04.10.2012
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human
Rights Watch vừa lên tiếng kêu gọi sự quan tâm của công luận về trường hợp tù
nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu bị chính quyền cộng sản Việt Nam giam cầm tổng
cộng 34 năm kể từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1975.
Trong bài viết trên báo Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) của Mỹ hôm 3/10, Giám đốc của Human Rights Watch ở Washington, ông Tom Malinowski, nhắc đến tù nhân Nguyễn Hữu Cầu tại Việt Nam như một trong số những nhân vật bất đồng chính kiến can đảm nhất trên thế giới kiên trì theo đuổi cuộc chiến chống lại những bất công nhưng ít được thế giới bên ngoài biết đến.
Trong danh sách 13 tù nhân lương tâm trên thế gíơi đáng chú ý do Human Rights Watch tổng hợp, tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế mô tả ông Nguyễn Hữu Cầu, 65 tuổi, là một nhà thơ và là người vận động chống tham nhũng.
Lần ở tù đầu tiên của ông là từ 1975 tới 1980 trong trại học tập cải tạo. Bản án thứ hai dành cho ông từ năm 1982 tới nay sau khi ông phơi bày tình trạng tham nhũng của quan chức chính quyền địa phương.
Tù nhân Nguyễn Hữu Cầu chính thức bị kết án về tội ‘phản động’, một tội danh nghiêm trọng đặc biệt là trong những năm 80 khi Việt Nam vẫn còn là một quốc gia khép kín.
Trong bài viết trên báo Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) của Mỹ hôm 3/10, Giám đốc của Human Rights Watch ở Washington, ông Tom Malinowski, nhắc đến tù nhân Nguyễn Hữu Cầu tại Việt Nam như một trong số những nhân vật bất đồng chính kiến can đảm nhất trên thế giới kiên trì theo đuổi cuộc chiến chống lại những bất công nhưng ít được thế giới bên ngoài biết đến.
Trong danh sách 13 tù nhân lương tâm trên thế gíơi đáng chú ý do Human Rights Watch tổng hợp, tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế mô tả ông Nguyễn Hữu Cầu, 65 tuổi, là một nhà thơ và là người vận động chống tham nhũng.
Lần ở tù đầu tiên của ông là từ 1975 tới 1980 trong trại học tập cải tạo. Bản án thứ hai dành cho ông từ năm 1982 tới nay sau khi ông phơi bày tình trạng tham nhũng của quan chức chính quyền địa phương.
Tù nhân Nguyễn Hữu Cầu chính thức bị kết án về tội ‘phản động’, một tội danh nghiêm trọng đặc biệt là trong những năm 80 khi Việt Nam vẫn còn là một quốc gia khép kín.
Human Rights Watch
nói người truy tố ông là một trong những quan chức từng bị ông tố cáo tham
nhũng.
Thoạt đầu, ông Cầu bị tuyên án tử hình, nhưng nay đang thụ án chung thân trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, mắt bị mù và tai bị điếc.
Một cựu tù nhân chính trị từng bị giam chung với ông Nguyễn Hữu Cầu, ký giả Trương Minh Đức, nói về tình trạng khắc nghiệt của ông Cầu:
“Từ 2008 tới 2010, tôi được giải lên K2 Xuân Lộc trong khu giam riêng, biệt lập gồm tám, chín anh em tù nhân chính trị trong đó có ông Nguyễn Hữu Cầu. Sức khỏe của ông Cầu rất yếu, nhưng về ý chí và tinh thần thì rất tốt. Hiện nay ông ấy nhiều bệnh lắm vì bị nhốt lâu quá rồi. Răng ông cũng rụng hết rồi. Ông ăn rất tội nghiệp, bị đau dạ dày thường xuyên, bị cao huyết áp. Sau này qua hỏi thăm những tù nhân khác từ trại K3 về tôi được biết bây giờ họ lại đưa ông vào trại K3. Hiện nay tình trạng của ông còn bi thảm hơn lúc trước nữa. Họ nhốt ông vào một xó ở góc trại giam. Chỉ có một mình ông Cầu thôi, không ai ở chung với ông hết. Họ cắt mọi thông tin liên lạc. Tôi có hỏi một người tù đi làm thợ hồ. Anh diễn tả rằng tình trạng ông Cầu rất khắc nghiệt. Họ không cho một lỗ nhỏ nào để ông có thể nhìn ra được bên ngoài. Cái gờ cửa chỉ còn vài phân thôi, mà cán bộ trại giam còn kêu lấy xi-măng bít lại hết. Chắc họ chỉ chờ ông Cầu tới ngày chết thôi. Phải cần lên tiếng để Nguyễn Hữu Cầu sớm trở về để trị bệnh.”
Bằng chứng mà chính quyền Việt Nam dùng để kết tội ông Nguyễn Hữu Cầu ‘phản động’ là những bài thơ và các ca khúc do ông sáng tác.
Thoạt đầu, ông Cầu bị tuyên án tử hình, nhưng nay đang thụ án chung thân trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, mắt bị mù và tai bị điếc.
Một cựu tù nhân chính trị từng bị giam chung với ông Nguyễn Hữu Cầu, ký giả Trương Minh Đức, nói về tình trạng khắc nghiệt của ông Cầu:
“Từ 2008 tới 2010, tôi được giải lên K2 Xuân Lộc trong khu giam riêng, biệt lập gồm tám, chín anh em tù nhân chính trị trong đó có ông Nguyễn Hữu Cầu. Sức khỏe của ông Cầu rất yếu, nhưng về ý chí và tinh thần thì rất tốt. Hiện nay ông ấy nhiều bệnh lắm vì bị nhốt lâu quá rồi. Răng ông cũng rụng hết rồi. Ông ăn rất tội nghiệp, bị đau dạ dày thường xuyên, bị cao huyết áp. Sau này qua hỏi thăm những tù nhân khác từ trại K3 về tôi được biết bây giờ họ lại đưa ông vào trại K3. Hiện nay tình trạng của ông còn bi thảm hơn lúc trước nữa. Họ nhốt ông vào một xó ở góc trại giam. Chỉ có một mình ông Cầu thôi, không ai ở chung với ông hết. Họ cắt mọi thông tin liên lạc. Tôi có hỏi một người tù đi làm thợ hồ. Anh diễn tả rằng tình trạng ông Cầu rất khắc nghiệt. Họ không cho một lỗ nhỏ nào để ông có thể nhìn ra được bên ngoài. Cái gờ cửa chỉ còn vài phân thôi, mà cán bộ trại giam còn kêu lấy xi-măng bít lại hết. Chắc họ chỉ chờ ông Cầu tới ngày chết thôi. Phải cần lên tiếng để Nguyễn Hữu Cầu sớm trở về để trị bệnh.”
Bằng chứng mà chính quyền Việt Nam dùng để kết tội ông Nguyễn Hữu Cầu ‘phản động’ là những bài thơ và các ca khúc do ông sáng tác.
---------------------------------
Tin liên quan :
No comments:
Post a Comment