Việt Hà,
phóng viên RFA
2012-10-02
Hội
nghị Trung ương 6 Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vừa bắt đầu
vào ngày 1 tháng 10 vừa qua.
Đây
được coi là một trong những hội nghị được nhiều người quan tâm nhất từ trước
tới nay với nhiều đồn đoán về những thay đổi nhân sự có thể trong đảng lần này.
Những phân tích gia về đảng Cộng sản Việt Nam nhìn nhận về khả năng các thay
đổi nhân sự này ra sao?
Mâu thuẫn nội bộ ĐCS
Trong
bài diễn văn khai mạc hội nghị Trung ương 6 diễn ra vào ngày 1 tháng 10 vừa
qua, dù nhấn mạnh hội nghị Trung ương lần này chưa bàn về nhân sự quy hoạch cụ
thể, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng xác định hội nghị lần này là bước chuẩn
bị về nhân sự chủ chốt trong đảng Cộng sản nhiệm kỳ từ năm 2016 đến 2021. Tuy
nhiên cũng có những ý kiến cho rằng hội nghị lần này sẽ có thể dẫn đến một số
thay đổi nhân sự trong Ban chấp hành Trung ương với 175 ủy viên.
Giáo sư Carl Thayer,
thuộc
Học viện Quốc phòng Úc, trong bài viết được đăng tải trên website của mình vào
ngày 2 tháng 10 vừa qua cho rằng ‘Ban chấp hành Trung ương là cơ quan đưa ra
quyết định cuối cùng của đảng Cộng sản giữa các kỳ đại hội đảng. Tất cả các ủy
viên Bộ Chính trị và ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương đều phải chịu trách
nhiệm trước cơ quan này’.
‘Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương có quyền loại bỏ bất cứ thành viên nào bao gồm cả
các thành viên của Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung Ương cũng có quyền bổ
sung, và chỉ định các ủy viên mới vào Bộ Chính trị’, tác giả viết tiếp.
Lý
luận này của giáo sư Carl Thayer được đưa ra dựa trên căn cứ về bối cảnh thực
tế giữa lúc hội nghị diễn ra. Đó là tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn,
nạn tham nhũng trầm trọng chưa được giải quyết dứt điểm, và nhất là có những
đồn đoán về những vụ đấu đá nội bộ giữa các lãnh đạo đảng Cộng sản liên quan
đến việc ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm trước nạn tham nhũng tràn lan, sự
yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng, cùng tình hình
kinh tế không mấy khả quan.
Từ
nhiều tháng nay, các trang mạng bị chính quyền Việt Nam gọi là ‘lề trái’ đã
liên tục đưa các tin, bài về những vụ đấu đá nội bộ đảng, trong đó có nhiều chi
tiết liên quan đến các vụ làm ăn của những người được coi là thân cận với Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đỉnh điểm là vụ bắt giữ ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức
Kiên vào tháng 8 vừa qua, và kéo theo đó là một loạt các vụ bắt giữ, truy tố
những quan chức ngân hàng có liên quan khác.
Nhận
xét về những đấu đá nội bộ và khả năng giải quyết những mâu thuẫn này tại hội
nghị trung ương 6, nhà báo tự do Nguyễn
Minh Cần từ Nga cho biết:
"Thực
ra bây giờ có 2 phe rõ, một phe của ông Chủ Tịch nước, cùng đứng phe đó có cả
ông Tổng Bí Thư. Một phe là của ông Thủ tướng. trong quan hệ hiện nay mà nói
thì ông Chủ Tịch nước và ông Tổng Bí Thư về mặt bề ngoài dường như có một cái
có thể tạm gọi là chính nghĩa, vì các vị đấu tranh chống tham nhũng. Mà nạn
tham nhũng ở nước mình thì dân chịu nhiều đau khổ và họ không tán thành. Dường
như các vị đó nắm được ưu thế về tinh thần như vậy nhưng cuộc đấu tranh là rất
gay go vì ông Thủ tướng nắm nhiều quyền lực, đặc biệt là ông nắm về quyền lực
kinh tế, nắm bộ máy công an, và phần nữa rất quan trọng là quân đội. Nên lực
của ông mạnh hơn nhiều. Cho nên tôi nghĩ là mình không nên đặt vấn đề sẽ có một
phe thắng, một phe bại hoàn toàn, vì tương quan lực lượng như vậy nên cuộc đấu
tranh còn nhùng nhằng, chưa dứt khoát trong đại hội này."
Nói
về những mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản, giáo sư Carl Thayer cho biết mâu thuẫn này đã có từ lâu và xuất
phát từ việc trao quá nhiều quyền lực cho Thủ tướng chính phủ. Ông nói:
"Quyền
lực của chính phủ, của Thủ tướng đã ngày một lớn hơn bao trùm lên nhiều mặt đời
sống kinh tế. Quyền lực của Thủ tướng còn lớn hơn cả nhà nước và Đảng vì quản
lý cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bản thân Thủ tướng cũng muốn đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng, mà có lúc không chú ý đến những hậu quả kéo theo và điều
này đã khiến cho một số người trở nên giàu có một cách nhanh chóng, và tạo dựng
những mạng lưới gây ảnh hưởng. Vì Việt nam còn yếu trong lĩnh vực luật pháp, và
mối quan hệ cá nhân quan trọng hơn luật pháp, cho nên những mạng lưới gây ảnh
hưởng và tham nhũng đã trở thành vấn đề lớn. Điều đang xảy ra bây giờ là nhà
nước đang cố gắng thu hồi lại quyền lực để đảng có thêm quyền lực kiểm
soát."
Chưa bàn về nhân sự
Dẫn
chứng đầu tiên trong việc thu hẹp quyền lực của Thủ tướng có thể thấy ngay sau
hội nghị Trung ương 5 vào tháng 5 vừa qua, khi Trung ương Đảng quyết định thành
lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính Trị,
do Tổng Bí thư làm Trưởng ban, thay vì đặt dưới quyền của Thủ tướng như hiện
nay.
Cũng
có những đồn đoán trên các trang mạng gần đây cho rằng có khả năng Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải ra đi sau hội nghị lần này. Một điều rất hiếm khi xảy
ra. Theo blog Cầu Nhật Tân thì đã có
một trường hợp bị lật đổ giữa nhiệm kỳ như vậy là vào hội nghị 12 vào năm 2001
khi Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu bị các đối thủ lật đổ. Tuy nhiên theo Giáo sư Carl Thayer thì điều này
khó có thể xảy ra trong hội nghị lần này:
"Theo
tôi đánh giá khi nhìn vào những gì đang xảy ra thì ông Dũng chỉ bị đẩy cho lui
lại một chút, một phần trong mạng lưới của ông ta bị phá vỡ và ông ta sẽ không
còn đầy quyền lực như trước. Và do đó ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm chung
trước toàn thể chứ không bị cách chức. Bởi vì tìm một người thay thế ông Thủ
tướng cho Việt Nam thì có nghĩa là lấy một người từ hàng ngũ Phó Thủ tướng đưa
lên, mà những người này thì đều do ông Thủ tướng lựa chọn cả cho nên việc loại
bỏ Thủ tướng bây giờ đồng nghĩa với việc phải làm cả việc xáo trộn hàng ngũ
chính phủ để có thể mang một người vòng này vào."
Trong
bài viết đăng trên website của mình về hội nghị Trung ương 6, Giáo sư Carl
Thayer nhận định có nhiều khả năng Ban chấp hành Trung ương sẽ kỷ luật một vài
ủy viên. Đã có những tin cho biết có một vài vị đã bị kỷ luật hoặc bố trí nhiệm
vụ mới trong tháng trước. Theo đồn đoán trên các trang mạng thì rất có thể
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ là người phải ra đi sau hội
nghị lần này.
Các
phân tích gia quốc tế cho rằng việc ra đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc này
có thể chưa hẳn đã là điều tốt mà còn có thể là dấu hiệu của bất ổn định. Đó
cũng là điều mà những lãnh đạo Đảng không muốn thấy vào lúc này khi uy tín của
họ trong dân đang xuống rất thấp, và do đó họ sẽ có thể phải duy trì tình trạng
‘cân bằng tạm thời’ ít nhất là vào lúc này.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment