Nguyễn Anh Khiêm
Quần đảo Hoàng Sa mất vào tay người Tàu trung tuần tháng
giêng 1974 sau một trận thủy chiến không cân sức giữa quân lực VNCH và lực
lượng hùng hậu của hải quân Trung Cộng. Tô Thùy Yên viết bài Trường Sa Hành
trong một lần đi công cán ngay tháng ba 1974, tại quần đảo phía nam Hoàng Sa,
đảo Trường Sa. Như vậy bài thơ được viết chỉ vài tháng sau tang lễ lớn của 74
sĩ quan và binh sĩ đồng đội.
Bài hành đồ sộ dài 64 câu, bài
thơ lớn không phải vì dài mà vì tư tưởng nhân bản, chủ đề sâu sắc, chữ nghĩa
rực rỡ cùng nghệ thuật diễn đạt tuyệt luân, vượt xa mọi mặt một trời với mấy
bài Tống Biệt Hành và Hành Phương Nam được nhiều nhà phê bình và độc giả luôn
nhắc tới của Thâm Tâm và Nguyễn Bính.
Một nỗi buồn sầu và không khí
tang tóc bàng bạc khắp các khổ thơ. Một lần tôi hỏi ông vì sao “Thăm thẳm sầu
vây trắng bốn bề”, ông giải thích rằng đứng trên đài chỉ huy chiến hạm thấy
sóng vây quanh đảo như vành khăn tang. Một người đi du lịch có khi thích thú
thấy cảnh đó vô cùng ngoạn mục nhưng ở đây, thi sĩ nhìn đảo khơi theo tâm cảnh
u sầu, chưa nguôi ngoai về cái chết oanh liệt nhưng không thể nói không bi thảm
của bao thanh niên ưu tú con yêu dân tộc bỏ mình vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng
liêng.
Trường Sa! Trường Sa! đảo
chuếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Đảo nhỏ bé bập bềnh giữa trùng
khơi sóng gió mà nói ‘đảo chuếnh choáng’thật chính xác và độc đáo. Đêm nằm còn
tưởng đảo trôi đi, lời nói như bình thường nhưng là cảm giác của thiên tài.
(Tựa như trước đây ông viết ‘Con đường sắt dài, xương sống quê hương’, ôi, mấy
ai thấy được đó là cái xương sống của quê hương).
Khổ thơ sau, ông nhắc trực tiếp tới khóc thương, tang chế nhiều lần:
Sóng thiên cổ khóc biển tang
chế
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.
Ở đây thì trùng dương khóc
trắng trời và biển cư tang nhưng sau đó, ngay trong bài, ông oán trách ‘Im lặng
Lớn’ làm ngơ trước nỗi đau tang tóc bất công và phi lý của bao người trai trẻ.
Nhiều lần thơ ông cưu mang ý tưởng oán hận kiểu kêu trời không thấu này, chẳng
hạn trong bài ‘Hề, Ta Trở Lại Gian Nhà Cỏ’:
Nghĩ tới bao điều thầm lặng
lớn,
Mà trí ta không đủ lực đo lường.
Nên ta phó mặc cho trời đất,
Trời đất vô ngôn lại bất nhân.
Mà trí ta không đủ lực đo lường.
Nên ta phó mặc cho trời đất,
Trời đất vô ngôn lại bất nhân.
Hình như sau vụ Hoàng Sa, Tô
Thùy Yên càng thương yêu, thông cảm thân phận người lính trẩn thủ lưu đồn nơi
hoang đảo bội phần hơn. Ông không tuyên truyền giả đò nhảm nhí của một sĩ quan
“tâm lý chiến”, một hư danh của quân đội miền Nam, oan ức tựa như sĩ quan “biệt
phái”, gây bao tàn hại cho cả một lớp người ngày đất nước thu về một mối; ở đây,
ông gọi tên sự vật đúng nghĩa nó vốn có:
Lính thú mươi người lạ sông
nước,
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.
Mấy khổ thơ sau, ông nhắc tới
người lính thân tình hơn, rặt giọng phương Nam:
Chú em hãy hát, hát thật lớn,
Những điệu vui, bất kể điệu nào,
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ,
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.
Những điệu vui, bất kể điệu nào,
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ,
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.
Rõ ràng mái đầu ông cúi sâu
trên số phận hẩm hiu của người lính và dường như cũng vì tiên cảm nỗi đau mất
mát của quê hương đất nước. Ông nói tới thân thế và hoàn cảnh mình, làm sao ta
không nghĩ của cả đồng đội ông ?
Bốn trăm hải lý nhớ không tới,
Ta khóc cười như tự bạo hành,
Dập giận vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ cố đi nhanh.
Ta khóc cười như tự bạo hành,
Dập giận vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ cố đi nhanh.
Quả thật một đời thơ Tô Thùy
Yên hay trách phận mình :
Cát bụi đã đành thân tấm mẳn,
Thì danh với phận kể mà chi.
Cảm thương con cá thia lia bại,
Có sót huy hoàng cũng xếp vi.
(Vườn Hạ)
Thì danh với phận kể mà chi.
Cảm thương con cá thia lia bại,
Có sót huy hoàng cũng xếp vi.
(Vườn Hạ)
Và một lần khác, ông nói rõ hơn
trong bài “Tưởng Tượng Ta Về Nơi Bản Trạch”:
Ta bằng lòng phận que diêm tắt,
Chỉ giận sao mồi lửa cháy suông
Chỉ giận sao mồi lửa cháy suông
Đọc đoạn này ta còn thấy thi
sĩ, vốn cũng là sĩ quan của chế độ cọng hòa mà thẳng thắn bảo ‘Dập giận vác
khòm lưng nhẫn nhục’ thì cũng hình dung được mức độ tự do của một nền văn học
không lý tới cái nhỏ nhặt mà luôn tôn trọng sáng tạo của văn nghệ sĩ biết chừng
nào ! Thật khó quên lời ông tỏ bày với một chiến binh Bắc quân trong bài ‘Chiều
trên phá Tam Giang’ :
Chúng ta khác nào cánh quạt phi
cơ
Phải quạt, phải quạt
Chỉ vì nó phải quạt
Ta thương ta yếu hèn
Ta thương ngươi khờ khạo
Nên cả hai cùng cam phận quay cuồng
Nên cả hai cùng mắc đường lịch sử
Cùng mê sa một con đĩ thập thành.
Phải quạt, phải quạt
Chỉ vì nó phải quạt
Ta thương ta yếu hèn
Ta thương ngươi khờ khạo
Nên cả hai cùng cam phận quay cuồng
Nên cả hai cùng mắc đường lịch sử
Cùng mê sa một con đĩ thập thành.
Tuổi thanh xuân của ông, thứ
‘diêm quẹt không xài vứt xuống dòng sông’(Những Người Chết Vô Tình Cho Lịch Sử)
cũng là tuổi xuân hư mất và vô vọng của bao chàng trai trẻ cùng thế hệ :
Ngày. Ngày trắng chói chang như
giũa,
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên.
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ,
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên.
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên.
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ,
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên.
Bài hành vĩ đại này, không chối
cãi là một bài thơ hiện thực nhưng lại luôn luôn có những ảnh tượng đầy ẩn dụ.
Đặc trưng nổi trội nhất thơ Tô Thùy Yên vẫn luôn luôn vậy. Những câu mô tả
thiên nhiên không đơn giản chỉ tả thiên nhiên mà qua những dòng ghi nhận cảnh
sắc đó, ta không khỏi liên tưởng tới phận người. Và đây là số phận của cây cỏ
lạ tên, của rong rêu bập bềnh, của cây dừa ngất gió trùng điệp hay cũng là số
phần của nhân thế, qua mấy mảnh đời hẩm hiu những « chú em » lính thú ?
Nghe cây dừa ngất gió trùng
điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.
Mùa đông bắc gió miên man thổi,
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.
Đám cây bật gốc chờ tan xác,
Có hối ra đời chẳng chọn nơi ?
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.
Mùa đông bắc gió miên man thổi,
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.
Đám cây bật gốc chờ tan xác,
Có hối ra đời chẳng chọn nơi ?
Thi sĩ không những‘tủi’ vì thân
thế lỡ làng, sự nghiệp dở dang, bị hất hủi, hối vì ra đời lạc loài, không nhằm
nơi, nhằm lúc mà còn tủi cho phận người bé bỏng, hữu hạn trước sóng thiên cổ,
trời đất vô ngôn…
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi.
Nỗi ám ảnh con người quá nhỏ
nhoi trước thiên nhiên cuồng nộ thường trực bàng bạc trong thơ ông. Ông trích
hai câu thơ của S.J Perse làm nền cho cảnh ý bài hành này thật đồng điệu quá.
Thiên nhiên trong bài tận cùng dữ dội, âm thanh cuồng nộ, cảnh tượng hãi hùng .
Ngoài khổ thơ duy nhất êm đềm
Trong làn nước biển xanh lơ
mộng,
Những cụm rong óng ả bập bềnh,
Như những tầng buồn lay động mãi,
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.
Những cụm rong óng ả bập bềnh,
Như những tầng buồn lay động mãi,
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.
Hầu hết các khổ thơ còn lại là
về một thứ đất trời gió mây khắt nghiệt, thịnh nộ, chim muông hốt hoảng, cô
đơn. Xin trích vài câu tiêu biểu :
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi…
Mùa gió xoay chiều gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi,
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi…
Mặt trời chiều rã rưng rưng biển,
Vầng khói chim đen thảng thốt quần.
Kinh động đất trời như cháy đảo,
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân…
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp,
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi…
Ai hét trong lòng ta mỗi lúc,
Như người bị bức tử canh khuya,
Xé toang từng mảng đời tê điếng,
Mà gửi cùng mây đỏ thảm thê…
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc,
Con chim động giấc gào cô đơn…
Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa,
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên…
Mùa gió xoay chiều gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi,
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi…
Mặt trời chiều rã rưng rưng biển,
Vầng khói chim đen thảng thốt quần.
Kinh động đất trời như cháy đảo,
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân…
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp,
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi…
Ai hét trong lòng ta mỗi lúc,
Như người bị bức tử canh khuya,
Xé toang từng mảng đời tê điếng,
Mà gửi cùng mây đỏ thảm thê…
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc,
Con chim động giấc gào cô đơn…
Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa,
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên…
Ta
dễ dàng nhận ra đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm động từ, tính từ tả một thứ thiên
nhiên động, cuồng bạo, lạnh lùng và con người với tâm thức buồn thảm, cô đơn,
hận tủi trong bài thơ :
- vây, trôi, thổi, rách, bạo
hành, khóc, tủi, dập (giận), xoay, lở, tan (xác), rã, quần, kinh động, cháy,
phỏng, ngất, xé, gào…
- Chuếnh choáng, thăm thẳm sầu,
miên man, rờn lạnh, nhỏ nhoi, khốc liệt, man rợ, tả tơi…
Các
loại từ này hiếm khi đứng một mình mà luôn nằm trong một kết hợp đoản ngữ, một
phong cách gần như nguyên tắc bất di dịch trong ngôn ngữ thơ TTY. Ai cũng biết
danh từ chỉ để gọi tên sự vật nhưng thi sĩ đã kỳ khu biến chúng thành từ diễn
đạt đắc địa bằng cách kết hợp từ loại với tài năng thiên bẩm. Đảo giữa biển
khơi mịt mùng phải là đảo chuếnh choáng, thảo mộc trên đảo hoang nên phải là
thời nguyên thủy, sóng muôn kiếp sóng phải là sóng thiên cổ, biển vừa mới là mồ
chôn của bao chiến sĩ nên biển tang chế, gió khốc liệt, rong óng ả bập bềnh,
mặt trời chiều rã rưng rưng biển (ôi từ rã, rưng rưng bình thường sao đặt vào
ngữ cảnh này khiến tứ thơ trở nên gợi hình tân kỳ, độc đáo không nói sao cho
hết), đống lửa trên bãi hoang phải man rợ, cơm chiều viễn xứ, mảng đời tê
điếng, mây đỏ thảm thê, bãi lân tinh thức…
Tôi
không thể trích hết các ngữ động và ngữ tính từ, xin độc giả cứ xét ngữ nghĩa
các nhóm đoản ngữ này gợi mở tới đâu ta mới càng thấy sự cảm nhận thiên nhiên
vô cùng tinh tế, phi thường của ông và cách dụng ngữ tận cùng khổ công chọn
lọc, tận cùng thích nghi với văn cảnh từng câu.
Xin
viết đôi dòng về gió trong thơ TTY trước khi xét tới ba khổ thơ tả gió bài này.
Trong 37 bài tập Thơ Tuyển thì có đến 19 bài có tả gió, tập Thắp Tạ cũng đến 14
bài có nói về gió. Đúng là gió thiên hình vạn trạng “miên man thổi” trong thơ
ông. Không kể tác phẩm trước và sau năm 1975 chưa được in, thật diệu kỳ, làm
sao tác giả có thể tả đươc gió trong vô vàn trạng huống ở hai tập thơ trong 33
bài với gần cả trăm câu thơ, không chỗ nào giống chỗ nào ? Tài quan sát của ông
siêu việt đã đành, qua đó ta còn thấy tâm hồn ông phong phú, thi giới ông mênh
mông, đề tài dường như bất tận. Nhà phê bình Đặng Tiến khen ngợi mấy câu thơ tả
gió của Thanh Tâm Tuyền :
Thổi biệt mù tới
Thổi ta đi
Trong giông bão chan hòa như chẳng nín.
Thổi ta đi
Trong giông bão chan hòa như chẳng nín.
Sao
ông chưa một lần nhận xét thiên vạn dạng gió trong thơ TTY? Tôi tin mình không
quá đà khi một lần nói chuyện qua email với nhà văn Nguyễn Thị Thảo An rằng có
thể lật trang hai tập thơ TTY để bói như người ta bói Kiều. Có đủ trạng huống
đời trong đó, tuy vui vầy có ít, buồn tủi bội phần hơn nhưng cũng đâu khác chi
Đoạn Trường Tân Thanh ngày trước! Cô nhà văn Thảo An uyên bác có vẻ đồng ý,
thật hoan hỉ lắm thay!
Trở lại gió trong bài hành:
Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.
Câu
1 đảo ngữ khiến nhạc điệu câu trở nên rắn rỏi, bớt đi vẻ êm đềm của từ láy miên
man, mặc dù không từ nào hay hơn miên man tả những cơn gió thâu đêm, ngày ngày
bất tận. Thay vì nói lòng ông se buồn trong gió dữ thì lại bảo ‘lòng ta cũng
rách tưa’, diễn đạt mạnh mẽ và mới mẻ nỗi buồn đau của tâm thức ông bội phần cụ
thể. Khổ thơ thứ sáu ông ‘nâng cấp’ những đợt gió hung tàn đó cùng những tàn
phá khốc liệt của nó trên đất cát, cây cối bằng thứ từ ngữ dữ dội: xoay chiều,
khốc liệt, lở, bồi, bật gốc, tan xác. Thanh trắc rắn và gai góc với số lượng
lấn lướt thanh bằng trong cả 4 câu nhằm tả một thiên nhiên tàn khốc, lạnh lùng
là một chọn lựa có chủ ý của tác giả. Rồi từ ‘ngất’và ‘đau dài’trong câu ‘Nghe
cây dừa ngất gió trùng điệp, suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi’. Đó là ‘từ khóa’ về
nghệ thuật diễn đạt của câu thơ. Đó là từ bình thường của ngôn ngữ nói nhưng
đặt vào đây, câu thơ bỗng sống động, gợi tả lạ thường bởi cái vẻ người của nó.
Tôi nhớ tới cặp thất ngôn tả gió với ý nghĩa tương tự và dụng ngữ có nét khác chút
ít nhưng không kém phần tuyệt vời trong bài Tưởng Tượng Ta Về Nơi Bản Trạch của
tác giả:
Tàu chuối xác xơ reo ngất ngất,
Nỗi đời bi thiết xé lưa tưa.
Nỗi đời bi thiết xé lưa tưa.
Tôi
đã liều lĩnh “phân tích” qua loa thơ TTY với khả năng hữu hạn, chỉ cốt bày tỏ
cảm nhận hạnh phúc của kẻ đọc thơ bình thường. Cảm ơn thi nhân về những đóng
góp lớn lao của ông bảo vệ vẻ đẹp của Việt ngữ và làm giàu cho một nền thi ca
vốn bị dập vùi và tiếp tục bị xóa bôi trong những mưu đồ đen tối triền miên.
Xin
nói thêm một ý này: Đọc đi đọc lại bài hành đồ sộ hoàn chỉnh này, trong hầu hết
các khổ thơ, tôi bỗng thấy ra hình như tác giả tiên cảm sự sụp đổ, nát tan của
đất nước, một thời kỳ tang thương của quốc gia: chết chóc, tang tóc, trôi giạt,
một dân tộc “bị bức tử canh khuya” và mây trời cũng chỉ còn là thứ “mây đỏ thảm
thê”!
NGUYỄN ANH KHIÊM
(Cựu SV ĐHSPSG, ban Việt Hán, khóa 1965-1969)
(Cựu SV ĐHSPSG, ban Việt Hán, khóa 1965-1969)
___________________________
TRƯỜNG SA HÀNH
Tô Thùy Yên
Toujours il y eut cette
clameur,
Toujours il y eut cette fureur…
(Saint John Perse)
Toujours il y eut cette fureur…
(Saint John Perse)
Trường Sa! Trường Sa! Đảo
chuếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi
Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ
Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỉ
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên
Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh
Sóng thiên cổ khóc, biển tang
chế
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời
Mùa gió xoay chiều, gió khốc
liệt
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?
Trong làn nước vịnh xanh lơ
mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh
Mặt trời chiều rã rưng rưng
biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo…
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo…
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân
Ta ngồi bên đống lửa man rợ
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi
Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu
Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê
Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm, tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng
Hằng đêm, tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng
Đất liền, ta gọi, nghe ta
không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc
Con chim động giấc gào cô đơn
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc
Con chim động giấc gào cô đơn
Ngày. Ngày trắng chói chang như
giũa
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu dòn như tiếng nứt hoa niên
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu dòn như tiếng nứt hoa niên
Ôi lũ cây gầy ven bãi sụp
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh
San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
T.T.Y.
(3-1974)
(3-1974)
No comments:
Post a Comment