Nam Phương/Người Việt
Sunday,
September 30, 2012 4:28:18 PM
Phó
BTC trung ương đảng làm gián điệp cho Trung Quốc
Dùng
tù gián điệp theo dõi báo cáo tù chính trị
LTS: Ông
Phạm Văn Trội, 40 tuổi, bị chế độ Hà Nội kết án 4 năm tù hồi tháng 10, 2009 sau
hơn một năm giam giữ. Ông hết hạn tù ngày 11 tháng 9, 2012 nhưng vẫn còn bị án
quản chế 4 năm. Ông là thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, một tổ chức
đấu tranh cho nhân quyền do Luật Sư Nguyễn Văn Ðài và một số người nữa khởi
xướng. Trong tù, ông gặp một số người bị kết tội gián điệp cho Trung Quốc,
trong đó có một người từng là phó ban tổ chức trung ương đảng CSVN. Mời độc giả
theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây.
-Người Việt (NV): Theo ghi nhận của
ông, tại phân trại 3 nhà tù Ba Sao ở Nam Hà có bao nhiêu tù gián điệp Trung
Quốc?
-Phạm
Văn Trội:
Nhà tù Nam Hà có khoảng 3,000 tù nhân với khoảng 200 tù chính trị và tôn giáo
(gồm cả đồng bào Thượng ở Tây nguyên bị vu cho tội đòi ly khai, người Hmong ở
các tỉnh Tây Bắc đòi tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền). Trong số này, ở phân
trại 3, có khoảng 15 tù nhân là người Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc.
-NV: Làm sao ông biết và
phân biệt được ai là tù gián điệp?
-Phạm
Văn Trội:
Tù nhân bị truy tố tội làm gián điệp cho Trung Quốc bị nhốt chung với tù chính
trị chứ không nhốt chung với tù hình sự thường (trộm cướp, giết người, buôn bán
ma túy, v.v...). Theo quy định thì tù gián điệp được gọi chung trong số những
người bị quy cho là “xâm phạm an ninh quốc gia”.
Những
người làm việc cho Trung Quốc và bị buộc tội gián điệp, bản án ghi là gián
điệp, có ảnh dán công khai ở trước buồng giam. Khu giam nào, tội gì thì đều có
một cái thẻ ghi lại địa chỉ, lý lịch trích ngang, thời gian bắt, phạm tội, án
phạt tù, quê quán từng người.
Tù
gián điệp ở nhà tù Nam Hà có hai loại chính: Loại vì tiền phần lớn và một ít có
động cơ chính trị.
Hai
loại này chia làm 4 nhóm:
1.Nội
gián (cài cắm bí mật trong guồng máy nhà nước CSVN).
2.Ly
gián (có thể cài cắm trong guồng máy nhà nước, có thể không) sử dụng cho nhu
cầu phao tin, tung tin đồn, phá hoại kinh tế chẳng hạn, làm mọi người nghi kỵ
lẫn nhau.
3.Phản
gián - Loại này thường thấy trong các cơ quan an ninh, quân đội, quan tâm nhiều
đến các vấn đề chính trị.
4.Trực
gián - Là các người thu thập và chuyển thông tin, tài liệu từ ba loại gián điệp
trên.
-NV: Ông có thể kể tên,
tuổi của những người tù gián điệp mà ông gặp được không?
-Phạm
Văn Trội:
Số lượng người bị bắt về tội làm gián điệp cho Trung Quốc rất có thể là nhiều
và được chia ra giam giữ ở nhiều nhà tù khác nhau. Tù nhân ở khu nào chỉ được ở
đó không được ra khỏi nơi chỉ định và bị cấm tiếp xúc cho nên tôi chỉ có thể
biết tên những người bị giam chung với mình. Một số tù gián điệp được chuyển từ
khu 1 sang khu 3. Những tù gián điệp nào hết án thì cũng về quê quán như mọi tù
nhân khác.
Tôi
nhớ tên một số tù gián điệp và bản án của họ:
Hoàng
Ngọc Mẹo, sinh năm 1956, quê quán Cao Bằng, trước là đại úy bộ đội biên phòng,
bị kết án 18 năm tù.
Trần
Văn Tiến, sinh năm 1950, quê Lạng Sơn, bị kết án chung thân. Ông này ban đầu là
gián điệp của Việt Nam gửi sang Trung Quốc. Bị Trung Quốc bắt và ra điều kiện
làm gián điệp cho Trung Quốc thì được cho về Việt Nam. Hoạt động một thời gian
thì bị lộ và đi tù.
Vũ
Văn Tuyên, sinh năm 1957, quê Quảng Ninh, trước kia là cán bộ hải quan ở tỉnh
Quảng Ninh, bị kết án 5 năm tù. Bản án nhẹ nhờ có nhiều tiền “chạy án” từ cơ
quan điều tra đến tòa án.
Ngô
Văn Phùng, sinh năm 1957, quê ở Hải Phòng, bị kết án 18 năm tù. Ông này mới hết
tù gần đây nên đã về với gia đình. Ông này trước kia kinh doanh bên Trung Quốc,
sau được Trung Quốc sử dụng và đưa về Việt Nam hoạt động thu thập thông tin và chuyển
tài liệu qua biên giới. Ông này lấy tài liệu từ các gián điệp “nội gián” cung
cấp.
Phạm
Minh Ðức, sinh năm 1957 quê ở Hà Nội, bị kết án 5 năm tù. Ông này là một đảng
viên cấp cao trong đảng CSVN, từng là phó trưởng ban tổ chức trung ương đảng,
chức vụ chỉ sau Tô Huy Rứa. Theo ghi nhận qua các lời kể, ông này được sự can
thiệp từ phía Trung Quốc trong vụ án nên bản án khá thấp dù là “gián điệp loại
1” tức loại gián điệp cấp cao nhất.
Gián
điệp loại 1 là gián điệp cầm đầu một mạng lưới, có quyền tuyển thêm nhân sự,
chi tiêu tiền cho mạng lưới gián điệp của mình.
Hoàng
Minh Thuấn, sinh năm 1986, cán bộ cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn. Anh cán bộ trẻ này
sang Trung Quốc, được đào tạo bài bản tại cơ sở tình báo Hoa Nam (Trung Quốc)
rồi về Việt Nam hoạt động. Nhiệm vụ chính yếu là chuyển tài liệu qua cửa khẩu
Lạng Sơn, do người mang đi đường bộ, không dùng công nghệ máy điện toán. Thuấn
bị kết án 8 năm tù.
Nguyễn
Văn Sáng, sinh năm 1970, quê Quảng Ninh. Trước kia là gián điệp chuyển tin quân
sự từ Quân Khu 1 và Quân khu 2 (tức các tỉnh phía Bắc Việt Nam). Anh này bị bắt
năm 1998 và bị kết án 18 năm tù.
Khi
tôi bị chuyển từ nhà tù Ba Sao tỉnh Nam Hà vào giam ở nhà tù Nghệ An thì có hai
tù gián điệp là Trần Văn Tiến và Hoàng Minh Thuấn được đưa đi theo để tiếp tục
báo cáo cho quản giáo về các tù chính trị.
-NV: Qua các cuộc giao
tiếp, ông được nghe những lời kể gì của họ?
-Phạm
Văn Trội:
Nhìn chung, những người Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc thì hay ngụy
trang bằng những việc như buôn bán, bác sĩ chữa bệnh hay một bề ngoài nào đấy.
Có vẻ như hầu hết bọn họ không được đào tạo bài bản kỹ lưỡng. Nghe nói những
người được đào tạo chuyên môn từ Cục Tình Báo Hoa Nam của Trung Quốc ít khi bị
phát hiện và bắt giữ. Những người bị bắt cho thấy họ không thuộc loại gián điệp
chuyên nghiệp, bị Trung Quốc mua chuộc bằng tiền bạc và gái rồi sử dụng cho nhu
cầu thu thập, chuyển tin, tài liệu. Tin giá trị thấp thì trả ít tiền, tin có
giá trị cao thì được trả nhiều hơn. Thật ra, thế nào là tin giá trị thấp, giá
trị cao cũng không ai biết rõ nhưng khi bị bắt thì hầu như không được phía
Trung Quốc chiếu cố giúp đỡ gì nên đời sống của họ cũng vất vả.
Theo
ghi nhận qua các lời kể, những người này sau khi hết án về nhà mà có nói điều
gì ảnh hưởng đến tình báo Trung Quốc là phía Trung Quốc cử người sang tìm giết
ngay.
Tất
cả các người làm gián điệp cho Trung Quốc đều bị bắt giữ ngay tại Việt Nam đang
trên đường vận chuyển tài liệu. Những người thấy không còn nhu cầu sử dụng thì
có thể Trung Quốc gài cho an ninh Việt Nam bắt.
-NV: Ông có được nghe kể
là họ có được trang bị máy móc gì không (máy quay phim, máy chụp hình, điện
thoại, súng, điện đài truyền tin bí mật, v.v...) khi làm gián điệp?
-Phạm
Văn Trội:
Gần đây, tôi nghe họ kể là chỉ một số được trang bị máy móc, phương tiện hoạt
động, gồm cả xe hơi để phục vụ nhu cầu lấy tin, chuyển tin hay tài liệu. Thấy
họ kể là các phương tiện họ trang bị cho gián điệp sau này nhiều hơn trước, từ
trung ương xuống tới địa phương, dù là gián điệp cấp nào.
Qua
lời kể của Trần Văn Tiến và Hoàng Minh Thuấn, họ được huấn luyện nghiệp vụ về
cách thức khai thác thông tin, chuyển tin và báo tin. Các người được huấn luyện
thì thường họ hưởng lương theo cấp bậc và nghiệp vụ và các vụ làm. Còn những
loại gián điệp khác không được huấn luyện thì khi cung cấp bán tin thì được trả
tiền.
Nói
tóm lại, đa số những người làm gián điệp cho Trung Quốc là vì tiền. Một số
người là bất mãn. Một số người là người gốc Hoa, người các sắc tộc thiểu số như
Tày chẳng hạn ở các tỉnh dọc biên giới.
Hiếm
có người làm gián điệp từ động cơ chính trị. Những người này tin rằng nếu đi
theo Trung Quốc sẽ có nhiều lợi lộc vì rằng Trung Quốc đang thao túng chính
trường Việt Nam, sự bổ nhiệm những chức vụ then chốt trong guồng máy cầm quyền
CSVN đều có bàn tay của Trung Quốc nhúng vào. Vì thế mà một số cán bộ đảng viên
CSVN làm thân, làm việc cho Trung Quốc mà từ đây, dẫn tới hành động làm gián
điệp.
-NV: Ông có thấy tù gián
điệp là người Trung Quốc bị giam ở Nam Hà không?
-Phạm
Văn Trội:
Nhà tù Nam Hà giam các tù nhân Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc. Ở trại tù
Thanh Xuân, Hà Nội, có khu vực nhốt tù nhân người ngoại quốc. Không rõ ở đây có
tù gián điệp nào người Trung Quốc hay không.
-NV: Ông có thấy cách
hành xử của những người tù gián điệp có khác với anh em bạn tù chính trị hay
không?
-Phạm
Văn Trội:
Thường tù nhân làm gián điệp cho Trung Quốc có đặc điểm chung là không trung
thực, mánh khóe, thủ đoạn, vì lợi ích cá nhân, chỉ cần có lợi. Bởi những đặc
tính con người như vậy nên họ mới được đám quản giáo sử dụng làm tay chân, theo
dõi, báo cáo tù chính trị. Có người được cử làm trưởng buồng, hàng ngày báo cáo
những gì xảy ra trong đêm tại buồng giam. Nhờ làm tay sai cho quản giáo, những
người này được giảm án nhiều gấp ba, bốn lần so với tù chính trị.
-NV: Tù gián điệp có
thân nhân tiếp tế không ông? Phía Trung Quốc có giúp họ gì không, qua lời kể
của họ?
-Phạm
Văn Trội:
Cũng tùy hoàn cảnh của từng người mà tù gián điệp có được gia đình tiếp tế hay
không. Có người được tiếp tế hàng tháng, có người cũng không được thăm nuôi.
Người được Trung Quốc đào tạo bài bản, bị bắt đi tù thì được Trung Quốc giúp đỡ
kín đáo hay không, tôi không được nghe họ kể rõ ràng. Những người đơn thuần chỉ
mua bán tài liệu, vận chuyển tài liệu, khi bị bắt không được trợ giúp nên cuộc
sống khó khăn, dễ nhận thấy.
-NV: Cảm ơn ông Phạm Văn
Trội đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn.
------------------------------------------
Phỏng
vấn cựu tù chính trị Nguyễn Văn Đài
Friday,
September 28, 2012 9:02:56 PM
No comments:
Post a Comment