phan Văn
Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch… Đó là họ theo sự chỉ đạo của Stalin ở Liên
Xô)
Trong hơn 150 trang mô tả về tình
hình chính trị xã hội xung quanh địa phương tỉnh Nam Định thời kỳ trước năm
1954, người đọc mà cũng xuất thân từ tỉnh Nam Định như tôi – thì đều có thể
kiểm chứng rõ ràng là tác giả Nguyễn Công Luận đã tường thuật lại một cách rất
chính xác và trung thực. Và đó chính là một điểm son của tác phẩm – khiến cho
người đọc có thể yên tâm mà đọc cho đến hết các phần kế tiếp cũng vẫn đày rẫy
những chi tiết về “Người thật, Việc thật” mà chính bản thân tác giả đã trải
qua.
B– Phục vụ tại Sư đòan 22 nơi vùng Cao Nguyên (1958 –
1965).
Là một sĩ quan trẻ tuổi, Trung úy Nguyễn Công Luận đã hăng say phục vụ đất nước trong thời gian 7 năm với Sư đòan 22 Bộ Binh đóng tại các tỉnh vùng Cao nguyên là nơi có nhiều đồng bào thuộc các sắc tộc thiểu số đã định cư lâu đời nơi vùng đất rộng người thưa này. Tác giả coi đây là Sư đòan của gia đình mình với biết bao kỷ niệm gắn bó với số đông các bạn đồng đội và bà con dân chúng ở địa phương – bởi lẽ ông Luận lập gia đình vào năm 1962 và ông bà đã có hai người con được sinh ra trong thời gian ông phục vụ tại đơn vị này.
Là một sĩ quan trẻ tuổi, Trung úy Nguyễn Công Luận đã hăng say phục vụ đất nước trong thời gian 7 năm với Sư đòan 22 Bộ Binh đóng tại các tỉnh vùng Cao nguyên là nơi có nhiều đồng bào thuộc các sắc tộc thiểu số đã định cư lâu đời nơi vùng đất rộng người thưa này. Tác giả coi đây là Sư đòan của gia đình mình với biết bao kỷ niệm gắn bó với số đông các bạn đồng đội và bà con dân chúng ở địa phương – bởi lẽ ông Luận lập gia đình vào năm 1962 và ông bà đã có hai người con được sinh ra trong thời gian ông phục vụ tại đơn vị này.
Dù chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, ông
Luận đã phát huy nhiều sáng kiến trong việc thi hành các công tác được trao phó
cho mình – đặc biệt trong lãnh vực tổ chức phòng thủ và vận động quần chúng ở
địa phương. Thành tích của ông tại vùng cao nguyên đã được vị Tư lệnh Sư đòan
lúc đó là Đại tá Nguyễn Bảo Trị chú ý đặc biệt, nên vào năm 1967, khi làm Bộ
trưởng Thông tin Chiêu hồi, ông Trị đã xin biệt phái Đại úy Luận về làm Giám
đốc Nha Tiếp Nhận của Bộ này mà có số nhân viên lên đến 200 người.
3– Giai đọan phục vụ tại Bộ Chiêu Hồi (1967 – 1970).
Sau thời gian trên 10 năm trong hàng ngũ quân đội và tới tuổi “tam thập nhi lập” vào năm 1967, Đại úy Luận đã trở thành một vị sĩ quan trưởng thành chín chắn với nhiều kinh nghiệm về chỉ huy và tổ chức điều hành.
Sau thời gian trên 10 năm trong hàng ngũ quân đội và tới tuổi “tam thập nhi lập” vào năm 1967, Đại úy Luận đã trở thành một vị sĩ quan trưởng thành chín chắn với nhiều kinh nghiệm về chỉ huy và tổ chức điều hành.
