Lê Quốc Trinh
Posted by basamnews
on 01/10/2012
Sau bài viết “Chiến luợc bao vây Trung Quốc của
Hoa Kỳ” đăng trên Mạng hồi tháng trước, tôi nghiệm thấy tình
hình diễn biến ở Thái Bình Dương càng lúc càng căng theo chiều hướng phỏng
đoán. Cho nên xin phép viết tiếp bài này để trình bày thêm quan điểm, như sau:
1)- Sau hơn 30 năm thực hiện kế họach “Bốn
Hiện Đại Hoá” do ông Đặng Tiểu Bình bày ra và nhờ chính sách “Tối Huệ Quốc” của
Mỹ giúp đỡ (1980), TQ đã đi vào kỷ nguyên kinh tế mới, thay đổi bộ mặt nghèo
đói lạc hậu thời Mao ngày xưa. Nhưng trong thực chất TQ tiến bộ đến mức độ nào
? Theo thiển ý, TQ mới chỉ vượt qua đói nghèo, khuếch trương kinh tế và quân sự
nhờ bàn tay lao động cật lực của hơn 1.3 tỷ dân dưới ách thống trị độc đảng để
thiết lập ổn định xã hội, kỷ luật sắt khép người lao động vào hệ thống bóc lột
của ĐCS TQ, nhằm thuyết phục đầu tư ồ ạt từ Âu Mỹ.
Hiện
giờ không còn ai nghe tuyên truyền “đế quốc Mỹ hay tư bản Âu Mỹ bóc lột” mà
hiện thân giai cấp “tư bản đỏ TQ” chính là kẻ thay mặt để bóc lột đại đa số
công nhân TQ. Giới tài phiệt Âu Mỹ rất ư hài lòng, vì cứ mỗi 100$US lợi nhuận
từ đầu tư vào TQ, họ hưởng được 60% vào túi tiền các ông chủ đại gia và dân
chúng Âu Mỹ. 40% còn lại vẫn còn đủ chán để TQ tích luỹ từ hơn 30 năm qua, vật
giá thấp, chính sách kềm giữ đồng Nhân Dân Tệ thấp, đồng lương rẻ bèo, do ký
cóp mà họ trở nên giàu có. Tuy vậy, sự giàu có sung túc ở TQ có bền vững thật
không ? Với dân số hơn 1.3 tỷ người, được ăn sung mặc sướng từ hơn 10 năm qua,
liệu TQ có khả năng tự túc nuôi cơm số miệng ăn khổng lồ này không nếu không có
thế giới xung quanh hỗ trợ như một quan hệ hữu cơ ? Chúng ta thử lướt vài vòng
phân tích xem:
2)- Thực chất trên phương diện KHKT, TQ đạt
nhiều tiến bộ về hạ tầng cơ sở (xây dựng cầu cống, xa lộ, phi trường, đường xe
hoả, cao ốc) và dịch vụ, lắp ráp máy móc điện tử. Đương nhiên họ có một đội
quân công nhân rẻ tiền khổng lồ, với giá thành thấp, tay nghề cao, dễ hấp dẫn
với người đầu tư. Ngược lại về máy móc thiết bị nặng họ vẫn còn chịu liên hệ
nhiều với các công ty đại gia Âu Mỹ. Họ vẫn cần đến nhiều patents để chế biến máy
móc, nhưng bản vẽ thiết kế và chi tiết quan trọng họ chưa thể tự sáng tạo. Đó
là lý do tại sao họ chưa thể chế tạo nổi động cơ phản lực tối tân để trang bị
máy bay. Trong nhiều dự án phóng phi thuyền, hoả tiễn, đóng tàu thuỷ hạng nặng
và ngay cả tàu hoả cao tốc, TQ hãy còn cần đến bộ óc thiết kế tính toán của các
cty đại gia Âu Mỹ (điển hình General Electric, Apple). Không thể nào chỉ trong
vòng 20-25 năm mà TQ có thể tiến bằng những expertises quý báu của những cty
công nghệ cao hàng đầu thế giới (nhiều cty có chiều dài lịch sử hơn 100 năm
hoạt động).
