Monday, 1 October 2012

ĐẤT ĐAI DƯỚI ÁP LỰC của TIỀN & QUYỀN tại VIỆT NAM (Lê Công Định / Thiện Giao - RFA)





Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-02-27

Dư luận hiện nay cho rằng vụ bạo loạn hôm 18 Tháng Hai vừa qua tại xã Long Hưng (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) liên quan đến đất đai chỉ là hiện tượng bề nổi của một vấn nạn lớn hơn rất nhiều.

Cấu kết với giới đầu tư ép giá đất đai của dân?

Đó là sự cấu kết của chính quyền với những người có tiền, xin giấy phépđầu tư, ép dân bán đất giá rẻ để bán lại kiếm lời.

Giới luật gia cho rằng quy định của luật pháp trao cho chính quyền giải toả đất đai sinh ra hiện tượng “lợi bất cập hại,” tức là chính quyền cấu kết với giới đầu tư ép giá đất đai của dân.
Giới luật gia cho rằng quy định của luật pháp trao cho chính quyền giải toả đất đai sinh ra hiện tượng “lợi bất cập hại,” tức là chính quyền cấu kết với giới đầu tư ép giá đất đai của dân.

Thiện Giao : Thưa Luật sư Lê Công Định, gần đây ở Long Hưng có vụ vài trăm người dân nổi giận đối với một số quyết định của chính quyền về đất đai ở đó.
Có một số người nói với chúng tôi rằng bản chất của sự việc này không đơn giản chỉ là như vậy mà nó đưa ra cả một hình ảnh có lẽ là nguy hiểm hơn nữa, đó là sự cấu kết của một số những người đầu tư có tiền nhưng mà không đi trực tiếp với người dân mà lạiđi với chính quyền để có thể nhờ chính quyền dùng cái quyền thu hồi đất.
Với tư cách là luật sư, anh có thể cho chúng tôi biết quan điểm của anh về chuyện này không?

Luật quy định chỉ có chính quyền mới được đánh giá và quy định đền bù

LS Lê Công Định : Vấn đề này có hai khía cạnh. Trong luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đấtđai liên quan tới vấn đề đền bù - giải toả thì họ trao cho chính quyền cái quyềnđể thực hiện công việc này chớ không phải là nhà đầu tư. Tại sao trong luật lại quy định như vậy?
Trong luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đấtđai liên quan tới vấn đề đền bù - giải toả thì họ trao cho chính quyền cái quyềnđể thực hiện công việc này chớ không phải là nhà đầu tư.

LS Lê Công Định
Là bởi vì họ loại trừ trường hợp nhà đầu tư nhiều khi cũng ép giá người dân rồi không đưa đến việc thoả thuậnđền bù một cách thoả đáng thì cái quy hoạch của thành phố sẽ bị đình trệ. Do đó nhà nước mới can thiệp vô để tiến hành việc bồi thường này.
Nhưng việc quy định như vậy lạiđưa đến một hệ quả khác nữa như đã xảy ra ở rất nhiều nơi là nhà đầu tư lại không đứng ra trực tiếp nói chuyện với người dân mà mọi chuyện họ lại đùn đẩy cho chính quyền. Thậm chí ở một số nơi có chuyện cấu kết bên trong (mà mình không biết) giữa quan chức với nhà đầu tư đưa tới việc là cố tình kiềm giá khiến cho người dân không hài lòng với giá đền bù.
Trong những buổi làm việc lẽra cả hai bên cùng xuất hiện để nói chuyện với người dân, thì gần đây trong tất cả những vụ tranh chấp xảy ra do nhà đầu tư tránh né việc tiếp cận với người dân.
Tôi biết có nhiều trường hợp khác nữa là người dân cũng đến thẳng gặp nhà đầu tư luôn thì nhà đầu tư tránh né bằng cách nói rằng chuyện này tôi không biết mà do nhà nước, nhưng thực ra họbiết rất rõ song họ cố tình tránh né và do đó họ làm người dân càng nổi giận , nghi ngờ và bất hợp tác với cơ quan nhà nước.

Thiện Giao : Như vậy người nông dân có cảm thấy yên tâm khi sống trên mảnhđất của mình hay không khi mà có thể sau một đêm thức dậy thấy có quyết định thu hồi đất và họ trở thành người không còn đất hoặc phải bị tái định cư ởmột nơi khác?

