Thursday 11 October 2012

NHÂN VIỆC MẠC NGÔN ĐƯỢC GIẢI NOBEL VĂN HỌC - GỌI LẠI HỒN "MA CHIẾN HỮU" (X-Cafe)




X-Cafe
Fri, 10/12/2012 - 04:02


Trang Hạ:
February 27th, 2009 | Author: trangha

Tuần lễ cuối cùng của tháng Hai trôi qua không êm ả, bởi những tranh luận sôi sục của cư dân mạng được khơi mào từ bài viết ngày 22/2 của blogger Người Buôn Gió: “Sự khốn nạn trong nền văn hoá Việt Nam hiện nay” chỉ trích cuốn sách văn học “Ma chiến hữu” – tác giả Mạc Ngôn (TQ) do Trần Trung Hỷ dịch.

Thực chất, “Ma Chiến Hữu” đã được Mạc Ngôn viết xong từ 17 năm trước và được NXB Văn Học xuất bản cách đây tròn một năm, nó chưa hẳn đã là “món quà cho kỷ niệm ba mươi năm Chiến tranh biên giới 1979″ như nhiều bạn đọc đồn đại.

Tuy nhiên “Ma chiến hữu” chứa đựng những thông điệp đã vượt quá khuôn khổ của văn học, khiến nhiều bạn đọc, trong đó có tôi, bất bình với tác phẩm này. Sau khi đọc và so sánh với nguyên tác tiếng Hoa “Chiến hữu trùng phùng”, tôi nhận thấy lỗi nghiêm trọng không đến từ cuốn sách này mà lại đến từ đơn vị xuất bản, cụ thể là từ người dịch, người tổ chức bản thảo và biên tập của Công ty văn hoá Phương Nam (PNC).

1. Đầu tiên, về hình thức, cuốn sách “Ma chiến hữu” không được ghi rõ thể loại là tiểu thuyết hay truyện dài, không có lời giới thiệu, không có lời dịch giả, không có cứ liệu nào chỉ dẫn cho bạn đọc ngoài ba câu dẫn đề đưa ra trang bìa cộng với những hình ảnh phản cảm minh hoạ những người lính Trung Quốc mặc quân phục đã tham gia đánh Việt Nam. Ba câu dẫn đề làm bạn đọc hiểu rằng “Ma chiến hữu” đang “ca tụng” thứ gọi là “chủ nghĩa anh hùng” (mà đọc vào nội dung bên trong mới hiểu là ca tụng chủ nghĩa anh hùng của chính những kẻ mang quân sang bắn giết người Việt Nam). Và những hình minh hoạ làm xốn xang con mắt khi hình dung nó được đặt trong bối cảnh của truyện, tức là trong những trận đánh mà đầu súng hòn đạn chĩa thẳng sang Việt Nam.

Nếu người dịch và PNC chịu khó google năm phút thì sẽ thấy, ngay chính tác giả Mạc Ngôn cũng nhiều lần lên tiếng rằng, truyện dài “Chiến hữu trùng phùng” của ông không phải là tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh như đại đa số tiểu thuyết chiến tranh, nhất là tiểu thuyết chiến tranh của Nga rất chuộng những hình tượng anh hùng, ca ngợi anh hùng. Ông chỉ muốn đưa ra thông điệp rằng, người lính ra trận cũng chỉ là con em nông dân, cũng là con người. Và ông muốn nhấn mạnh rằng ông rất đau đớn khi thấy Trung Quốc và Việt Nam giờ đây bắt tay hữu nghị trở lại.

Ba câu dẫn đề của PNC đi ngược lại nội dung của tác phẩm và tinh thần của tác giả, lại gây phản cảm sâu sắc trong người đọc – là những người Việt Nam bình thường và đều ít nhiều cảm thấy đau đớn mỗi khi nhắc tới cuộc chiến tranh năm 1979. Ít nhất nó làm bạn đọc hiểu lầm tinh thần của sách. Nếu PNC có một người biên tập tốt hơn, người tổ chức bản thảo sâu sát và nắm rõ tác phẩm hơn, để ý hơn đôi chút về lịch sử và chính trị, hẳn đã tránh được điều này.

2. Về nội dung, nhiều bạn đọc cho rằng “Ma chiến hữu” chỉ đơn thuần là một tác phẩm phản chiến. Mạc Ngôn căm ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa, và Mạc Ngôn cho rằng người hy sinh là vô ích, chính Mạc Ngôn cũng phản đối cuộc chiến 1979. Tuy nhiên, nhiều bạn không biết rằng trong lời giới thiệu của Mạc Ngôn và Nhà xuất bản khi in tại Trung Quốc, cuốn sách này lại được giới thiệu là một tác phẩm về Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc của TQ (Có thể google để tìm tên sách + Mạc Ngôn trên các trang bán sách online, giới thiệu ebook, giới thiệu tác phẩm để đọc lời giới thiệu sách ghi rõ như thế. Hoặc theo dõi video clips Mạc Ngôn trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Công Cộng Đài Loan 2008).

Cho đến nay, Mạc Ngôn cũng như Nhà xuất bản của TQ và hàng triệu người TQ khác đều cho rằng cuộc chiến tranh 1979 là Trung Quốc buộc phải tự vệ, bởi Việt Nam xâm lấn và gây hấn. Và tất nhiên, đã gọi là cuộc chiến Vệ Quốc tức là mặc nhiên họ (lính Tàu) phải đứng lên cầm súng, là tất phải nổ ra chiến tranh, nên nếu nói Mạc Ngôn phản đối cuộc chiến tranh Trung-Việt 1979 thì e là bạn đọc Việt Nam quá ưu ái mà thanh minh hộ cho người lính và người viết Trung Quốc.

Mạc Ngôn hy vọng tác phẩm “Chiến hữu trùng phùng” là phản chiến, nhưng đồng thời cũng không hề có căn cứ nào để nói Mạc Ngôn lên án cuộc chiến năm 1979. Trong truyện chỉ đọc được chi tiết Mạc Ngôn cho nhân vật thất vọng khi thấy quan hệ Trung- Việt bình thường hoá trở lại. Ngay cả Mạc Ngôn khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài cũng nói, ông ta buồn vì điều đó.

Dường như nỗi niềm của Mạc Ngôn tại thời điểm chiến tranh 1979 và thời điểm viết sách 1992 đều đi ngược lại mong ước của hàng chục triệu người Việt Nam.

3. Trong cuốn sách này, hình ảnh người lính (hoặc ma lính) Việt Nam đặt cạnh người lính (hoặc ma lính) Trung Quốc được miêu tả như: người Việt Nam dùng vũ khí của TQ để đánh lại chính TQ, gặp gái giữa đường bèn bỏ rượt đuổi kẻ thù mà dừng lại xúm vào véo mông sờ vú con gái, gặp hàng quán sà vào đánh chén và uống bia Tàu v.v…
Những chi tiết đâu đó thực chất có thể xử lý khéo léo trong quá trình dịch và biên tập. Không thể đổ lỗi rằng bởi vì cuộc chiến ba mươi năm trước vẫn quá gần, và không phải người dịch hoặc người biên tập nào cũng tinh ý trước những yếu tố lịch sử và chính trị trong các tác phẩm văn học.

4. Tôi vẫn cho rằng người dịch không nên chỉ là người chuyển ngữ, tốt nhất nên là người dẫn dắt tác phẩm tới người đọc một cách toàn diện, bao gồm cả đề xuất ý kiến trong lĩnh vực quảng bá, thiết kế, in ấn phát hành, bởi hơn ai hết người dịch cho dù chưa đọc tác phẩm thì cũng buộc phải nắm rõ những vấn đề về tác phẩm trước khi dịch. Trong trường hợp này, bỏ qua một vài lỗi dịch thuật (ví dụ hoa xương rồng thì dịch là hoa Bàn Tay Tiên, có trời mà biết cây B

Rất nhiều ý kiến bênh vực cuốn sách của Mạc Ngôn dưới góc nhìn gọi là văn học thuần túy. Cái nhìn trong sáng, có lương tâm của những người yêu văn học chân chính. Tức là hãy nhìn văn học đúng như gì nó có chứ đừng chính trị hóa văn chương. Thật là những ý kiến nhân văn và cao cả, nó cho thấy xã hội Việt Nam còn có nhiều người có hiểu biết, có tấm lòng với văn chương lắm.

Đã có lần tôi ngồi với một nhà văn, ông ta bĩu môi cho rằng những kẻ lợi dụng chính trị trong văn chương là hạ đẳng . Phải như ông ta , văn là văn , cao quý và thánh thiện mới đúng tính chất của người văn chương.

Lại có cô nhà văn trẻ , một người thần tượng bất kỳ tác phẩm nào mà được giới phê bình Việt Nam hiện nay nói đến nhiều nhất. Cũng giọng y chang.

Một tác phẩm cứ gọi cho là phê phán chiến tranh của Mạc Ngôn đáng khen ngợi, nó là văn học thuần túy không hề có yếu tố chính trị bao phủ....Thế thì Linh Sơn của Cao Hành Kiện chính trị quá chăng mà người chính phủ Trung Quốc không hài lòng.?

Thế Quần Đảo Gu Lắc, Một Ngày Trong Đời của I Van , Lửa yêu thương lửa ngục tù, Giờ thứ hai mươi lăm, Trại Súc Vật...thì sao nhỉ ? Cũng chính trị sao ? Hay giải Nobel Văn Chương được trao bị bọn phương Tây lợi dụng với ý đồ chính trị. Còn cái nào mà các nước XHCN công nhận thì đó mới là giải thưởng văn học trong sạch, chân chính.
Dựa Lưng Nỗi Chết là tác phẩm của nhà văn VNCH, trong tác phẩm này ông không hề nói xấu Bắc Việt. Chỉ miêu tả đời sống và ý nghĩ người lính. Tính phản chiến của nó còn rõ rệt gấp trăm lần Ma Chiến Hữu. Thế nhưng bạn có thấy nó được xuất bản hay không? Bạn có biết Phan Nhật Nam với số phận sau năm 1975 thế nào không.?

Truyện Kể Năm 2000, một cuốn sách không có gì cao thượng hơn. Khi mà nhân vật trải qua bao nhiêu oan khuất, mất mát. Vẫn giữ giọng văn ấm áp tình người, không uất hận, không phê phán lên án. Chỉ nếu tấm gương sáng của người chí sĩ qua những bước gian truân của vòng đời cái mà giữ lại là tình con người với con người trong lúc thăng trầm đó. Vậy mà đó...nếu ai biết ông Đỗ Mười nói gì và làm gì khi đọc xong TKN2000 thì hãy nói đến phản ứng tiêu cực hay không của người phê phán Ma Chiến Hữu

Kẻ mạnh có quyền phán xét. Đó là một quy luật mà lãnh tụ cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông nói rõ quan điểm của mình'' lẽ phải nằm trong họng súng''.

Các nhà chính trị Trung Quốc hiện nay không bỏ qua một bài báo của Huy Đức, họ gây sức ép để dỡ bỏ khỏi trang điện tử ngay lập tức. Lẽ nào họ để cho Việt Nam xuất bản một cuốn sách của tác giả nước họ, phê phán cuộc chiến tranh 1979 là phi nghĩa là đáng lên án. Người Trung Quốc ngây thơ và dễ dãi thế sao.?

Nếu dễ thế thì các nấm mồ liệt sĩ Việt Nam không phải mập mờ ở câu Bảo vệ tổ quốc.

Ma Chiến Hữu đúng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng thật như bìa sách nói. Miêu tả các trận đánh của Tiền Anh Hào và đồng đội làm người đọc cảm giác họ đang chiến đấu ở phía Nam Trung Quốc, chứ không phải trên đất nước người khác. Chiến đấu để bảo vệ tổ quốc họ chứ không phải sang xâm chiếm giết dân lành, phá nhà cửa. Với miêu tả lập lờ thế này người đọc Trung Quốc làm sao mà lên án chiến tranh 1979 đó là phi nghĩa. Khi cuốn sách không hề ghi địa danh, thậm chí trận đánh ác liệt xảy ra trên một cái đồi sách ghi là Không tên....