TQ hiện giờ chỉ biết sử dụng đội quân gián
điệp công nghiệp để ăn cắp tài liệu thiết kế kỹ thuật, hay cố tình nhái kiểu,
bắt chước làm y chang thiết bị nhập từ ngoài. Trong kỹ nghệ xe hơi TQ thường bị
tố cáo ăn cắp hình dáng các dòng xe đắt tiền Prestige (AUDI, BMW, MERCEDES) và
bị các nước Âu Châu cấm cửa. Canada cũng bị thiệt hại không kém, nghe nói TQ sử
dụng mánh khoé đặt hàng mua hai dàn máy làm giấy vĩ đại (dài cả trăm mét, thành
giá không dưới 100 triệu US$). Nhưng khi nhận được dàn máy đầu tiên thì họ kiếm
cớ hủy giao kèo dàn thứ hai. Họ tháo gỡ dàn máy kia để học tập bắt chước chế
tạo y chang thành nhiều bản sao. Phải làm trong công nghiệp mới hiểu những thủ
đoạn dơ bẩn này. Dẫu sao cứ mỗi lần TQ phóng phi thuyền hay hoả tiễn, thì ít
nhất các đại gia Âu Mỹ cũng có phần hưởng lợi nhuận thì tại sao lại từ chối ?
Nhưng không dễ gì TQ tiếp cận được hết mọi chi tiết kỹ thuật cao bí mật quân sự
mà Ngũ Giác Đài kiểm soát gắt gao. Điển hình, chiếc hoả tiễn của Bắc Triều Tiên
phóng hồi tháng Ba 2012 do TQ hỗ trợ ngân sách, kỹ thuật (hơn 3 tỷ US$) để gây
thanh thế và gây náo loạn vùng biển Hoàng Hải, dường như đã bị HK sử dụng dàn
súng LASER bắn rơi. Thất bại ê chề này làm Bình Nhưỡng ê mặt, cách chức viên
tướng tổng tham mưu già, tạm thời ngậm miệng rút lui, và TQ bị bó buộc phải lộ
diện là kẻ háo chiến ở Á Châu, và thế giới có cơ hội nhìn rõ sự thật hơn.
3)- TQ tiến bộ vượt bực về vật chất, quân
sự, kinh tế, nhưng trên lĩnh vực chính trị xã hội (thượng tầng kiến trúc) họ
vẫn còn lẹt đẹt hình thức phong kiến, độc đảng, độc tài. Hơn 1.3 tỷ dân TQ chưa
hề được phép làm chủ thân phận, tiếng nói, tự do. Họ chưa hề có vinh dự tự tay
cầm lá phiếu bầu lên người lãnh đạo chính danh đại diện thật cho họ. Tệ hơn nữa
TQ đất rộng, đông dân, ngôn ngữ chưa đồng nhất (tiếng Quan Thoại ở TQ, tiếng
Quảng Đông ở Hong Kong) và hàng trăm thứ tiếng “dialecte” còn chia năm sẻ bẩy
nội tình TQ, chưa nói áp lực đòi độc lập của bốn vùng tự trị còn đang âm ỷ. Đó
mới là mối ưu tư lo sợ hàng đầu trong lòng lãnh đạo TQ hiện nay. Tôi chưa đề
cập đến những chuyện đấu đá nội bộ Đảng CS TQ qua hình ảnh Bạc Hy Lai mới đây.
Do đó thiếu yếu tố DÂN
CHỦ thì 1.3 tỷ dân sẽ biến thành một nồi nước sôi khổng lồ đang
tạo áp xuất cao, sẽ nổ tung trong thời gian tới.
