Friday 5 October 2012

BÀI PHỎNG VẤN KÝ GIẢ ĐỖ VĂN về TÁC GIẢ TẬP THƠ "HOA ĐỊA NGỤC" (Trần Viết Đại Hưng giới thiệu)






22 – 9 – 1994

Lời giới thiệu:
Ðã nhiêù năm nay đã có một số dư luận ác ý cứ đặt vấn đề không biết Nguyễn chí Thiện có phải là tác giả cuả thi phẩm Hoa Ðịa Ngục hay không? Một số khác còn độc ác hơn, thẳng tay chụp mũ Nguyễn chí Thiện là tay sai Cộng sản này nọ. Chúng nhẫn tâm nhục mạ và bôi bẩn một ngươì đã trải qua 27 năm tù tội khốn khổ trong lao tù Cộng sản như Nguyễn chí Thiện. Chúng phỉ báng Nguyễn chí Thiện vì ngu dốt cũng có mà có thể vì phải bôi bẩn Nguyễn chí Thiện bằng mọi giá vì Nguyễn chí Thiện là một gương mặt chống cộng sáng giá ở hải ngoại. Chúng mong những bài viết bôi bẩn cuả chúng sẽ làm quần chúng tỵ nạn xa lánh Nguyễn chí Thiện là coi như chúng thực hiện đưọc ýù dồ đen tối cuả chúng. Có thể kể tên bọn vô liêm sỉ độc ác ra đây như Ðặng văn Nhâm, Hoàng dược Thảo, Hồ công Tâm, Sơn Tùng, Nguyễn văn Chức, Hà tiến Nhất, Việt Thường v...v

Phải nói yếu tố quyết định tác giả tập thơ Hoa điạ ngục là chữ viết cuả tập thơ vì tập thơ ra đời dưới dạng chữ viết tay. Nguyễn chí Thiện chính thức nhờ một văn phòng kiểm tự có giấy phép hành nghề kiểm chứng chữ viết cuả ông với chữ viết cuả tập thơ và văn phòng kiễm tự chính thức xác nhận chữ viết cuả ông giống hệt chữ viết cuả tập thơ.

Trước khi Nguyễn chí Thiện nhờ một văn phòng kiểm tra chữ viết cuả ông thì trước đó đã có một người Việt Nam âm thầm là ông Nguyễn sĩ Hưng làm khoảng một tháng sau khi Nguyễn chí Thiện đến Mỹ định cư . Ông Hưng làm chuyện này vì ông ta thắc mắc không biết Nguyễn chí Thiện có là tác giả cuả tập thơ Hoa địa ngục hay không ? Chứng chỉ giảo nghiệm chữ viết do ông này yêu cầu ghi ngày 15 tháng 12 năm 1995. Cuộc giảo nghiệm này được thực hiện bởi trung tâm giảo nghiệm quốc gia Dorothy Brinkerhoff , điạ chỉ số 4316 Boyar Ave, Long Beach , Ca 90807

Cuộc giảo nghiệm thứ hai do chính Nguyễn chí Thiện làm. Chứng chĩ giảo nghiệm chữ viết ghi ngày 15 tháng 10 năm 2008 được thực hiện bởi trung tâm A and M Matley ở địa chỉ 3092 Army Street , San franscisco Ca 94110
Cả hai cuộc giảo nghiệm đều đưa đến kết luận chữ viết trong tập thơ Hoa Ðiạ Ngục ( bản chuyễn vào toà đại sứ Anh ngày 16/7/1979) và chữ viết cuả Nguyễn chí Thiện bây giờ ở Mỹ là chữ viết cuả một người.

Người ta không ngạc nhiên lắm về bọn lưu manh mất dạy ồn aò bôi bẩn chụp mũ Nguyễn chí Thiện. Chúng toàn những bọn đầu trâu mặt ngưạ như tên Ðặng văn Nhâm , đã từng bị toà án Texas phạt về tội phỉ báng một phật tử lương thiện vài năm trước đây.

Bản thân tôi ( Trần viết Ðại Hưng ) đã viết nhiều bài như "Hoa thật, Hoa giả", "Tính đồng nhất giưã Hoa địa ngục 1 và Hoa điạ ngục 2"  v..v nhằm chứng minh Nguyễn chí Thiện đích thực là tác giả của Hoa điạ ngục.

Bài phỏng vấn ký giả Ðỗ Văn trích dẫn dưới đây là một bằng chứng không thể chối cãi Nguyễn chí Thiện là tác giả Hoa điạ ngục. Hai nhân chứng Ðỗ Văn ở Anh và Châu kim Nhân ở Mỹ hiện nay vẫn còn sống cho nên ai còn thắc mắc xin liên lạc với hai ông để kiển chứng sự thật . Nếu ngồi đó mà nói bậy và phát ngôn bừa bãi như bọn lưu manh mất dạy đã làm ở trên thì chỉ làm mất uy tín cuả mình. Bọn luư manh mất dạy phải trả một giá rất đắt sau khi nói bậy về Nguyễn chí Thiện là từ nay không ai còn tin chúng nưã . Baì phỏng vấn này là một cái tát vào mặt bọn lưu manh nói bậy. Cám ơn ký giả Ðỗ Văn dã soi sáng một sự thật lịch sử về Nguyễn chí Thiện là tác giả đích thực cuả tập thơ Hoa Ðiạ Ngục để từ nay có thể đóng lại những chuyện tranh cãi vô bổ về tác giả Hoa điạ ngục mãi mãi.

Trần viết Ðại Hưng ( tháng 1 năm 2010)
Email : dalatogo@yahoo.com

(Muốn đọc tất cả những bài viết của Trần viết Ðại Hưng thì vào www.nsvietnam.com rồi bấm tên Trần viết Ðại Hưng nằm bên trái. Hay vào <="" a="">www.hungviet.org, bấm vào hàng chữ Nhân vật-tác giả nằm bên trái, rồi bấm vào tên Trần viết Ðại Hưng)


NGƯÒI LÀM CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG LUÔN LUÔN
TRUNG THỰC KHÔNG THỄ CHIỀU THEO Ý  NHỮNG
NGƯỜI LÀM CHÍNH TRỊ

* * *
Phan Hà: Thưa anh, Phan Hà cũng như thính giả cuả đài Washington Việt Nam cảm ơn rất nhiều về những câu trả lời cuả anh. Bây giờ Phan Hà xin chuyển sang một đề tài khác, với một câu hỏi cuả anh Huỳnh trung Trực sau đây. Ðề tài này có tính cách văn học mà chắc cũng có dính dáng chút it đến chính trị . Xin mời anh Huỳnh trung Trực

Huỳnh trung Trực: Thưa anh, câu hỏi đó như thế này. Ngày thứ hai 16- 7 – 1979 tại Hà Nội , nhà thơ Nguyễn chí Thiện đã vượt hàng rào công an chạy vào toà đại sứ Anh trao tập thơ và 3 bức ảnh để nhờ chuyển ra nước ngoài. Tập thơ có ghi rõ tựa đề là Hoa Ðiạ Ngục và bên dưới có chua thêm tiếng Pháp là " Les Fleurs de L’Enfer "
Sau đó, ông Patrick Honey, giáo sư trưởng ngành Việt học trường nghiên cứu Ðông phương và Phi châu thuộc Viện Ðại học Luân Ðôn có trao tập thơ lại cho chính anh. Ðến muà hè năm 1980 anh trao lại tập thơ cho ông Châu kim Nhân để cầm về Hoa Kỳ đưa cho ông Nguyễn thanh Hoàng báo Văn Nghệ Tiền Phong.
Trong vụ naỳ có những bí ẩn mà anh là một trong những người có thể giải toả một cách rõ ràng những uẩn khúc mà 15 năm qua vẫn chưa được giải đáp. Bí ẩn đó là : Tập thơ cuả Nguyễn chí Thiện có tựa đề là Hoa Ðịa Ngục, có ghi rõ tên tác giả là Nguyễn chí Thiện. Ngoài ra còn có ảnh cuả nhà thơ Nguyễn chí Thiện , ảnh cuả cha mẹ ông Nguyễn chí Thiện là ông bà Nguyễn công Phụng và một số sự kiện khác nưã.
Nhưng khi tập thơ được phổ biến thì lại không có tựa đề , không có tên tác giả và cũng không có hình ảnh .
Anh có thể cho biết lý do vì sao?

Ðỗ Văn : Tôi thấy chuyện tập thơ anh Nguyễn chí Thiện, đến nay đã 15 năm rồi, nó cũng vẫn còn long đong như số phận nàng Kiều. Thiên hạ đàm tiếu cũng nhiều. Người nói thế này, kẻ nói thế nọ. Và riêng tôi đã nhiều lần khẳng định với anh em là tập thơ đó có giá trị, bởi vì anh Thiện là một người sống thật . Và chĩ có những người sống như anh mới có thể sáng tác được những vần thơ như vậy thôi.
Trở lại vấn đề tại sao tập thơ đó xuất hiện bên ngoài. Quả đúng là anh Nguyễn chí Thiện có vào toà đại sứ Anh ở Hà Nội để trao tập thơ đó . Không những anh trao tập thơ mà còn xin tỵ nạn chính trị nưã. Lúc đó toà đại sứ Anh trả lời là họ không thể nào cho anh tỵ nạn chính trị, bởi vì không thể làm cách nào để đưa anh ra khỏi toà đại sứ được. Thành ra anh Nguyễn chí Thiện dã để lại tập thơ đó cho toà đại sứ Anh. Vài tháng sau đó , ông Patrick Honey có đưa tập thơ đó cho tôi. Người Anh rất tế nhị. Ông Honey có nói rằng , " Rất tiếc là không thể đưa được đầy đủ, tập thơ thiếu mất trang đầu có tên tập thơ và tên tác giả. Ðể bảo vệ cho tác giả đang sống dưới chế độ Cộng sản nên không thể nào phổ biến tên tuổi được."
Trong trường hợp này bộ ngoại giao Anh cũng tế nhị . Vì đưa tài liệu đó ra ngoài để phổ biến là một điều không tốt trong khi hai nước Anh và Việt Nam đang có quan hệ ngoại giao. Nên ông Patrick Honey có dặn tôi rằng, " Anh xem tập thơ này có giá trị hay không? Còn tập thơ có giá trị hay không thì để cho ngưòi khác đọc, việc đó tôi nhờ anh."
Họ nói một cách tế nhị như vậy thôi. Tôi đã xem và đã đọc tập thơ. Bây giờ thì phải nói rằng chúng ta đều xúc động về những lời thơ cuả anh Nguyễn chí Thiện. Trong tập thơ có những bài rất có giá trị , và giá trị nhất là về mặt tinh thần đấu tranh.
Vào lúc đó , năm 1980, tôi rất phân vân, vì thời ấy làng báo hải ngoại còn thô sơ, ít ai có đủ sức để phổ biến tập thơ ấy một cách hữu hiệu. Lúc đó tôi nghĩ đến tờ Việt Nam Hải Ngoại ở San Jose cuả anh Ðinh thạch Bích. Tôi cũng nghĩ đến tờ Văn Nghệ Tiền Phong ở Virginia cuả anh Hồ Anh Nguyễn thanh Hoàng. Anh Hồ Anh là chỗ quen biết lâu, là chỗ mà tôi tin rằng có thể phổ biến được tập thơ đó. Tuy vậy tôi cũng đã lưu trữ tập thơ khá lâu, từ 6 đến 8 tháng, cho đến một lúc anh Châu kim Nhân ở Hoa Kỳ sang Luân Ðôn có tới thăm tôi. Tôi nói tập thơ này nếu gửi qua bưu điện thì cũng phiền, anh cầm tập thơ về trao cho anh Hồ Anh và nói giùm rằng đây là một tập thơ rất có giá trị cuả một người mà chính tôi lúc đó cũng chưa biết đưọc là ai.
Khi tập thơ về đến Washington thì xảy ra những chuyện mà chúng ta , anh em ở đây đều biết . Rất là đáng buồn! Rất đáng buồn ! Làm sao lại có thể xảy ra trong giới anh em làm văn nghệ? Những người làm văn nghệ đứng đắn không làm những chuyện lôi thôi như vậy được ! Tôi rất buồn.
Và lúc đó tôi có yêu cầu phiá ngưòi Anh xác định danh tánh chủ nhân tập thơ ấy cho tôi. Ai là người đã viết tập thơ đó ? Thì họ xác định chính là – Tôi xin xác định ở đây – chính là Nguyễn chí Thiện . Từ đó trở đi- tập thơ Hoa Ðiạ Ngục trôi nổi như thế nào, chúng ta đều đã biết. Dù sao tôi cũng có niềm vui là tập thơ ấy đã có một tác động rất lớn, bởi vì từ đó trở đi đã tạo ra được một phong trào thơ đấu tranh ở hải ngoại và còn liên tục cho tới bây giờ. Ðó là niềm vui lớn ! Và đó chính là công lao cuả anh Nguyễn chí Thiện đối với tất cả chúng ta ở bên ngoài. Tập tho đã dấy lên một ngọn lửa, đã hâm nóng cho mọi người mộ tinh thần mới mẻ. Lúc đó chúng ta đang bơ vơ trền phần đất mới định cư , chưa biết định hướng ra sao. Chúng ta chỉ biết chống cộng, nhưng chưa có một cái gì khơi động. Tôi nghĩ rằng cho tới bây giờ ngọn lưả ấy vẫn còn âm ỉ cháy trong tâm hồn những ngưòi còn suy tư về tường lai cuả đất nước.

Huỳnh trung Trực : Xin cám on anh Ðỗ Văn đã cho biết những điều liên quan đến tập thơ Nguyễn chí Thiện mà anh là người đã nắm giữ mà từ trứớc đến nay chưa được anh chính thức công khai giải thích .

Phan Hà: Phan Hà xin có một câu hỏi chót nưã thôi. Thưa anh, trong thời gian làm việc tại đài BBC Luân Ðôn, anh đã từng phỏng vấn nhiều người Việt Nam ở hải ngoại và ở trong nước như các ông Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn cao Kỳ, Nguyễn mạnh Hùng, Nguyễn huy Lợi, Nguyễn gia Kiểng, Nguyễn cơ Thạch, Bùi Tín, Trần quang Cơ, Nguyễn ngọc Giao và hàng trăm người khác. Trong công việc phỏng vấn đó, có những sự kiện nào đáng lưu ý, anh có thể cho thính giả đài Washington Việt Nam biết không?

Ðỗ Văn : Chị Phan Hà à ! Tôi còn phỏng vấn nhiều bậc nữ lưu khác như bà Nguyễn thị Bình, bà Nguyễn phước Ðại, và bao nhiêu bà khác, mà sao chị lại có thể bỏ qua cho đành !

Phan Hà : Ðược anh bổ túc cho như vậy là quý quá. Tôi thành thật xin lỗi vì đã sơ sót như vậy

Ðỗ Văn: Trong mấy chục năm trong nghề phát thanh, tôi có được cái thú là đã được tiếp xúc với các giới lãnh đạo cả hai miền Nam Bắc Việt Nam. Ðối với tôi họ chỉ là những con người làm chính trị. Mà chị biết làm chính trị thì họ đa đoan, đa sự lắm. Họ thế này , họ thế nọ. Nhưng chúng ta trong ngành báo chí thì bao giờ cũng nói thật và hỏi thật. Tất nhiên là nhiều lúc không vừa ý tất cả mọi ngưòi . Nhưng chúng ta phục vụ cho thính giả, cho độc giả cuả chúng ta, chứ không thể nào chiều lòng họ được. Cho nên điểm căn cốt mà tôi nhận thấy đó là phải cố gắng làm sao không nên chiều theo ý họ, không chiều những con người làm chính trị. Họ là những " con vật chính trị " theo đuổi những mục đích chính trị cuả họ mà thôi. Những ai có tinh thần dân tộc thì đó là điều tốt cho quê hương đất nước.
Còn những ngưòi trong ngành truyền thông như chúng ta , những nhà báo, những ngưòi làm phát thành, tôi nghĩ điều căn cốt là chúng ta cần trung thực

Phan Hà : Xin cám ơn anh Ðỗ Văn rất nhiều

( WVNR- 22 – 9 – 1994)




No comments:

Post a Comment

View My Stats