Tôi không là nhà văn, không là tri thức. Tôi chỉ là một người lính cách đây gần 20 năm. Lứa tân binh nhập ngũ tập trung ở xã Thương Thanh, Thượng Cát- Gia Lâm năm đó. Đã có thằng chết khi đi lấy chặt nứa, do mìn của Trung Quốc cài lại. Các nhà tri thức, yêu văn chương đúng nghĩa của nó cứ tự nhiên mà nhìn theo cái nhìn của mình. Luôn thể hãy nhìn '' Hậu Đình Hoa'' dưới cái nhìn nghệ thuật nhé. Đừng cho nó là một khúc hát dẫn đến vong quốc.

Sau khi dư luận xôn xao về cuốn sách Ma chiến hữu do Nxb Văn học ấn hành. Sáng hôm thứ Hai (23.2.2009) tôi đã kiếm được cuốn Ma chiến hữu tại Nguyễn Xí (HN). Cuốn này hiện còn rất nhiều, và bạn đọc không quan tâm lắm, nên xuất bản từ tháng 2 năm 2008 đến nay vẫn còn trên giá. .. Sau khi đã đọc cuốn sách, tôi có ý kiến như sau:

1. Ma chiến hữu là cuốn sách mỏng và xuống tay nhất trong các tác phẩm của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn.

2. Tác phẩm này đúng là viết về những người đã hy sinh vào tháng hai năm một ngàn chín trăm bảy mươi chín(tr.13), tức là viết về chiến tranh biên giới Việt - Trung. Những nhân vật trong tác phẩm là những hồn ma của những chiến sỹ trong lực lượng Giải phóng quân TQ đều đa số xuất thân từ các vùng nông thôn nghèo khổ của TQ, và (trong tác phẩm) họ thực sự bị sốc khi biết rằng Bộ Ngoại giao đưa tin về mối quan hệ hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã bắt đầu bình thường hóa và họ cảm thấy cái chết thật là oan uổng(tr. 56).

3. Tác phẩm Ma Chiến Hữu của Mạc Ngôn là một tác phẩm mang tính chất phản chiến, tức là phản đối chiến tranh Trung - Việt bằng một giọng văn khá hài hước, và đằng sau tác phẩm là nỗi niềm cảm thông đối với các gia đình có con em chết trận trong cuộc chiến với VN, qua đó thể hiện tiếng nói của nhà văn với nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc gây ra cuộc chiến tranh vô lý này.

4. Mặc dù tác giả Mạc Ngôn là một người Hoa, viết về cuộc chiến Trung - Việt, tháng 2 năm 1979, và mặc dù có những đoạn viết về tinh thần và sự anh hùng của người lính TQ, nhưng tác phẩm không gây nên thù hận Việt - Trung, không kích động độc giả của mỗi bên, và theo tôi, đây là tác phẩm viết rất khéo về chiến tranh nói chung và chiến trang Việt - Trung năm 1979 nói riêng.

5, Nxb Văn học đã giới thiệu cuốn sách như một tác phẩm có nội dung kích động độc giả Việt Nam. Việc không ghi thể loại của tác phẩm là tiểu thuyết, truyện ngắn, hay truyện vừa ở ngay sau tên sách cũng là một cách làm P.R thiếu hiểu biết và non kém về văn học và chính trị của Ban Giám đốc Nxb Văn học cũng như của những người trực tiếp phụ trách việc đưa bản dịch đến với bạn đọc.

6. Với những lý do trên, đặt trong bối cảnh của chính trị và xã hội Việt Nam lúc này, và cũng đặt trong bối cảnh nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật (văn học, mỹ thuật, sân khấu...) viết về cuộc chiến tranh Việt - Trung tháng 2 năm 1979 đã và đang bị cấm đoán hiện nay (như Rồng đá của Vũ Ngọc Tiến chẳng hạn) thì việc để cho xuất bản và lưu hành tác phẩm này là không nên. Vì thế, theo tôi, đã thu hồi Rồng đá thì nên thu hồi cuốn Ma chiến hữu, hoặc cho phép lưu hành trở lại Rồng đá để biểu thị tinh thần nhất quán trong công tác quản lý hiện nay.






No comments:

Post a Comment

View My Stats