Hãy thử nhìn qua lịch sử hình thành thể chế
dân chủ của Hoa Kỳ thì rõ. Suốt hơn 200 năm đó HK đã trải qua nhiều biến động
nội bộ, đi từ các triều đại dân chủ Washington cho đến ngày nay, rất nhiều lãnh
tụ chính trị bị ám sát, chiến tranh Nam Bắc vì vấn đề giải phóng nô lệ da đen,
rồi đến làn sóng biểu tình rầm rộ phản kháng chính sách kỳ thị chủng tộc (thập
niên 60) với cái chết của lãnh tụ da đen Lucther King. Ngày nay Hoa Kỳ dám tự
thay đổi tư duy, dám bầu lên một tổng thống da đen, để đại đa số dân lao động
còn tin tưởng phần nào vào chính thể Pháp Trị, Tam Quyền Phân Lập, nhiều quốc
gia khác đang tập tành noi gương. Thật tình mà nói thì HK không có giải pháp
nào khác hơn DÂN CHỦ, vì hàng triệu người dân HK được phép mua súng ống, họ mà
nổi dậy chống đối “độc tài, độc đảng, vô sản chuyên chế” thì nước Mỹ sẽ tan
tành như xác pháo.
Để sinh tồn và phát triển, TQ không đi ra
ngoài quy luật tiến bộ này, càng chậm trễ đi tới dân chủ, thì khối ung thư “nổi
loạn” càng phình to, càng giàu sang thì sự cách biệt giai cấp càng rõ nét, nguy
cơ trở lại thời Đông Châu Liệt Quốc, hay Tam Quốc Chí chắc không xa. Thế nhưng,
cơ chế “tư bản đỏ” trong lòng ĐCS TQ do nhiều vị tướng lãnh Quân Đội Nhân Dân
đứng ra thành lập công ty đại gia, nắm chặt độc quyền mua bán địa ốc, đất đai,
biến họ thành những chủ nhân ông giầu sụ nhất TQ (có thể sánh ngang hàng với
các tỷ phú Âu Mỹ), họ không muốn dân chủ tý nào. Đó là phe “diều hâu” đang nuôi
giấc mộng làm bá chủ thiên hạ, sẵn sàng khai thác triệt để tinh thần Đại Hán,
chủ nghia yêu nước cực đoan của dân TQ, tuyên truyền “chiến tranh nhân dân”
khiến cho nhiều quốc gia yêu chuộng hoà bình phải lo ngại hình ảnh một Đức quốc
xã mới, đe doạ thế giới tự do.
4)- Hiện giờ bản chất hiếu chiến của TQ
càng bộc lộ qua những diễn biến với Nhật, Phi, VN và Nam Hàn. Báo chí thế giới
bắt đầu theo dõi chiến sự trên biển, thì TQ càng bị cô lập trên bình diện ngoại
giao. Gọng kềm vô hình đang siết chặt bao vây TQ, điển hình:
- Mặt
trận ở mạn Tây: Miến Điện cải cách dân chủ hợp với một Ấn Độ
đông dân không kém, kinh tế phát triển, nhưng quân sự càng tăng trưởng áp sát
biên giới, cho thấy TQ mất ảnh hưởng quan trọng rồi;
- Mặt
trận Hoàng Hải (Bắc Triều Tiên): Sau cú bắn hoả tiễn bị thất
bại ê chề (03/2012) khiến Bình Nhưỡng phải rút lui chiến thuật. HK lấy lại niềm
tin với Đồng Minh. TQ đành phải đơn thân độc mã xuất hiện;
- Mặt
trận Tây Tạng và Nội Mông: Uy tín Ngài Đạt Lai Lạt Ma càng lên
cao trong thế giới tự do, càng được Quốc Hội và tổng thống HK kính trọng như là
lãnh tụ, thì TQ càng điên cuồng chống đối. Lý do là làn sóng biểu tình, tự
thiêu của người dân Tây Tạng làm cho TQ bẽ mặt, chưa nói đến những khu tự trị
khác, vấn đề dị biệt văn hoá ngôn ngữ, tín ngưỡng của đại đa số người Hồi Giáo
đang ngấm ngầm bùng nổ. Bốn vùng tự trị này chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ
và đại đa số dân TQ. Đó chính là mối ưu tư mất ăn mất ngủ của lãnh đạo ĐCS TQ;
- Mặt
trận Biển Đông với VN: Xem ra ở chỗ này TQ còn có cơ hội vẫy
vùng phần nào, nhưng chưa hẳn thắng thế, vì lãnh đạo CS VN cứ nhùng nhằng chơi
trò “đu dây đi hai hàng” với Nga và HK. Bên cạnh đó còn có Phi Luật Tân cũng
đang khó chịu với TQ về tranh chấp trong bãi cạn san hô Scarborough, mà HK đã
hứa chu cấp và nâng cấp hải quân Phi để giúp họ bảo vệ chủ quyền;
- Mặt
trận Trung Đông-Phi Châu: Sau màn kịch Cách Mạng Hoa Nhài nổi
lên từ Tunisie (01/2011), lan rộng đến Ai Cập, Lybia …sắp đến Syria rồi Iran.
Xem ra TQ càng ngày càng lép vế ở khu vực này, hàng chục triệu doanh nhân TQ
(lớn bé, tiểu thương, đại gia, công nhân) đổ bộ lên lục địa da đen này từ hơn
10 năm qua, đầu tư cả trăm tỷ US$ vào các mỏ dầu hoả, nay đến lúc phải cuốn gói
“hồi hương” vì bị hất cẳng. Hãy nghe ông tướng TQ Lưu Á Châu thổ lộ thì mới
hiểu nỗi đắng cay, chua chát của TQ.
Giờ đây công nghệ chế tạo xe hơi TQ mới
phát triển được gần 10 năm, sắp xuất cảng sang Âu Mỹ để cạnh tranh (Made in
China, giá rất rẻ), xem ra sắp phá sản đến nơi, vì hai lý do chinh:
a)- Thiếu năng lượng: mất dầu hoả Trung
Đông mất cơ hội làm bàn. Chỉ còn dầu hoả ở Biển Đông, tranh giành “ăn cướp cơm
chim” với VN.
b)- Kỹ thuật lạc hậu: Thế giới Âu Mỹ và
Nhật đang sắp sửa tung ra thế hệ “xe hơi chạy điện” không còn lệ thuộc vào xăng
dầu nữa. Mỗi ngày có thể lái xe đi làm trong vòng 100-200 km, tối về cắm điện
charge lại bình ắc quy. Điệu này thì TQ chỉ còn xuất cảng xe hơi sang VN giá rẻ
bèo để gỡ gạc mà thôi.
Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế thế
giới, tuy TQ đang nắm giữ một số tiền khổng lồ, chủ nợ của Mỹ và Âu Châu, nhưng
viễn ảnh khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp tràn lan, nạn đói hoành hành hãy còn
lởn vởn trước mắt vì tình trạng nhân mãn, không dễ gì giải quyết.
Phe “diều hâu” TQ chỉ còn giải pháp tuyên
truyền một chiều như thời Mao Trạch Đông xưa kia để vận động “chiến tranh nhân
dân”, xua ngư dân ra biển làm tấm bình phong gây hấn, khiêu khích các nước láng
giềng. Trong thời đại Internet này, hình thái chiến tranh cổ điển đó hết hiệu
lực, vì theo thời gian dân chúng được tiếp cận sự thật, sẽ hiểu ngay thôi.
Kết luận:
Tình hình khẩn trương ở Thái Bình Dương này
chỉ cho phép TQ hung hăng trong vòng 6 tuần lễ thôi. Đến khi 300 triệu dân Mỹ
bầu lên xong một tổng thống xứng đáng, nội tình họ giải quyết xong, thì TQ sẽ
không còn cơ hội làm bá chủ Á Châu …ngoại trừ Mỹ chịu lép vế để TQ chia thế
giới thành hai vùng chiến lược kinh tế quân sự, đẩy Mỹ vào đường cùng, đe doạ
hoà bình thế giới.
Lê Quốc Trinh (30/09/2012)
No comments:
Post a Comment