Tính trạng quy hoạch đất đai để phát triển có nhiều phức tạp

LS Lê Công Định : Đó là một vấn đề xã hội rất là lớn ở Việt Nam hiện tại, bởi vì việc quy hoạch đất đai để phát triển kinh tế là chuyện cần thiết cho nên đôi khi có những trường hợp nhà nước quy hoạch nơi này làm khu hành chính văn phòng, nơi này làm khu thương mại, thì họ xâm phạmđến đất đai của người dân.
Nhưng nếu người dân cản trởthì làm sao mà phát triển kinh tế được, do đó buộc lòng nhà nước đôi khi cũng phải sử dụng biện pháp cưỡng chế hành chánh.
Nhưng, mặt khác là quy hoạchđó phải được thực hiện một cách đàng hoàng chứ không phải vì những lý do khác, thí dụ như do sự lobby của một số nhà đầu tư đối với một số chính quyền địa phương, thì họ thay vì nơi đó để cho dân cư sinh sống bình thường thì họ cốtình lấy khu đó để xây dựng một số cao ốc để thu lợi.
Nhưng nhà đầu tư lại cũng không phải là nhà đầu tư thực thụ, có tiền, mà họ chỉ đến làm cò mồi, xin dự ánđó - ở Việt Nam có tình trạng là xin giấy phép làm dự án xong rồi để đó và chờbán lại cho một nhà đầu tư khác có tiền hơn.
Tình trạng đó đưa tới việc gì? Lẽ ra người dân được đền bù với giá cao hơn, nhưng vì áp lực của một sốquan chức địa phương trong chuyện cấu kết với nhà đầu tư ban đầu đó khiến cho giá đất đền bù cho người dân quá thấp, nhưng khi họ lấy được đất rồi, rào lại rồi, thì họ không tìm ra được nhà đầu tư mới, cho nên họ cứ bỏ đó khiến cho người dân cảm thấy không an tâm.
Người dân thấy nhà cửa của mình tự nhiên bị lấy đi rồi mình bị dời tới một chỗ mà không thể sống được, trong khi miêng đất cũ của mình cuối cùng cũng không phát triển như quy hoạchđã ấn định. Như vậy nó làm cho sự bất mãn của người dân càng tăng cao hơn.

Quy hoạch đất đai bắt buộc phải công khai hóa

Thiện Giao : Như vậy, thưa anh, với tư cách là luật sư, anh có nghĩ rằng bây giờ cần phải công khai hoá những quy hoạch cho mọi người không?
LS Lê Công Định : Dạ, chắc chắn việc quy hoạch bắt buộc phải công khai. Trước đây thực ra trong luật cũng đã quy định là quy hoạch phải công khai, phải hỏi ý kiến người dân địa phương, nhưng mà gầnđây thì do nhu cầu phát triển kinh tế quá nóng là một, thứ hai nữa là do một sốchuyện lobby bên trong cho nên người ta phớt lờ đi ý kiến của người dân.
Do đó những quy hoạch đó thường là rất bí mật và khiến cho người dân chỉ biết qua sự đồn đại chớ không đến từ một kênh thông tin chính thức của nhà nước.

Thiện Giao : Lúc nãy anh có nhắc là luật Việt Nam có quy định các vấn đềgiải toả giao cho chính quyền, nhưng những gì xảy ra ở Việt Nam cho thấy rằng, mình tạm dùng chứ "lợi bất cập hại", liệu có cần quy định một quyền hạn nào đó của chính quyền và bắt buộc phải có sự có mặt nhà đầu tư trong những buổi làm việc với chính quyền và với người dân (tức là chủ đất) không?
LS Lê Công Định : Dạ vâng. Đúng. Anh nói câu đó rất đúng là bởi vì luật bây giờ quy định giao cho chính quyền, nhưng mà thủ tục làm việc cụ thể như thế nào và sự tham gia của nhà đầu tư ra sao, rồi cái quyền thoả thuận của người dân đối với nhà đầu tư như thế nào thì hoàn toàn rất là mơ hồ.
Rồi người dân cứ đồn với nhau bảo rằng là chúng ta không cần làm việc với cơ quan nhà nước mà chỉ làm việc với nhà đầu tư thôi, thì nó đưa tới một tình trạng là người dân bất hợp tác với chính quyền, còn chính quyền thì nói luật trao cho tôi cái quyền đó mà người dân không hợp tác thì tôi chỉ có biện pháp duy nhất là tôi cưỡng chế đểbuộc người ta đi ra khỏi miếng đất, do đó nó tạo ra xung đột xã hội không cần thiết.
Lẽ ra nếu luật pháp rõ ràng, quy định một cách minh bạch, cụ thể vai trò của nhà nước, vai trò của nhà đầu tư, và sự thoả thuận của người dân đối với việc đền bù tới mức nào, thì mình tránh được những xung đột rất là đáng tiếc.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

---------------------------------------------------


Hồ Đăng Hòa, Lê Thị Quỳnh Trâm, Phạm Duy Nghĩa và Malcolm F. McPherson
28/9/2012 06:00







No comments:

Post a Comment

View My Stats