Việt
Nguyên (Người Việt)
Thursday,
October 18, 2012 2:39:17 PM
Từ vụ xử bloggers ở Việt Nam
Một khúc quanh cho nhân quyền
LTS: Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ
chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà
báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng
là một bác sĩ làm việc tại Houston.
***
Dạo này mắt tôi kém theo số tuổi đã cao nên ngày 24 tháng 9 năm
2012 sau một đêm làm việc, mắt kèm nhèm lên mạng đọc tin đài BBC tôi giật mình.
Ngày xử 3 người viết blog, Ðiếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSaigon với bản án nặng
tổng cộng 26 năm tù cho 3 nhà đấu tranh nhân quyền, Trung tá Công an Vũ Văn
Hiển văng tục: TD cái con c...
Tôi tự hỏi tại sao tự do như vậy khi ông trung tá công an có thể mạ lị ông thủ tướng gốc công an Tấn Dũng, từ một người lãnh đạo ở trên cao sao ông có thể đưa xuống dưới và tại sao cộng sản Việt Nam ngày nay có thể tự do đến thế sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã có những biện pháp chống tự do dân chủ như cấm công nhân viên đọc và loan truyền tin tức của các mạng Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Ðông. Nhưng đọc lại khi mắt không còn kèm nhèm sau một đêm không ngủ, tôi mới thấy rõ là: Tự do cái con c... Người ta không thể trách ông Trung tá Vũ Văn Hiển. Ở chế độ cộng sản càng thất học càng làm lớn. Người yêu tự do thường nói: Tự do là quý, ông Hồ Chí Minh nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do,” ông Hiển cũng như ông Nguyễn Tấn Dũng thiếu chữ nghĩa nên phát biểu: Tự do là của quý, nó cũng là châm ngôn của đảng cộng sản Việt Nam, cũng như sau ngày bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến thăm Việt Nam thì các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã cho thấy chính sách nô lệ Trung Cộng, chính sách 3 chữ L (Liếm mặt, Lạy Thiên Triều, Lấp liếm tội bán nước.)
Tôi tự hỏi tại sao tự do như vậy khi ông trung tá công an có thể mạ lị ông thủ tướng gốc công an Tấn Dũng, từ một người lãnh đạo ở trên cao sao ông có thể đưa xuống dưới và tại sao cộng sản Việt Nam ngày nay có thể tự do đến thế sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã có những biện pháp chống tự do dân chủ như cấm công nhân viên đọc và loan truyền tin tức của các mạng Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Ðông. Nhưng đọc lại khi mắt không còn kèm nhèm sau một đêm không ngủ, tôi mới thấy rõ là: Tự do cái con c... Người ta không thể trách ông Trung tá Vũ Văn Hiển. Ở chế độ cộng sản càng thất học càng làm lớn. Người yêu tự do thường nói: Tự do là quý, ông Hồ Chí Minh nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do,” ông Hiển cũng như ông Nguyễn Tấn Dũng thiếu chữ nghĩa nên phát biểu: Tự do là của quý, nó cũng là châm ngôn của đảng cộng sản Việt Nam, cũng như sau ngày bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến thăm Việt Nam thì các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã cho thấy chính sách nô lệ Trung Cộng, chính sách 3 chữ L (Liếm mặt, Lạy Thiên Triều, Lấp liếm tội bán nước.)
Aryyeh
Neier và hội Quan Sát Nhân Quyền
Trước
những biện pháp đàn áp tàn bạo gần đây của Trung Cộng và Việt Cộng, người bi
quan đã xem phong trào nhân quyền ở Trung Hoa và Việt Nam thất bại nhưng theo
dõi tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), một tổ chức có trên năm
mươi năm, người ta đã thấy tổ chức đang bước vào một khúc quanh mới sau khi
người sáng lập tổ chức, ông Aryyeh Neier, từ chức vào tháng 6 năm 2012. Ông
Neier là cánh tay mặt của nhà tỷ phú gốc Hung Gia Lợi George Soros, ngoài chức
giám đốc sáng lập tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, ông còn là chủ tịch cơ quan Xã
Hội Cởi Mở (Open Society Foundation). Với hai cơ quan này ông Neier và ông
Soros đã xây dựng hạ tầng kiến trúc cho các hoạt động nhân quyền ở Ðông Âu, Xô
Viết, Phi Châu và Á Châu.
Những
thử thách mà hội Quan Sát Nhân Quyền phải đương đầu tập trung vào: Kỳ thị, bất
công, độc tài dưới bất cứ hình thức nào và những phương pháp đàn áp của các
chính quyền độc tài: bỏ tù, đàn áp, tra tấn v.v.. Thời kỳ vàng son của hội Quan
Sát Nhân Quyền trong 50 năm qua là thời kỳ thế giới phải đương đầu với ý thức
hệ Cộng Sản Quốc Tế. Hội đã góp phần vào việc chấm dứt chiến tranh lạnh giữa
khối Tự Do và Cộng Sản với sự sụp đổ của Xô Viết đưa đến việc xây dựng dân chủ
của các quốc gia Ðông Âu, cũng như dân chủ của các nước Châu Mỹ Latin.
Những
thành công của hội trong quá khứ nhờ sự can đảm của những nhà đấu tranh nhân
quyền ở Ðông Âu và Xô Viết. Cuộc chiến đấu giữa Thiện và Ác không bao giờ chấm
dứt trong năm ngàn năm lịch sử thế giới, cuộc chiến đấu chống vi phạm nhân
quyền cần có một ý chí cương quyết phát xuất từ đáy lòng của những con người
sống trong xã hội bị đàn áp và hội của ông Neier góp phần giúp đỡ các nạn nhân
của các chế độ độc tài phi nhân bản.
Lịch
sử trong năm mươi năm qua đã cho thấy bạo lực, khủng bố, tàn nhẫn của các chế
độ độc tài cuối cùng đã gặp đối thủ. Chính quyền sử dụng côn đồ “nhân dân tự
phát” của đảng Cộng Sản Trung Quốc đánh đập đối lập đã bó tay nhìn Trần Quang
Thành nhà tranh đấu mù đào tường đào hầm trốn ra khỏi nhà, được bạn bè giúp đến
tòa Ðại Sứ Mỹ và đi qua Hoa Kỳ. Chính quyền quân phiệt Miến Ðiện đã chịu thua
trước đối thủ cương quyết, bà Aung San Suu Kyi, thay đổi chế độ, tổ chức bầu cử
tự do và quay mặt lại với Trung Cộng. Bà Suu Kyi trở thành tiếng nói cho một
nước Miến Ðiện mới có ảnh hưởng lớn đến nền ngoại giao Á Châu của các chính
quyền Cộng Hòa và Dân Chủ của Hoa Kỳ.
Nhân quyền trở thành
sức mạnh nhờ sức mạnh của toàn cầu hóa và sức mạnh tổ chức. Với sức mạnh toàn
cầu hóa kinh tế, tổ chức nhân quyền phát triển mạnh cùng với các tổ chức có
cùng một mục đích cải thiện nhân quyền như tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty
International foundation) tổ chức được thành lập từ năm 1961 gồm các luật sư
tài tử bào chữa cho các “tù nhân lương tâm” (Prisoner of conscience), tổ chức
đặt trụ sở ở Luân Ðôn. Ông Neier tự hào với Hội Ân Xá Quốc Tế là một “hình thức
chính trị mới.” Hội A.I. phát triển khắp thế giới với số hội viên càng ngày
càng tăng và tôn chỉ vượt qua tôn chỉ lúc ban đầu ra ngoài các trường hợp người
tù lương tâm. Hội viên A.I. viết thư đến các chính quyền yêu cầu can thiệp từng
trường hợp, từng cá nhân trong mỗi thời gian khác nhau. Tôn chỉ của hội A.I.
dựa trên nguyên tắc bất bạo động vì vậy hội đã không ủng hộ và không kêu gọi
chính quyền Nam Phi trả tự do cho ông Nelson Mandela khi ông bị chính quyền Nam
Phi giam ở đảo Robbin, Nam Phi.
Hội
Quan Sát Hiệp Ðịnh Helsinski được thành lập ở Nữu Ước bởi ông Neier và ông Bob
Benstein ủng hộ các thành phần đối kháng ở Ðông Âu trong thời kỳ chiến tranh
lạnh cũng như quyền tự do di dân của người Do Thái trên thế giới về lại Do
Thái. Hội Quan Sát Nhân Quyền, với các hội nghị thế giới, không chỉ bảo vệ nhân
quyền mà còn lấn qua Dân quyền như quyền đồng tình luyến ái ở Phi Châu, tù nhân
chiến tranh chống khủng bố bị giam ở Guantanamo và nạn nhân ở Do Thái gây ra do
cuộc đụng độ giữa chánh quyền Do Thái và các tổ chức Hamas và Hezbollah.
Thập
niên 1960 và 1970 là những ngọn lửa cho tổ chức Quan Sát Nhân Quyền. Thập niên
1960 là thập niên chống lại đế quốc, chống thực dân và chống chủ nghĩa Cộng Sản
Marx. Hội HRW chủ trương bảo vệ quyền làm cách mạng, quyền được tranh đấu chống
độc tài. Thập niên 1970 là thập niên “lương tâm của thế giới” nhắm vào các quốc
gia sau màn sắt chứ không phải là lương tâm thế giới của phong trào phản chiến
chống chiến tranh Việt Nam. Tổ chức đã ủng hộ những người biểu tình Nga ở công
trường Pushkin, Moscow ngày 5 tháng 12 năm 1965 đòi chính quyền Xô Viết thả hai
nhà văn bị cầm tù Yuli Daniel và Andrei Sinyavsly. Năm 1968, hội HRW đứng sau
lưng những người biểu tình ở Tiệp Khắc chống quân xâm lăng Xô Viết tràn vào thủ
đô Prague nhờ đó đến năm 1970 các nhà tranh đấu nổi tiếng như nhà văn đoạt giải
Nobel Văn Chương Aleksandr Solzhenitsyn, Yuri Orlov, Sergei Kovalv, Pavel
Litvinov và nhà bác học Andrei Sakkharov đã thuyết phục được các chính quyền
Tây Phương ngưng ủng hộ chính quyền độc tài Xô Viết.
Tổng
Thống Jimmy Carter là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đã đặt nhân quyền vào chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau 12 năm hoạt động nhân quyền ở Ðông Âu. Hội HRW
nhờ hiệp định Helsinski (do Henry Kissinger thương thảo) đã thiết lập được chi
nhánh ở Ðông Âu và Xô Viết từ đó đưa đến Hiến Chương 77 với nhà tranh đấu nhân
quyền nổi tiếng, cựu tổng thống Tiệp, nhà văn Vaclev Havel với “Chính trị của
những người không quyền lực.” Bị bỏ tù nhưng người tù có “sức mạnh của những
người không quyền lực” Vaclev Havel đã giúp đánh đổ đế quốc quỷ. Hội Helsinski
Watch thành lập ở Nữu Ước năm 1978 đã ủng hộ những “nhà chính trị không có sức
mạnh” cùng với hội Quan Sát Nhân Quyền, ông Neier cho thấy sự độc lập, (không
phải như sự tuyên truyền của các chính quyền cộng sản Việt Nam và Trung Hoa:
hội HRW là công cụ của Hoa Kỳ) ông chống lại Hoa Kỳ và Tổng Thống Carter khi
Hoa Kỳ ủng hộ các chính quyền quân nhân ở Chí Lợi, sự sụp đổ của các chính
quyền quân phiệt dẫn đến dân chủ ở các nước Châu Mỹ Latin lan đến Ðại Hàn và
Indonesia. Năm 1989, “Chính trị của những người không sức mạnh” đã giải phóng
các quốc gia cộng sản Ðông Âu.