Trong nhiệm vụ nặng nề là đơn vị
trưởng của một cơ quan rộng lớn tại Bộ Chiêu Hồi ở thủ đô Sài gòn, ông Luận đã
hăng say làm việc ngày đêm để cho guồng máy cơ quan đạt được hiệu năng tối hảo
trong việc phân lọai, xác định lý lịch, thu thập tin tình báo, huấn luyện chính
trị và sắp xếp phân phối bố trí công việc cho hàng chục ngàn những “hồi chánh
viên” – là những người vừa rời bỏ hàng ngũ phe Cộng sản để gia nhập sinh họat
trong Đại gia đình phe Quốc gia.
Ông Luận coi giai đọan phục vụ tại Bộ
chiêu Hồi (từ 1967 đến 1970) là thời gian công tác có ý nghĩa nhất trong suốt
gần 20 năm mà ông sinh họat trong quân ngũ. Ông thuật lại nhiều trường hợp
người hồi chánh tham gia chiến đấu kiên cường trong các đơn vị Quân đội Việt
nam cũng như Quân đội Mỹ. Mỗi tóan 3 người họat động sát cánh từng đơn vị của
Quân đội Mỹ được gọi là “Kit Carson Scouts”, thì phần đông đều tạo được thành
tích đáng khen ngợi.
Lý do chính yếu của sự thành công của
Nha Tiếp Nhận do ông Luận lãnh đạo, đó là do lập trường quốc gia vững chắc kiên
định và nhất là do sự thông cảm chan hòa tình yêu thương gắn bó của nhân viên
phụ trách đối với các bạn hồi chánh viên.
Trong suốt ba năm làm việc miệt mài
tại Bộ Chiêu Hồi, ông Luận đã có dịp trực tiếp phỏng vấn trao đổi với trên 500
hồi chánh viên – nhờ vậy mà ông thu thập được khá nhiều thông tin, tài liệu
chính xác về tình hình xã hội ở miền Bắc sau năm 1954. Ông đã chuẩn bị để xuất
bản một cuốn sách bằng Anh ngữ về đề tài này, nhưng chưa kịp hòan thành thì đã
xảy ra biến cố 30 tháng tư 1975 làm sụp đổ chế độ miền Nam.
Ông là tác giả của văn kiện lập quy
quan trọng rộng lớn cho tòan bộ chính sách Chiêu Hồi. Đó là Huấn Thị số 22 của
Thủ Tướng Chính Phủ năm 1968 quy định các quy chế và thủ tục tiếp nhận Hồi
Chánh của chính quyền, QLVNCH và Quân Đội Mỹ tại Việt Nam, quy định phòng chống
nội tuyến, bảo vệ người hồi chánh đã hòan lương, biện pháp chế tài, các điều
kiện và thủ tục miễn trách, miễn tố cho các bị can phạm tội như phá họai, giết
người theo lệnh của VC.
Khó khăn lớn mà ông Luận đã vượt qua
được, đó là thái độ ít khoan dung đối với các cựu VC về chiêu hồi của nhiều
viên chức, sĩ quan và nhân sĩ VNCH, không chấp nhận những biện pháp “bàn tay
nhung” tích cực giúp đỡ người hồi chánh bằng những yểm trợ vật chất và tinh
thần để thu phục họ. Ông đã cùng Trung Tướng Trần Thanh Phong, Tham Mưu Trưởng
Bộ TTM đệ trình dự án đồng hóa các sĩ quan Bắc Việt giỏi và đáng tin cậy vào
QLVNCH như Đại Tá Tám Hà, Trung Tá Phan Mậu, Trung Tá Lê Xuân Chuyên, Thiếu Tá
Hùynh Cự, Đại Úy Phan Văn Xướng và hàng trăm sĩ quan BV khác với quân hàm giảm
1 cấp, để phục vụ các ngành Bộ Binh, Pháo Binh, Thiết Giáp, Chiến Tranh Chính
Trị… Nhưng dự án này không thành vì sức chống đối của nhiều chức quyền cao cấp
trong chính phủ tuy được Quân đội cả Cảnh sát quốc gia tán thành.
Ông cũng vượt qua khó khăn lớn trong
việc vận động Bộ Tư lệnh MAC-V chịu áp dụng quy định HT-22 Chiêu Hồi cho các
đơn vị Mỹ ở Việt Nam, một điều mà các đơn vị chỉ huy cao cấp Mỹ vốn có tính tự
cao tự đại không mấy khi chấp nhận.
IV – Để tóm lược lại.
Cuốn
Hồi ký này là một trong mấy cuốn sách hiếm hoi do số ít tác giả Việt nam viết
trực tiếp bằng Anh ngữ mà đề cập chi tiết về cuộc chiến tranh Việt nam trong cả
hai giai đọan 1946 – 54 và 1960 – 75.
1- Tác giả đã nêu rõ lập trường của mình là một “người
quốc gia” đối lập dứt khóat với “người cộng sản”. Vì thế mà ông mới lấy nhan đề là : “Nationalist in the
Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier”.
Thật vậy, trước năm 1954, lúc còn là một thiếu niên, cậu Luận đã là nạn nhân của sự tàn ác của Việt minh cộng sản (người cha bị bắt giữ và chết trong nhà tù cộng sản). Vào miền Nam, khi đủ 18 tuổi cậu Luận bắt đầu tham gia Quân đội thành người chiến binh – để chống lại sự xâm lăng do giới lãnh đạo cộng sản từ miền Bắc phát động.
Thật vậy, trước năm 1954, lúc còn là một thiếu niên, cậu Luận đã là nạn nhân của sự tàn ác của Việt minh cộng sản (người cha bị bắt giữ và chết trong nhà tù cộng sản). Vào miền Nam, khi đủ 18 tuổi cậu Luận bắt đầu tham gia Quân đội thành người chiến binh – để chống lại sự xâm lăng do giới lãnh đạo cộng sản từ miền Bắc phát động.
2– Cuốn sách chứa đựng rất nhiều chi tiết trong sinh họat
của người dân Việt nam giữa thời kỳ 30 năm chiến tranh xáo trộn liên tục từ
1945 đến 1975. Có thể nói đây là tiếng nói tiêu
biểu đại diện cho hàng triệu người trong tầng lớp “đa số thầm lặng” – vốn chỉ
là nạn nhân bất hạnh của mưu đồ độc quyền thống trị của đảng Cộng sản Việt nam
theo mô hình của Liên Xô và Trung Cộng. Đây là một chứng từ hết sức trung thực
và khả tín của một công dân cần mẫn và lương thiện – nhằm góp phần vào việc xác
định Chính Nghĩa cùng Chỗ Đứng của Việt Nam Cộng Hòa trong lịch sử thế giới
hiện đại.
3– Cuốn sách này cần được phổ biến rộng rãi trong các gia
đình người Việt với cả ba thế hệ
gồm có: ông bà (từ tuổi 60 trở lên với sự hiểu biết cụ thể về cuộc chiến) – cha
mẹ (từ tuổi 30 – 50 chưa trải qua kinh nghiệm trực tiếp về cuộc chiến tranh) –
và thế hệ các cháu sinh trưởng ở hải ngọai (thường có hiểu biết rất ít hay sai
lạc về cuộc chiến do các sách báo người ngọai quốc viết với sự thiên lệch cường
điệu).
Với tác phẩm đặc sắc này, tác giả
Nguyễn Công Luận đã trở thành một nhân vật nổi trội, một thứ “somebody” trong
cộng đồng người Việt ở hải ngọai – chứ không còn là thứ “nobody” như ông đã
khiêm tốn viết nơi trang đầu cuốn sách nữa.
Người viết rất hân hạnh được giới
thiệu với quý bạn đọc cuốn Hồi ký rất trung thục và lý thú này của vị cựu sĩ
quan Quân lực Việt nam Cộng hòa và cũng là một người có tấm lòng yêu nước nồng
nhiệt chân thành.
Sau cùng, người viết xin được bày tỏ lòng biết ơn và quý trọng chân thực đối với tác giả vì sự đóng góp thật quý báu này./
Sau cùng, người viết xin được bày tỏ lòng biết ơn và quý trọng chân thực đối với tác giả vì sự đóng góp thật quý báu này./
Costa Mesa, California Tháng Mười
2012
Đoàn Thanh Liêm
Đoàn Thanh Liêm
* * *
Mặc Giao điểm sách
Nhà xuất bản Đại Học Indiana Bloomington & Indianapolis đã in và phát hành trong năm 2012 cuốn Nationalist in the Viet Nam Wars (Người Quốc Gia trong những trận chiến tranh Việt Nam) bằng tiếng Anh của tác gỉả Nguyễn Công Luận. Đây là “Hồi ký của một nạn nhân trở thành chiến binh” (Memoirs of a victim turned soldier). Sách dầy 618 trang, kể cả Index, được ấn loát đẹp, sáng sủa, đúng tiêu chuẩn Mỹ.
Nhà xuất bản Đại Học Indiana Bloomington & Indianapolis đã in và phát hành trong năm 2012 cuốn Nationalist in the Viet Nam Wars (Người Quốc Gia trong những trận chiến tranh Việt Nam) bằng tiếng Anh của tác gỉả Nguyễn Công Luận. Đây là “Hồi ký của một nạn nhân trở thành chiến binh” (Memoirs of a victim turned soldier). Sách dầy 618 trang, kể cả Index, được ấn loát đẹp, sáng sủa, đúng tiêu chuẩn Mỹ.
Về nội dung, sách gồm 6 phần, 30 chương, trong đó tác giả mô tả những sắc thái của chiến tranh bằng những chuyện có thật, bằng những sự kiện thực tế, không viết theo kiểu nghiên cứu gồm những sưu tầm, khảo luận, trích dẫn sách báo và ý kiến các học giả. Tác viết theo trí nhớ (trí nhớ của ông rất sắc bén), rồi đưa ra những suy nghĩ và bình luận “từ vị trí quan sát bên trong nhìn ra và từ dưới ngó lên của một thường dân nạn nhân chiến tranh sau trở thành một người lính quân đội Miền Nam ở cấp thấp và cấp trung với những nhận định và phê phán tự nhiên của một con người tầm thường”. Như vậy tác giả khẳng định là ông không viết hồi ký kiểu mấy ông tướng hay mấy ông lớn nhằm đề cao mình, biện minh cho những lỗi lầm của mình, đổ lỗi cho hoàn cảnh và người khác.
Hồi ký của ông khởi đi từ lúc ông 4 tuổi, năm 1941, trải qua thời Pháp thuộc, Cách Mạng tháng 8, chiến tranh Việt Pháp, chia đôi đất nước, di cư vào Nam, gia nhập quân đội, chiến đấu, làm chiến tranh chính trị, chiêu hồi, theo học khóa huấn luyện quân sự cao cấp ở Mỹ, trở về Sài Gòn đầu tháng 4-1975 để mấy chục ngày sau đi tù cải tạo 6 năm 7 tháng. Cuối cùng chấm dứt gian nan thể xác năm 1990 khi định cư tại Mỹ. Nhưng nỗi đau tinh thần vẫn còn dai dẳng.
Tác giả Nguyễn Công Luận
Mục đích của tác giả khi viết cuốn hồi ký này là để dư luận, nhất là dư luận Hoa Kỳ, được nghe một tiếng nói khác, một sự thật khác về chiến tranh Việt Nam, sau bao nhiêu năm bị đầu độc bằng những thiên kiến chính trị.
Liệu tác giả có làm được việc này không? Chưa thể biết. Nhưng phải nhìn nhận những ưu điểm của cuốn sách: được viết thành thật bằng cả tâm hồn, những chi tiết về sự việc và những suy nghĩ phát xuất từ một người đã trực tiếp tham gia, sách được chính ông viết bằng Anh ngữ, được một trường đại học Hoa Kỳ phát hành. Những ưu điểm đó có thể giúp thực hiện phần nào điều tác giả mong ước. Bằng chứng, theo tin từ nhà xuất bản, giới đại học Mỹ bắt đầu quan tâm tới cuốn sách và số bán gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây.
Sự chân thành và lương thiện trong cách kể và cách suy nghĩ của tác giả đã được hai tướng lãnh Hoa Kỳ xác nhận.
Trong bài tựa cuốn sách, Trung Tướng hồi hưu David T. ZABECKI viết: “Một cuốn sách quan trọng. Một trong những bản tổng kết sự việc (accounts) của Quân Lực VNCH có giá trị lớn và đầy suy tư mà tôi đã được đọc… Đó là một bản tổng kết minh bạch, vững vàng… một cuốn sách rất trung thực mà sự lương thiện của tác giả hiện ra ở mỗi trang”.
Thiếu Tướng hồi hưu Lawson W. MAGRUDER III nhận định: “Qua những sách tôi đã đọc về chiến tranh Việt Nam, cuốn sách này bầy tỏ lòng tri ân sâu xa đối với những hy sinh “không thể tin nổi” của các chiến sĩ và nhân dân Nam Việt Nam can trường. Qua cái nhìn của một người yêu nước thực sự, lịch sử và những chiến dịch có tính quyết định về cuộc tranh chấp đã được nhìn lại từ khiá cạnh độc đáo của một nạn nhân trở thành chiến binh… Cuốn sách này là một tác phẩm cần phải được đọc đối với những ai muốn có một hình ảnh đầy đủ và sự thật toàn diện về trận chiến tranh bi thảm đã làm cho thế giới phải quan tâm trong hơn hai thập kỷ”.
Tác giả không phải là cấp chỉ huy lớn nhưng đã kinh qua nhiều hoàn cảnh để có thể biết được chuyện hàng ngày của chiến tranh từ những sự việc thực tế, cụ thể. Thân phụ của ông gia nhập một đảng phái Quốc Gia để chống Pháp dành độc lập đã bị cộng sản bắt và hành hạ đến chết trước khi cuộc kháng chiến bùng nổ. Khi di cư vào Nam, lúc 18 tuổi, ông thi vào trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt khóa 12 để trờ thành sĩ quan, sau đó còn trở về trường làm huấn luyện viên. Đơn vị quân đội ông ở lâu nhất là Sư đoàn 22 Bộ Binh đóng ở Kontum. Năm 1965, ông về phục vụ tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Năm 1967, ông sang Bộ Chiêu Hồi lãnh trách nhiệm chỉ huy bộ phận Tiếp Nhận gồm có Trung Tâm Quốc Gia Chiêu Hồi, Ban Phân Loại và Ban Chủ Thuyết.
Có thể nói công tác của ông tại Bộ Chiêu Hồi chiếm phần quan trọng nhất trong thành tích phục vụ của ông. Nó cũng chứng tỏ khả năng đặc biệt của ông trong công tác nặng về chính trị, tâm lý và tình báo. Năm 1971, ông đã hoàn thành một tài liệu nghiên cứu về đời sống của dân miền Bắc VN trong chiến tranh dựa vào những lời khai của trên 500 hồi chánh viên. Chiến dịch Chiêu Hồi là một thành công lớn của Chính Phủ VNCH.
Chỉ tính từ 1962 tới 1967, đã có trên 30,000 quân, cán cộng sản trở về với hàng ngũ Quốc Gia. Họ được tiếp đón chu đáo, được giải độc, được sửa soạn để thích ứng với đời sống mới và hội nhập hoàn toàn vào xã hội miền Nam. Đến năm 1973, ông trở về quân ngũ và được cử đi học khóa huấn luyện lục quân cao cấp tại Fort Benning, Hoa Kỳ. Khi khóa học vừa chấm dứt, Miền Nam sắp tan hàng. Nhiều bạn bè Việt, Mỹ khuyên ông ở lại, nhưng ông quyết chí trở về Việt Nam để chia sẻ với anh em đồng đội những cam go, khổ nhục đến giây phút cuối cùng. Người lính Nguyễn Công Luận có lòng và có tài, nhưng vì làm công tác bán quân sự, bán chính trị nhiều thời gian qúa, lại không quen thói cong lưng, cúi đầu, nên chỉ được đeo lon trung tá ở cuối cuộc đời binh nghiệp.
Rút kinh nghiệm về cuộc chiến tranh, Nguyễn Công Luận cho rằng người Mỹ qúa ỷ vào tiền bạc và kỹ thuật để chống lại một đối phương áp dụng chiến thuật du kích với thiên hình vạn trạng. Quân đội Mỹ có kỷ luật nhưng ít giao tiếp với thường dân Việt Nam nên mỗi sai lầm nhỏ đều được khuếch đại để tạo tâm lý chống Mỹ. Quân đội Mỹ đến Việt Nam không đối xử tàn ác với dân Việt như quân đội Pháp thuở trước, dĩ nhiên không kể một vài trường hợp lẻ tẻ do những kẻ có vấn đề tâm thần gây ra, như vụ Mỹ Lai. Ngoài ra, quân đội còn phải tuân lệnh các nhà chính trị từ Washington DC, nên nhiều trường hợp phải bó tay.
Về phiá Quân Đội VNCH, tác giả nhận định lính tráng của ta nghèo, gia cảnh khó khăn nhưng chịu gian khổ, tinh thần chiến đấu cao. Nhiều người đào ngũ vì sợ và không chịu được khổ, nhưng không ai bỏ đi theo cộng sản. Họ trốn tránh sống qua ngày rồi lại tìm cách gia nhập cảnh sát, nghiã quân, địa phương quân ở địa phương. Các tướng lãnh không quan tâm đủ vấn đề huấn luyện và khai triển những tài năng khoa học quân sự. Chúng ta có qúa nhiều tướng như Pattons nhưng thiếu những tướng như Marshall. Thật ra chúng ta cần cả hai loại tướng này, và phải có thêm một Napoléon nữa. Tác gỉả tin rằng với lớp sĩ quan trẻ có học và có kinh nghiệm, chỉ cần 5 năm sau, họ có thể thay thế các đàn anh lớp trước và xây dựng một quân đội hữu hiệu hơn (tr. 549). Ngoài ra, tác giả cũng than phiền về sự yếu kém của mặt trận đấu tranh chính trị trong khi chúng ta nắm chính nghiã.
Nói về chính nghiã của cuộc đấu tranh Quốc Cộng, tác giả không dài dòng lý thuyết, nhưng đưa những kết qủa cụ thể để chứng minh. Trong khi phe cộng sản chỉ có thể làm người dân sợ bằng bạo lực, không ai phục, thì phe Quốc Gia đã tạo được sự tin tưởng và yêu mến. Quân đội Quốc Gia đi tới đâu là dân đi theo tới đấy. Người Quốc Gia càng bị cộng sản bắt tù đầy, cải tạo, càng gia tăng quyết tâm chống cộng. Trái lại, nhiều tù nhân cộng sản trong các trại tù của VNCH đã giác ngộ, nhiều người còn tự ý xin nhập đạo Phật, Công Giáo hay Tin Lành.
Ngay trong nhà tù của cộng sản ngoài Bắc, cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã cải hóa được 4 sĩ quan phụ trách việc canh giữ Hồng Y. Bốn người này đã xin theo đạo Công Giáo. Nhiều cai tù tại những trại mà tác giả bị giam ở miền Bắc có cảm tình với tù nhân, đã kín đáo giúp đỡ tù nhân nhiều cách. Nhờ thế tù nhân mới đỡ khổ đôi chút.
Tác giả kể, khi đoàn tù từ trong Nam được đưa đến những vùng xa xôi miền Bắc, dân làng chửi bới đoàn tù là bọn tay sai của đế quốc Mỹ. Nhưng chỉ vài tháng sau, khi họ hiểu hơn, họ đã thay đổi thái độ, kín đáo cho đồ ăn và đứng bên đường tiễn đưa với những giọt lệ khi đoàn tù được di chuyển đi chỗ khác. Khi tác gỉả phải đi lao động ở ngoài trại, một cựu bí thư quận ủy đã mời nhóm bốn người tù trong đó có tác giả về nhà riêng uống trà, bất chấp sư phản đối của sĩ quan trại 4 có nhiệm vụ canh gác. Một lần khác, một cựu chủ tịch xã gần trại 6 đã gặp tác giả và hai bạn tù ở giữa đồng lúa để báo tin họ sẽ được chuyển về Nam trong vòng một tháng. Ông ta nói:
“Các anh hiện là tù nhân, nhưng một ngày nào đó các anh sẽ xây dựng lại đất nước. Chúng tôi chúc các anh may mắn. Hãy giữ gìn sức khỏe cũng như đức tính và nhân cách để trở thành những người xây dựng tiêu biểu một nước Việt Nam mới” (tr. 513).
Về thực tế, miền Nam tuy thua, nhưng đã để lại cho cộng sản một xã hội thịnh vượng không kém các quốc gia lân bang không có chiến tranh, đã đào tạo được một đội ngũ trí thức, chuyên viên đủ các ngành, xử dụng mấy chục năm chưa hết, nếu không có phong trào vượt biên. Vì vậy, tác giả hãnh diện là ông đã đấu tranh cho chính nghiã, dù đứng về bên thua (tr. 557).
Nói về việc hòa giải dân tộc, tác giả có một lập trường cởi mở, khoan dung nhưng rất nghiêm túc. Ông viết:
“Từ đáy sâu của tâm hồn, tôi không mang hận thù với đảng viên và binh lính cộng sản. Nếu có, chỉ là chống lại những người lãnh đạo đảng cộng sản đã đem chủ nghiã cộng sản vào Việt Nam, đã gây ra cuộc thanh lọc chính trị dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu 30 năm và làm cho Việt Nam trở thành một trong 10 nước bị xếp vào hạng cuối trong 60 năm qua.
“Dù nhiều người quốc gia không nuôi hận thù và không kiếm cách trả thù, nhưng cũng không hợp lý khi nói họ phải quên đi những gì chế độ cộng sản đã làm cho đất nước và đồng bào. Ai có thể quên được một mối tình đẹp đã tan vỡ? Ai có thể quên được một vết cắn đau trí mạng của một con chó dại?… Những vết thương có thể lành, nhưng những vết thẹo hiếm khi lặn hết…
“Tôi tin rằng việc hòa giải tối ư cần thiết sau một trận chiến tranh. Nhưng nó đòi hỏi thiện chí hỗ tương của cả hai bên. Tôi mong rằng những nạn nhân chiến tranh bên phiá cộng sản cũng có cùng một ý kiến như tôi. Sự hiểu biết hỗ tương phải được xây dựng không có sự can thiệp của bất cứ thế lực nào. Hòa bình trong tâm tưởng mỗi người chúng ta một ngày nào đó sẽ đến trong tương lai tươi sáng của Việt Nam” (các tr.557, 558).
Với quan niệm như thế, trước câu hỏi của một số bạn miền Bắc “ Nếu bên các anh thắng, các anh sẽ đối xử với đảng viên, cán bộ và sĩ quan cộng sản như thế nào? Các anh có xử giống như chúng tôi đối xử với các anh không?”, tác giả đã trả lời:
“Trong trường hợp đó, chúng tôi sẽ không gửi tất cả sĩ quan và cán bộ cao cấp cộng sản vào trại tập trung, ngoại trừ những lãnh tụ hàng đầu ở trung ương. Có thể xảy ra vài vụ trả thù cá nhân, kể cả giết chóc, vượt ngoài sự kiểm soát của chính quyền trung ương, nhưng không có trả thù lan rộng và quyết liệt như cộng sản đã xử với chúng tôi năm 1975. Chắc chắn cũng không có sự kỳ thị đối với con cái của người thua. Những gì chúng tôi đã làm trước 1975 trong chương trình Chiêu Hồi đã chứng minh những điều tôi nói.
“Chúng tôi sẽ duy trì tất cả mọi nghiã trang chôn cất những người lính cộng sản đã ngã xuống, và tiếp tục trả tiền trợ cấp cho các chiến binh cộng sản tàn phế và các qủa phụ…
“Các cựu viên chức chính phủ và quân đội cộng sản sẽ được giữ lại làm việc. Những huy chương cộng sản và những biểu hiệu tuyên dương sẽ được bảo tồn và nhìn nhận. Những người cộng sản đã bỏ mình trong cuộc đấu tranh dành độc lập cho Việt nam sẽ được ghi nhớ, trừ Hồ Chí Minh và những lãnh đạo cộng sản cao cấp, họ là những người chịu trách nhiệm việc phổ biến chủ thuyết cộng sản tại Việt Nam và gây ra cuộc chiến tranh tàn phá. Nhưng tất cả mọi kế sách nhằm phục hồi đảng cộng sản sẽ bị cương quyết dẹp tan”.
“Tôi cũng kể lại chuyện cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ khi quân đội miền Nam phải đầu hàng quân đội Liên Bang. Tướng Grant đã nhận sự đầu hàng của tướng Lee với tất cả sự kính trọng. Lính miền Nam được tự do trở về nhà với đồ đạc cá nhân gồm cả ngựa và họ có thể sống như bất cứ công dân Mỹ nào, không bị làm nhục, không bị trả thù hoặc bị đối xử tàn tệ” (các tr. 513, 514).
Tuy nhiên, theo tác giả, viễn ảnh xây
dựng miền Nam sau khi dẹp được cộng sản cũng không mấy sáng sủa. Giả dụ cộng
sản thất bại trong cuộc chiến do họ gây ra tại miền Nam, họ vẫn không từ bỏ
tham vọng thôn tính miền Nam. Như vậy hòa bình thực sự cũng không có ở Việt Nam
và Đông Dương. Đảng cộng sản sẽ vẫn còn mai phục những phần tử du kích ở miền
Nam để hoạt động âm thầm hay phá hoại khi có thời cơ, ít ra cho tới 1991, năm
chế độ Liên Xô xụp đổ. Trong trường hợp đó, an ninh tại những vùng nông thôn xa
xôi vẫn bị đe dọa và việc phát triển kinh tế của miền Nam cũng bị cản trở (tr.
554).
Ngày nào còn đảng cộng sản cai trị một nửa đất nước miền Bắc thì miền Nam vẫn chưa yên dù tạm thời bình định được cuộc chiến tranh xâm lấn. Người cộng sản không bao giờ từ bỏ tham vọng bành trướng dù có phải hy sinh xương máu của nhân dân và tài nguyên quốc gia. Trận chiến vừa qua đã gây tử vong cho 1.4 triệu binh sĩ cộng sản, 260,000 binh sĩ Quốc Gia, 500,000 thường dân (đa số trong Nam), chưa kể những người chết trong các trại tập trung và những nạn nhân trên đường vượt biển tìm tự do.
Tất cả những hy sinh đó đã đổi được những gì ngoài quyền hành tuyệt đối và độc đoán của đảng cộng sản, trong khi dân mất hết mọi quyền căn bản, kinh tế suy kém, xã hội suy đồi, luân thường đảo ngược, lãnh thổ và lãnh hải bị xâm chiếm. Kết luận hiển nhiên: chỉ khi nào đảng cộng sản không còn cả nanh lẫn nọc trên đất nước Việt Nam thì quê hương mới thật sự thanh bình và người Việt Nam mới có thể thực sự bắt tay xây dựng lại đất nước.
Cuốn Nationalist in the Viet Nam Wars của Nguyễn Công Luận đã trình bầy rất rõ chủ đề đó. Một chủ đề, không phải một giả định, phản ảnh thực tế một cách chính xác. Chuyện của một người Quốc Gia yêu nước cũng là chuyện của tất cả mọi người Quốc Gia yêu nước. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của mình trong hình ảnh của Nguyễn Công Luận, bắt gặp hoàn cảnh mình đã sống trong hoàn cảnh Nguyễn Công Luận tả trong sách. “Người Quốc Gia trong những trận chiến Tranh Việt Nam” là một cuốn sách rất đáng đọc, đáng được giới thiệu cho bạn bè ngoại quốc, nhất là cho những người trẻ Việt Nam để họ hiểu được, thấy được những lầm than, nỗ lực và hy sinh của thế hệ cha anh cho đất nước và cho chính họ.
Mặc Giao
No comments:
Post a Comment