10/27/2012
Trên
chính trường quốc tế, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, và bài quốc
ca đã không còn được quốc tế công nhận chính thức. Lá Cờ thân yêu của quân dân
Việt Nam thấm máu của đồng bào chiến sĩ miền Nam Việt Nam đã đi vào lịch sử.
Tuy nhiên, từ năm 1975 tại hải ngoại, bất kỳ nơi đâu có người Việt định cư thì
lá cờ Vàng và bài quốc ca Đứng Lên Đáp Lời Sông Núi luôn luôn được trân trọng,
nó xuất hiện trong các buổi họp mặt cộng đồng, trong các sinh hoạt văn hóa xã
hội. Và đặc biệt tại Hoa Kỳ nó đã được hơn 120 địa phương cấp tiểu bang, quận
hạt, thành phố công nhận là lá cờ biểu tượng của tự do và dân chủ. Lá cờ Vàng
và bài quốc ca VNCH vẫn và sẽ tiếp tục theo chân cộng đồng VN tại hải ngoại.
Tất cả những việc trên là một thực tế. Hơn nữa, lá cờ Vàng và quốc ca VNCH có
một lịch sử dài liên tục từ thời nào và vị trí của nó thế trong lòng người dân
Việt yêu chuộng tự do dân chủ, nhất là những diễn tiến của lá cờ Vàng xuất hiện
tại các quốc gia tự do trên thế giới cho đến hôm nay có nhiều người thật sự
chưa hiểu tường tận. Thật sự chưa có một tài liệu nào chính thức tổng hợp được
những dữ kiện, những diễn tiến của sự chuyển động lịch sử của lá cờ Vàng và bài
quốc ca VNCH. Cho đến tháng 9/2010 trong Nghị Hội Toàn Quốc HK diễn ra tại DC
câu hỏi được nêu lên, và một công tác được khởi động.
Vào lúc 7:00 pm ngày thứ Năm 25/10/2012 tại nhà hàng Hội An Bistro, San Jose; trong một chuyến đi công tác, GS Nguyễn Ngọc Bích, cựu Giám đốc chương trình Việt Ngữ của đài Á Châu Tự Do RFA, đã có cuộc gặp mặt thân mật với giới truyền thông báo chí miền Bắc California. Hiện diện trong buổi họp mặt có nhà văn Giao Chỉ, GS Nguyễn Châu, nhà báo Nguyên Thanh, LS Nguyễn Tâm, nhà báo Huỳnh Lương Thiện, XNV Mây Lan, nhà báo Nguyễn Xuân Nam, nhà báo Duy Văn, nhà báo Vi Anh, Nhiếp ảnh gia Trương Xuân Mẫn, nhà báo Lê Bình, và một số thân hữu. Cuộc họp mặt do CLB Báo Chí Bắc Cali tổ chức. Trong dịp nầy, GS Nguyễn Ngọc Bích trình bày một số chi tiết về bộ phim Hồn Việt, do Viet Nam Film Club thực hiện.
GS Bích trình bày nhiều chi tiết thích thú và hấp hẫn về bài quốc ca VNCH, về lá cờ Vàng. GS Bích còn cho biết nhiều chi tiết và chủ đề, mục đích của của bộ phim Hồn Việt, sắp phát hành. Lý do tại sao Viêt Nam Film Club thực hiện bộ phim. GS Bích cho biết “Chúng ta, những người Việt thuộc thế hệ thứ nhất, là những người có liên quan đến một giai đoạn lịch sử Việt Nam có thể hiểu được lý do chúng ta ra đi tìm tự do, lý do lá cờ Vàng được tôn kính, bài quốc ca VNCH được cử lên trong các dịp hội họp cộng đồng…v.v. Nhưng thế hệ con cháu chúng ta thì sao? những bạn bè ngoại quốc của các con cháu chúng ta hiểu như thế nào?...v.v.” Theo GS Bích đó là lý do bộ phim Hồn Việt được thực hiện.
Vào lúc 7:00 pm ngày thứ Năm 25/10/2012 tại nhà hàng Hội An Bistro, San Jose; trong một chuyến đi công tác, GS Nguyễn Ngọc Bích, cựu Giám đốc chương trình Việt Ngữ của đài Á Châu Tự Do RFA, đã có cuộc gặp mặt thân mật với giới truyền thông báo chí miền Bắc California. Hiện diện trong buổi họp mặt có nhà văn Giao Chỉ, GS Nguyễn Châu, nhà báo Nguyên Thanh, LS Nguyễn Tâm, nhà báo Huỳnh Lương Thiện, XNV Mây Lan, nhà báo Nguyễn Xuân Nam, nhà báo Duy Văn, nhà báo Vi Anh, Nhiếp ảnh gia Trương Xuân Mẫn, nhà báo Lê Bình, và một số thân hữu. Cuộc họp mặt do CLB Báo Chí Bắc Cali tổ chức. Trong dịp nầy, GS Nguyễn Ngọc Bích trình bày một số chi tiết về bộ phim Hồn Việt, do Viet Nam Film Club thực hiện.
GS Bích trình bày nhiều chi tiết thích thú và hấp hẫn về bài quốc ca VNCH, về lá cờ Vàng. GS Bích còn cho biết nhiều chi tiết và chủ đề, mục đích của của bộ phim Hồn Việt, sắp phát hành. Lý do tại sao Viêt Nam Film Club thực hiện bộ phim. GS Bích cho biết “Chúng ta, những người Việt thuộc thế hệ thứ nhất, là những người có liên quan đến một giai đoạn lịch sử Việt Nam có thể hiểu được lý do chúng ta ra đi tìm tự do, lý do lá cờ Vàng được tôn kính, bài quốc ca VNCH được cử lên trong các dịp hội họp cộng đồng…v.v. Nhưng thế hệ con cháu chúng ta thì sao? những bạn bè ngoại quốc của các con cháu chúng ta hiểu như thế nào?...v.v.” Theo GS Bích đó là lý do bộ phim Hồn Việt được thực hiện.
Qua
cuộc trao đổi, thảo luận và đặt những câu hỏi của giới truyền thông. GS Nguyễn
Ngọc Bích đã đơn cử nhiều câu chuyện tưởng đã nằm sâu trong qua khứ nhưng qua
việc tìm kiếm tài liệu, thu thập những dữ kiện chung quanh bài quốc ca và lá cờ
Vàng, GS Bích đã gặp và khơi dậy để ghi lại tất cả những câu chuyện đó. Những
câu chuyện đầy cảm động, xuất phát từ lòng yêu quê hương, yêu tự do của những
nhân vật trong câu chuyện lịch sử.
Về nguồn gốc bài ca được dùng làm quốc ca VNCH bắt đầu từ năm 1942 (15/2/1942) tại Hà Nội; tác giả là sinh viên Lưu Hữu Phước. Bài ca đó được cất lên tại Đại Hội Sinh Viên Việt Nam trong dịp ra mắt Ban Chấp Hành Tổng Hội Sinh Viên năm 1942. Người nữ sinh viên được chọn để trình bày bài ca là cô sinh viên 23 tuổi Phan Thị Bình. Bài ca đó cất lên giữa đại hội sinh viên đã làm sống dậy tinh thần yêu nước của giới thanh niên vào thời gian đó. Bài ca lại được cất lên giữa nhà hát lớn Hà Nội làm cho tất cả quan khách Pháp Việt hiện phải đứng lên hoan hô. Cô nữ sinh viên ngày đó bây giờ là cụ bà Nguyễn Tôn Hoàn 94 tuổi.
Về nguồn gốc bài ca được dùng làm quốc ca VNCH bắt đầu từ năm 1942 (15/2/1942) tại Hà Nội; tác giả là sinh viên Lưu Hữu Phước. Bài ca đó được cất lên tại Đại Hội Sinh Viên Việt Nam trong dịp ra mắt Ban Chấp Hành Tổng Hội Sinh Viên năm 1942. Người nữ sinh viên được chọn để trình bày bài ca là cô sinh viên 23 tuổi Phan Thị Bình. Bài ca đó cất lên giữa đại hội sinh viên đã làm sống dậy tinh thần yêu nước của giới thanh niên vào thời gian đó. Bài ca lại được cất lên giữa nhà hát lớn Hà Nội làm cho tất cả quan khách Pháp Việt hiện phải đứng lên hoan hô. Cô nữ sinh viên ngày đó bây giờ là cụ bà Nguyễn Tôn Hoàn 94 tuổi.
Về lá cờ Vàng xuất hiện trên đỉnh núi cao nhất thế giới,
đỉnh Everest,
vào năm 2004 chấn động thế giới là một “tình cờ lịch sử”. Kiến Trúc sư Huỳnh
Lương Vinh, tại Portland Oregan, có một người bạn Mỹ, ông Craig Van Hoy, ông ta
là người leo núi, chinh phục những đỉnh cao. Trong một dịp tình cờ ông ta cho
anh Vinh biết sẽ lên đỉnh Everest, anh Vinh đã nhờ ông ta cắm trên đó một lá
cờ. Sau khi lá cờ được cắm trên đỉnh núi đã có những tin tức loan tải trên các
tạp chí danh tiếng, từ đó ông Craig Van Hoy mới biết đến ý nghĩa của việc ông
làm.
Cũng trong một việc thật tình cờ, Ông Trần Nam, một
thuyền nhân tị nạn tại Saint Mary Alberta, Canada; một thành phố nhỏ có chừng
100 người Việt sinh sống. Vào năm 1984 anh Trần Nam nhìn thấy trên tòa nhà thị
chính của thành phố có treo 10 lá cờ đại diện cho các sắc dân sống trong thành
phố. Anh Trần Nam nảy ra ý định xin treo lá cờ của dân Việt. Thành phố chấp
thuận ngay với điều kiện anh phải chi phí cho việc thực hiện. Anh trả $125 đôla
Canada và lá cờ được tung bay. Sau 11 năm lá cờ Vàng tung bay, cho đến một ngày
đại diện của tòa lãnh sự VC tại Canada phản đối, gửi văn thư yêu cầu tháo bỏ.
Hội đồng thành phố họp bàn và quyết định với tỉ số 4/1 cho phép lá cờ tung bay.
Ông thị trưởng sau khi tìm hiểu lá cờ, ông đã tuyên bố “Đó là việc làm có ý
nghĩa…và ngày nào tôi còn sống, tôi sẽ bảo vệ cho lá cờ đó được tung bay trên
vòm trời thành phố…”
Bên cạnh những câu chuyện kể còn có những câu chuyện khác về lá cờ tung bay tại Boston, tại Seattle, tại một trường đại học ở Texas với cô sinh viên tên Hoàng Anh…v.v. GS Nguyễn Ngọc Bích đã cho biết “Đi tìm tài liệu cho cuốn phim, tôi đã gặp và đã nghe những câu chuyện cảm động của những người Việt tị nạn, từ cô sinh viên trẻ, đến anh kiến trúc sư, anh thanh niên Việt Nam…tất cả những nhân chứng lịch sử đó sẽ có mặt trong bộ phim Hồn Việt.” Ông còn cho biết thêm “Người sinh viên năm 1942 nay là bà quả phụ Nguyễn Tôn Hoàn 94 tuổi hiện đinh cư tại Bắc California, trong cuộc nói chuyện bà đã cho biết khi nhớ lại cảm xúc của những ngày đó bà vẫn thấy nổi “da gà” vì xúc động.”
Bộ phim Hồn Việt đang được in ấn và sẽ phát hành trong một ngày gần đây. Nó sẽ được ra mắt đồng bào Việt Nam tại Minessota vào tháng 11/2012, và sẽ đến San Jose vào ngày 8/12/2012. GS Nguyễn Ngọc Bích cho biết bộ phim sẽ lưu giữ trong thư viện, là bộ phim song ngữ Anh Việt. Tưởng cũng nên đề cập một chi tiết là bài quốc ca VNCH được ban nhạc đại hoà tấu của Phủ Tổng thống nước Cộng Hòa Ukraine, một nước thuộc liên bang Xô Viết cũ, hợp tấu.
Muốn biết thêm chi tiết, có thể liên lạc với Việt Nam Film Club 6433 Northana Dr. Springfield, VA 22150, hoặc điện thoại 703-971-9178.
Tất cả có phải chăng đó chỉ là những tình cờ của lịch sử? Lá cờ Vàng nhuốm máu quân dân Miền Nam VN cho đến hôm nay vẫn tung bay trên bầu trời tự do, và nhất là vẫn mãi mãi tung bay trong trái tim của những người Việt yêu đất nước, yêu tự do, dân chủ.
Bên cạnh những câu chuyện kể còn có những câu chuyện khác về lá cờ tung bay tại Boston, tại Seattle, tại một trường đại học ở Texas với cô sinh viên tên Hoàng Anh…v.v. GS Nguyễn Ngọc Bích đã cho biết “Đi tìm tài liệu cho cuốn phim, tôi đã gặp và đã nghe những câu chuyện cảm động của những người Việt tị nạn, từ cô sinh viên trẻ, đến anh kiến trúc sư, anh thanh niên Việt Nam…tất cả những nhân chứng lịch sử đó sẽ có mặt trong bộ phim Hồn Việt.” Ông còn cho biết thêm “Người sinh viên năm 1942 nay là bà quả phụ Nguyễn Tôn Hoàn 94 tuổi hiện đinh cư tại Bắc California, trong cuộc nói chuyện bà đã cho biết khi nhớ lại cảm xúc của những ngày đó bà vẫn thấy nổi “da gà” vì xúc động.”
Bộ phim Hồn Việt đang được in ấn và sẽ phát hành trong một ngày gần đây. Nó sẽ được ra mắt đồng bào Việt Nam tại Minessota vào tháng 11/2012, và sẽ đến San Jose vào ngày 8/12/2012. GS Nguyễn Ngọc Bích cho biết bộ phim sẽ lưu giữ trong thư viện, là bộ phim song ngữ Anh Việt. Tưởng cũng nên đề cập một chi tiết là bài quốc ca VNCH được ban nhạc đại hoà tấu của Phủ Tổng thống nước Cộng Hòa Ukraine, một nước thuộc liên bang Xô Viết cũ, hợp tấu.
Muốn biết thêm chi tiết, có thể liên lạc với Việt Nam Film Club 6433 Northana Dr. Springfield, VA 22150, hoặc điện thoại 703-971-9178.
Tất cả có phải chăng đó chỉ là những tình cờ của lịch sử? Lá cờ Vàng nhuốm máu quân dân Miền Nam VN cho đến hôm nay vẫn tung bay trên bầu trời tự do, và nhất là vẫn mãi mãi tung bay trong trái tim của những người Việt yêu đất nước, yêu tự do, dân chủ.
-------------------------------------------
Ký-sự của Nguyễn Ngọc Bích
Monday, 22 October 2012 09:53
No comments:
Post a Comment