Giai
đoạn mới, thử thách mới
Hội
Quan Sát Nhân Quyền đã phát triển mạnh, độc lập với chính phủ Hoa Kỳ và được
các cơ quan khác mạnh về tài chính ủng hộ tích cực như cơ quan Ford đã đóng góp
cho ngân quỹ cơ quan quan sát Helsinski, hội Quan Sát Nhân Quyền ở Á Châu và Mỹ
Châu. Từ năm 1979 đến 2010 chính ông George Soros đã đóng vào các hội địa
phương ở Ðông Âu, Á Châu và Phi Châu tổng cộng đến 8 tỷ Mỹ kim. Những nhà tranh
đấu nhân quyền lúc đầu hoạt động tài tử nay trở nên chuyên nghiệp. Họ đã giám
sát chính sách ngoại giao và quân sự của chính quyền Hoa Kỳ trên khắp thế giới
cũng như Hội Nghị Genève, giúp thành lập tòa án quốc tế xử tội ác chiến tranh
diệt chủng ở Rawanda, Yugosvlavia và Cambodia. Tòa án hình sự quốc tế
(International Criminal Court) được thành lập cũng nhờ tổ chức HRW. Các nhà đấu
tranh nhân quyền chuyên nghiệp đã học được bài học của ông Aryyeh Neier: kỷ
luật, cứng rắn và giữ danh dự khi đối phó với các chính quyền độc tài. Các nhà
độc tài vi phạm nhân quyền khi đối phó với sự cương quyết bền bỉ của hội viên
HRW họ như đang phải đối phó với một cành cây oằn xuống, có lúc cành cây như
cây cung đập ngược vào mặt chế độ.
Cuộc
đấu tranh nhân quyền trong năm mươi năm qua có lúc mỏi mệt nhưng thời gian lịch
sử này đã cho thấy một người “đơn thương độc mã” đã làm chính quyền độc tài mất
mặt với thế giới, cá nhân nhà bác học Andrei Sakkharov đã làm chế độ Cộng Sản
Xô Viết yếu dần, nhà văn phản kháng Aleksandr Solzhenitzyn với ngòi bút sắc bén
qua “quần đảo ngục tù” đã biến đế quốc Xô Viết trở thành một quần đảo cô lập
trước thế giới tự do.
Ý
tưởng nhân quyền không phải là ý tưởng của nền văn minh Tây Phương như các đảng
Cộng Sản Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền. Thời Xô Viết, nhân quyền
đến từ các nước Ðông Âu, đến từ Xô Viết với Solzhenitzyn bất tử với lời tuyên
bố, “trong thời đại này, không có một vấn đề nào còn là vấn đề nội bộ của quốc
gia.” Bức tường Dân chủ ở Bắc Kinh năm 1978 do những nhà đấu tranh dân chủ
Trung Hoa, không phải là ý kiến Tây Phương. Một Trung Hoa với chữ “Nhân” trên năm
ngàn năm triết học, một Trung Hoa với ý niệm Dân Chủ của Khổng Tử và một Trung
Hoa với Mạnh Tử xem dân là trọng. Giản dị, ý tưởng nhân quyền trong nền văn
minh Trung Hoa: nuôi dân, giáo dục dân không phải như nuôi súc vật chỉ cho ăn
và đánh đập.
Trung
Cộng bây giờ là Xô Viết trong thời Chiến Tranh Lạnh với chiến thuật mới nhất
được Nguyễn Tấn Dũng học hỏi: cấm mạng lưới nhân quyền, cấm tự do ngôn luận, tự
do phát biểu trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Họ đi ngược ngọn sóng cách mạng
truyền thông. Hội Quan Sát Nhân Quyền và các nhà đấu tranh bước qua giai đoạn
mới, ông Neier có vẻ như từ chức kịp thời để cho những người tiếp nối ông phải
đối phó với hai quốc gia trong thời gian sắp tới: Nga và Trung Cộng. Hai quốc
gia độc tài độc đảng, hai quốc gia với chế độ ngụy tư bản hoàn hảo, hai quốc
gia có cùng chế độ xây trên căn bản tham nhũng và giai cấp đặc quyền đặc lợi.
Nga với chế độ độc tài với Tổng Thống Vladimir Putin không đối thủ với các công
ty năng lượng và dầu hỏa đứng sau lưng. Trung Cộng nguy hiểm hơn, giàu có hơn,
một Trung Cộng đang thay thế chủ nghĩa Cộng Sản bằng chủ nghĩa tăng trưởng kinh
tế mà đảng Cộng Sản Trung Quốc tuyên truyền mạnh từ ngày thế giới bị lâm vào
khủng hoảng tài chính năm 2008. Một mô hình trái ngược hẳn sự tưởng tượng của
Hoa Kỳ và các nước kỹ nghệ Tây Phương: tự do chính trị sẽ đi đôi với tự do kinh
tế. Mô hình chính trị Trung Cộng nguy hiểm, lan tràn qua các nước Á Châu với
cùng một phương pháp đàn áp công an, cảnh sát, côn đồ du đãng, lưu manh đỏ
(danh từ của blogger thương phế binh Huỳnh Xuân Long) chiếm đất, đuổi dân, đàn
áp biểu tình. Chính quyền “ngụy dân chủ” đóng bộ mặt tiến bộ, đối thoại nhân
quyền với thế giới. Chính quyền “ngụy tư bản” Trung Cộng nguy hiểm tạo ra giai
cấp trung lưu mới chỉ biết có tiền và quyền lợi đang phải đối đầu với hội HRW.
Ngày
nhà đấu tranh nhân quyền Trần Quang Thành từ Trung Hoa bước qua Nữu Ước vào
tháng 5, 2012, thế giới đã reo vui như ngày Anatoly Scharansky bước qua cây cầu
Glienecke bắc liền Ðông và Tây Bá Linh năm 1986. Những nhà đấu tranh nhân quyền
Việt Nam chưa có niềm vui ấy đối với thế giới. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang đứng
dưới bóng của đảng Cộng Sản Trung Quốc và các nhà đấu tranh dân chủ can đảm của
Việt Nam chẳng may cũng đang đứng sau cái bóng của những nhà đấu tranh dân chủ Trung
Quốc.
Năm
1979 khi nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cảnh báo thế giới với tập thơ Hoa Ðịa Ngục
đưa ra nước ngoài qua tòa Ðại Sứ Anh, Hoa Kỳ đã quay mặt với nhân quyền, muốn
quên hẳn chiến tranh Việt Nam. Những năm sau, khi Hoa Kỳ đặt chính sách nhân
quyền đi đôi với tự do mậu dịch, các nhà tranh đấu nhân quyền Việt Nam không
tìm thấy những tiếng nói liêm sỉ của các nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam.
Việt Nam thiếu một Aung San Suu Kyi nhảy cùng một điệu vũ với Tổng Thống Miến
Ðiện Thein Sein. Việt Nam thiếu cái nhìn xa của ông cố vấn tổng thống Miến
Ðiện, Nay Zin Lah: “Chúng tôi không muốn mùa Xuân Á Rập xảy ra” và sở dĩ Miến
Ðiện quay mặt lại với Trung Cộng là vì “trong năm mươi năm nữa chúng tôi biết
Hoa Kỳ vẫn mạnh còn Trung Cộng???”
(Ngày
2 tháng 10, 2012)
No comments:
Post a Comment