Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2012-10-14
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/trantrinh-passed-away-vhg-10142012092058.html
Nhạc
sĩ Trần Trịnh, người nổi tiếng với bài hát Lệ Đá, phổ nhạc thơ của thi sĩ Hà
Huyền Chi, mới qua đời hôm thứ tư vừa qua, tại bệnh viện miền Nam California.
Chương
trình âm nhạc cuối tuần hôm nay, xin được dành để gửi đến ông lời cầu chúc siêu
thoát về miền cực lạc.
Nhạc sĩ Trần Trịnh.
Hình do nhạc sĩ cung cấp khi còn sống.
Nhạc sĩ Trần Trịnh
tên thật là Trần Văn Lượng, sinh năm 1937 tại Hà Nội, ông vào Nam năm 1954, học
nhạc với thầy Remy Trịnh Văn Phước, vì thế, ông lấy tên là Trần Trịnh.
Ngoài
phổ thơ bài hát nổi tiếng Lệ Đá năm 1968, nhạc sĩ Trần Trịnh còn được
biết đến qua nhiều tác phẩm âm nhạc khác, chẳng hạn, như bản Hai Sắc Hoa
Tigôn, ông phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của TTKH năm 1957.
Lúc
sinh thời, nhạc sĩ Trần Trịnh thân thiết với nhạc sĩ Nhật Ngân; hai ông đã cộng
tác với nhau để viết nên nhiều bài hát bất hủ như: Xuân Này Con Không Về,
Mùa Xuân Của Mẹ, Qua Cơn Mê, Tiếng Hát Nửa Vời dưới bút danh Trịnh Lâm
Ngân.
Ngoài
việc là nhạc sĩ viết nhiều ca khúc để đời, ông còn dành thời gian để nghiên cứu
nhạc jazz. Tác phẩm đầu tiên ông viết là Cung Đàn Muôn Điệu, được ông ấp
ủ từ năm lên 14 tuổi, nhưng phải 3 năm sau, tác phẩm mới thành hình. Khi còn
sinh sống tại Việt Nam, ông là nhạc công chơi piano cho các phòng trà, vũ
trường. Nhờ có ông mà Lệ Đá đã được mọi người biết đến và cũng từ đó,
cái tên Trần Trịnh trở thành ngôi sao của làng sáng tác tại Việt Nam. Năm 1995,
ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ.
Một mất mát lớn
trong làng văn nghệ
Nhạc
phẩm Lệ Đá qua tiếng hát ca sĩ Lệ Thu, người được đánh giá là thành công
hơn cả khi trình bày ca khúc này của nhạc sĩ Trần Trịnh.
Không khỏi bồi hồi
nhớ về những ngày đầu tiên khi cầm bài hát Lệ Đá, ca sĩ Lệ Thu tâm sự:
“Bài
Lệ Đá tôi vẫn nhớ mãi khi lần đầu tiên tôi cầm bản nhạc, tôi thấy lời thơ hay
quá, lời thơ đó là của thi sĩ Hà Huyền Chi, do anh Trần Trịnh phổ nhạc, tôi
luyện tập và tôi hát ngay.
Hoàng
biết là hồi đó các đàn chị của tôi, bây giờ như chị Thái Thanh, chị Ngọc Lan,
chị Chu Hà, chị Kim Tước hát giọng mũi, còn riêng tôi lúc bấy giờ không hiểu
tại sao tôi hát giọng thật. Cho nên chính vì vậy, khi tôi cất tiếng hát lên tôi
còn nhớ khán giả sững sờ ra, tại vì nó có một khai phá lạ, thành ra tôi hát bài
đó thành công ngay. Đó là những cảm nghĩ của tôi khi nghĩ về bài Lệ Đá.
Theo
tôi thì đó là một mất mát quá lớn trong làng nghệ thuật, tôi biết rằng chuyện
đó không ai tránh khỏi, thành ra những người còn lại vẫn phải đau buồn tiếc
nuối những người ra đi thôi, vì vậy mình cũng không thể cãi lại quy luật của
tạo hóa. Chúng tôi chắc cũng sẽ làm một buổi lễ lớn, tưởng nhớ đến anh.”
Tưởng nhớ về nhạc sĩ
Trần Trịnh, ca sĩ Phương Hồng Quế, một người bạn, một người em gái đã có cơ hội
được gặp ông vào những ngày cuối cùng cũng không khỏi bùi ngùi chia sẻ với
chúng tôi:
“Phương
Hồng Quế rất là xúc động khi nghe tin anh Trần Trịnh nằm tại nhà thương cấp
cứu. Và ngay khi nghe tin thì Phương Hồng Quế đến; thứ năm anh vào bệnh viện
thì Chủ nhật Phương Hồng Quế đến.
Anh
nằm đó, lúc đó đã mê rồi nhưng lúc Phương Hồng Quế đến thì Phương Hồng Quế hỏi
anh có nhận ra Phương Hồng Quế không, và nếu nhận ra em thì anh cứ gật đầu, anh
cũng gật đầu chớp chớp như muốn chảy nước mắt; lúc đó, thực tình thương anh lắm
vì anh là một người anh trong làng văn nghệ ngay từ lúc Phương Hồng Quế mới ra
đời đi hát, gặp anh lần đầu tiên trong đài quân đội, lúc đó mới có 15 tuổi.
Tính
tình anh rất hiền và rất trầm tĩnh. Sự ra đi của anh làm cho Phương Hồng Quế
cảm thấy một sự mất mát của người anh văn nghệ, một sự mất mát rất là to lớn,
và Phương Hồng Quế cũng không ân hận khi thứ hai đi hát và gặp được anh ngày
chủ nhật. Biết rằng vô thường trước sau gì mọi người cũng phải ra đi, bây giờ
chúng ta chỉ cầu nguyện cho hương hồn anh sớm về cõi Phật.”
Nhạc sĩ Nhật Ngân.
Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trần Trịnh rất thân thiết với nhạc sĩ Nhật Ngân; hai ông
đã cộng tác với nhau để viết nên nhiều bài hát bất hủ . Photo courtesy of Trần
Vũ Trân.
Ngay trước giờ phút
nhạc sĩ Trần Trịnh qua đời, ông Trần Quốc Bảo, một người em trong giới nghệ sĩ
với nhạc sĩ Trần Trịnh cũng đã có mặt, ông thuật lại những giây phút sau cuối:
“Trần
Quốc Bảo là một trong những người đến gần như là cuối cùng, cùng với một số
người bạn thân của ông. Những giây phút cuối cùng ông cô độc, vì bà vợ đã mất
cách đây 3 năm, ông chỉ còn 2 đứa con, chưa kể, đứa con cuối cùng của ông cũng
đã mất.
Giây
phút cuối cùng là Quốc Bảo đi với Mai Lệ Huyền là người vợ trước của ông cách
đây 40 năm. Trong giây phút hồi dương, Quốc Bảo thấy ông rất xúc động, ông đã
cố vùng dậy để nói với người bạn cũ những lời cuối cùng, nhưng rất tiếc đó chỉ
là những cố gắng qua ánh mắt, điều cảm động nhất là chị Mai Lệ Huyền đã đến vào
giờ phút cuối cùng.
Cách
đây 2 năm, vợ nhạc sĩ Nhật Ngân có mua miếng đất, ý dành tặng cho nhạc sĩ Trần
Trịnh khi ông nằm xuống ngay cạnh mộ của chồng mình. Nhưng cách đây 2 tuần,
nhạc sĩ Trần Trịnh cũng biết sức khỏe của mình không thể vượt qua được, cho nên
ông đã cùng với 2 con quyết định xin được thiêu, để tro cốt của ông và vợ được
ở cùng với nhau.”
Vâng,
vẫn biết là quy luật của tạo hóa sinh tử, nhưng sự ra đi của nhạc sĩ Trần Trịnh
vẫn làm cho những người ở lại thấy đau buồn, trong giây phút tiễn biệt ông về
cõi vĩnh hằng, qua làn sóng của đài, Vũ Hoàng xin thay mặt toàn thể anh chị của
em đài ACTD gửi tới gia đình ông lời thành kính phân ưu, mong hương hồn ông sớm
được siêu thoát nơi chín suối.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
--------------------------------------------------------------
Nguyễn Ninh Hòa
- Cali Today
Wednesday, 10 October 2012 19:20
Cali Today News
– Theo tin của MC Trần Quốc Bảo thì nhạc sĩ tài hoa Trần Trịnh vừa qua đời vào
ngày hôm nay, thứ tư ngày 10 tháng 10, 2012, vào lúc 5:25 phút chiều, tại miền
Nam California.
Nhạc sĩ Trần Trịnh là tác giả của nhiều ca khúc nổi
tiếng, mà trong đó có những ca khúc ai cũng thuộc lòng như Lệ Đá, Cung Đàn Muôn
Điệu, Xuân Này Con Không Về…
Nhạc sĩ Trần Trịnh
Ngoài những tác phẩm bất hủ nói
trên, danh sách các tác phẩm của Trần Trịnh rất nhiều, trong đó có thể kể đến
những tác phẩm khác như: Bao Giờ Ta Gặp Lại Ta, Biệt Khúc, Cảm Ơn, Câu Chuyện
Trong Tuồng, Chiều Qua Phà Hậu Giang, Chuyện Hai Con Sâu và Chiếc Lá Chết, Cung
Đàn Muôn Điệu, Cuộc Tình Bể Dâu, Độc Huyền, Em Vẫn Hoài Yêu Anh, Hai Sắc Hoa
Tigôn, Hai Trái Tim Vàng, Hát Cho Mai Sau, Hát Làm Quen, Hồn Trinh Nữ, Lệ Đá,
Lính Xa Nhà, Mùa Xuân Của Mẹ, Lửa Mùa Hạ, Mai Lỡ Duyên Không Thành, Một Mai Giã
Từ Vũ Khí, Mùa Phượng Tím, Mùa Xuân Của Mẹ, Muốn Quên, Ngàn Đời Chờ Mong (Ngàn
Năm Chờ Mong), Ngày Xuân Thăm Nhau, Người Tình Và Quê Hương, Nhớ Về Một Mùa
Xuân, Như Mây Bay, Những Nụ Gai Mòn, Qua Cơn Mê, Rộn Ràng Niềm Vui, Thư Xuân
Trên Rừng Cao, Tiếng Đàn, Tiếng Hát Nửa Vời, Tình Muộn, Trái Sầu Đầy, Trời Huế
Vào Thu Chưa Em, Xuân Này Con Không Về, Yêu Một Mình,..
Theo Wikipedia, Trần Trịnh là một
nhạc sĩ người Việt. Ông nổi tiếng với bút danh Trịnh Lâm Ngân, bút danh chung
của ông và nhạc sĩ Nhật Ngân. Bút danh này ra đời khi 2 nhạc sĩ viết nhạc cho
hãng dĩa Sóng Nhạc. Lâm chính là Lâm Đệ, con trai chủ hãng dĩa Sóng Nhạc, người
này không tham gia việc sáng tác. Bút danh Trịnh Lâm Ngân là do chủ hãng dĩa
Sóng Nhạc đặt cho với hi vọng tạo danh tiếng như nhóm Lê Minh Bằng vốn đang rất
nổi tiếng vào thời gian đó.
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm chi
tiết trong các bản tin tới.
Nguyễn Ninh Hòa
----------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment