Thứ
tư, ngày 10 tháng mười năm 2012
Có những ngày khác nhau trong
lịch sử, có ngày vui hân hoan, nhưng cũng có những ngày bi thảm. Ngày 17 tháng
Hai năm 1979 là một ngày bi thảm đối với nhân dân Việt Nam.
17/2/1979, quân đội Trung Quốc đã vượt qua biên
giới Việt Nam. Bắc Kinh muốn "trừng
phạt Hà Nội” vì Việt Nam đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
ở Campuchia. Lực lượng Trung Quốc xâm lược bao gồm 7 quân đoàn, lên đến 600.000
người. Phía Việt Nam, đối phó với lực lượng này, lúc đó chỉ có một sư đoàn quân
chủ lực, một sư đoàn quân địa phương, lính biên phòng và dân quân tự vệ, với số
lượng vũ khí không nhiều, gồm có pháo, súng cối và vũ khí chống tăng.
Ngày 18 tháng Hai, chính phủ
Xô viết đã đưa ra một tuyên bố, trong đó, ngoài những điều khác, có nêu rõ:
"Liên bang Xô viết sẽ thực hiện các cam kết theo Hiệp ước hữu nghị và hợp
tác giữa Liên Xô và Việt Nam". Hiệp ước này được ký kết tại
Matxcova ba tháng trước đó.
Để biểu thị sự hỗ trợ cho Việt
Nam và hướng sự chú ý của quân đội Trung Quốc theo phía nam, 29 sư đoàn bộ binh
của quân đội Liên Xô gồm 250 nghìn người, với sự hỗ trợ không quân đã được điều
đến khu vực gần Mãn Châu ở biên giới Xô-Trung.
Đồng thời, lãnh đạo Liên Xô đã
gửi bổ sung thêm cho Việt Nam một nhóm cố vấn quân sự.
Một trong những nhà lãnh đạo của Hiệp hội các cựu
chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, đại tá Gennady Ivanov nhớ lại:
“Sáng 19 tháng 2, vào ngày thứ ba của cuộc xâm
lược, một nhóm các cố vấn quân sự của Liên Xô đã bay tới Hà Nội, gồm các vị
tướng có kinh nghiệm nhất, đứng đầu là đại tướng Gennady Obaturov. Ngay sau khi
đến nơi, họ lập tức gặp tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Các cố vấn quân sự Liên Xô
không chỉ nắm tình hình thực tế qua cuộc tiếp xúc với bộ trưởng quốc phòng Văn
Tiến Dũng và tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam Lê Trọng Tấn, mà
còn ra mặt trận, lên tuyến đầu nơi quân đội Việt Nam bảo vệ Tổ Quốc. Tại đó, họ
đã rơi (vào - FDDinh bổ xung) trận pháo kích mạnh của quân Trung Quốc, nhưng
may mắn thay, không ai bị thương. Tuy nhiên, đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô
vẫn không tránh được tổn thất.
Tại cuộc họp kéo dài 3 giờ
đồng hồ ngày 25 tháng Hai với ông Lê Duẩn, đại tướng Obaturov đề xuất di chuyển
lực lượng quân chủ lực được huấn luyện tốt hơn từ Campuchia về mặt trận phía
Bắc. Đề xuất này, cũng như một loạt đề xuất khác do đại tướng Liên Xô đưa ra,
đã được phía Việt Nam thông qua.
Theo lệnh của tướng Obaturov,
các phi công lái máy bay vận tải quân sự Xô Viết đã chuyển cánh quân Việt Nam
từ Campuchia về hướng mặt trận Lạng Sơn, khiến cho tình hình lập tức thay đổi
nghiêng theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Đầu tháng Ba năm đó, sáu cố vấn Liên Xô đã hy sinh tại
Đà Nẵng trong tai nạn máy bay, khi đang giúp Việt Nam.
Tướng Obaturov cũng đã gửi các
lãnh đạo Liên Xô công văn yêu cầu khẩn cấp viện trợ cho Việt Nam vũ khí và
trang thiết bị bằng đường hàng không.
“Các tổ chức quân sự Matxcova nhanh chóng và tích cực đáp ứng mọi yêu cầu
của nhóm cố vấn Liên Xô tại Việt Nam - Đại tá Gennady Ivanov nói tiếp. - Trong
thời gian ngắn nhất, quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được tất cả mọi thứ cần
thiết để chống lại kẻ thù. Việt Nam đã được viện trợ tên lửa "Grad",
trang bị kĩ thuật cho các đơn vị thông tin liên lạc, tình báo và các phương
tiện hỗ trợ chiến đấu khác, bằng máy bay vận tải quân sự.”
Các biện pháp đó đã góp phần
làm cho các cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc bị sa lầy. Một bộ phận của
Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu không cho đối phương tiến lên quá 30 km
kể từ biên giới.
Những kẻ xâm lược đã mất hơn 62.000 sĩ quan và binh
lính, 280 xe tăng và xe bọc thép, 118 khẩu pháo và súng cối cùng một số máy
bay. Ngày 05 tháng Ba năm 1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh
thổ chiếm đóng. Ngày 18.3, chiến sự chấm dứt.
Hải quân Liên Xô đã không bàng
quan đứng bên ngoài những sự kiện dữ dội ấy. Mời các bạn đón nghe Đài Tiếng nói
nước Nga, phát thanh từ Matxcova.
(Phần trên đây trích từ : Ba
mươi ngày chiến tranh và các cố vấn Liên Xô
- Đài Tiếng Nói Nước Nga - 17.02.2011, 10:01 - http://vietnamese.ruvr.ru/2011/02/17/44740573.html
)
Vào những ngày này 32 năm
trước, quân đội Trung Quốc đã tấn công vào miền Bắc Việt Nam. Bắc Kinh muốn
"trừng phạt Hà Nội” vì Việt Nam đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt
chủng Pol Pot ở Campuchia.
Trong chương trình lần trước,
chúng tôi đã nói về vai trò của các cố vấn quân sự Liên Xô đã giúp cho quân đội
nhân dân Việt Nam đối phó với lực lượng Trung Quốc gồm 600.000 người, về các
đợt cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự của Liên Xô. Hồi đó, không chỉ các tỉnh
miền Bắc mà cả bờ biển phía Bắc của Việt Nam cũng bị đe dọa bởi Hạm đội Nam Hải
của Trung Quốc gồm gần 300 tàu chiến.
Sau đây là ý kiến của nhà Việt Nam học, sử gia
Maxim Sunnerberg: “Khi quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới
Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hạm Đội Thái Bình Dương
đang hiện diện tại các điểm quan trọng của biển Đông để phô trương sự hỗ trợ
của Liên Xô cho Việt Nam. Sau mấy ngày chiến sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có
thêm mấy tàu chiến của Liên Xô tiến tới khu vực. Sau ngày 20 tháng Hai, 13 tàu
chiến, kể cả mấy tàu ngầm, đã chờ đợi đoàn tàu mới do tàu tuần dương “Đô đốc
Senyavin” và tàu dương hạm tên lửa “Vladivostok” dẫn đầu tới khu vực. Đầu tháng
3, đoàn tàu xô-viết bao gồm 30 tàu chiến”.
Sau đây là đoạn trích từ nhật ký của thuyền trưởng
tàu ngàm “B-88” Fedor Gnatusin:
“Đầu năm 1979, tàu chúng tôi đang bảo quản tại
xưởng đóng tàu. Rồi vào tháng 2, có lệnh khẩn cấp ra biển. Các quả ngư lôi,
lương thực và thiết bị kỹ thuật đã được rất nhanh xếp lên tàu. Đã có mấy tàu
chiến khác cũng lên đường đi Việt Nam từ Vladivostok và Nakhodka”.
Còn đây là đoạn trích từ nhật ký của trung tá hải
quân Vladimir Glukhov:
“Với tư cách chỉ huy bộ tham mưu của sư đoàn, tôi
đã có nhiệm vụ đảm bảo đoàn tàu chiến Liên Xô chuyển đến Việt Nam, cụ thể đảm
bảo các tàu chiến ghé vào các cảng Việt Nam. Cần phải kiểm tra độ sâu, hành
trình di chuyển, hải lưu, kiểm tra bến tàu. Chúng tôi đã mất một ngày đêm để
thực hiện công việc này, và sau 5 ngày nữa đã ghé vào cảng Đà Nẵng. Rồi chúng
tôi hướng tới bán đảo Cam Ranh, nơi đang thành lập căn cứ hải quân Liên Xô. Mọi
người đã làm việc khẩn trương để tiếp đón các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình
Dương”.
Các thủy thủ xô-viết đảm bảo
hành trình an toàn cho các tàu vận tải từ Vladivostok, Nakhodka và Odessa chở
hàng tiếp tế cho Việt Nam. Trong thời gian chiến sự, 6 tàu thủy Liên Xô đã tới
cảng Hải Phòng vận chuyển kỹ thuật quân sự, kể cả tên lửa và thiết bị radar
giành cho Việt Nam.
Đoàn tàu Liên Xô đã hiện diện
ở vùng biển Đông đến tháng 4 năm 1979. Kết quả là, hạm đội Hải Nam của Trung
Quốc không tham gia hoạt động quân sự chống Việt Nam.
Nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg nói tiếp: “Trong khi
đó, thủy thủ Liên Xô đã phải đối phó đoàn tàu Mỹ do tàu chở máy bay
“Constellation” dẫn đầu đã hiện diện ở khu vực Đông Nam Á từ ngày 6 tháng 12
năm 1978. Ngày 25 tháng 2 năm 1979, các tàu chiến Mỹ đã chuyển đến bờ biển Việt
Nam như người Mỹ giải thích “để kiểm soát tình hình”. Các tàu ngầm của Liên Xô
đã chắn hành trình tiến tới vùng chiến sự không cho tàu chiến Hoa Kỳ đến gần bờ
biển Việt Nam. Một số tàu ngầm vẫn ở lại dưới nước, số khác hiện lên trên mặt
nước. Hóa ra, hệ thần kinh của các thủy thủ Liên Xô là vững vàng hơn – tàu
chiến Mỹ không dám vượt qua tuyến ngăn chặn do các tàu ngầm Liên Xô xây dựng.
Ngày 6 tháng 3, các tàu chiến Hoa Kỳ đã rời khỏi vùng biển Đông”.
36 thủy thủ của Hạm đội Thái
Bình Dương đã được tặng huân huy chương của Chính phủ Liên Xô vì lòng dũng cảm
và chủ nghĩa anh hùng trong thời gian Việt Nam đối phó với cuộc xâm lược của
Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment