Trọng
Cầm
Monday,
08.10.2012, 10:18am
Hai
nhà khoa học John B.Gurdon và Shinya Yamanaka đã trở thành chủ nhân của giải
thưởng Nobel Y học 2012 nhờ việc phát hiện thấy tế bào trưởng thành có thể tái
lập trình để trở thành tế bào vạn năng (pluripotent).
Hai Giáo sư Shinya Yamanaka (trái) và John B.Gurdon (Anh) cùng nhận được
giải thưởng Nobel Y học năm nay. http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/10/08/17/20121008170708_nobel_y.jpg
Theo
thông cáo báo chí vừa được phát đi từ Ủy ban Nobel, Gurdon và Yamanaka đã nhận
thấy các tế bào trưởng thành, chuyên biệt có thể được can thiệp và lập trình
lại để trở thành các tế bào gốc, chưa trưởng thành, có khả năng phát triển
thành tất cả các dạng mô trong cơ thể. Nghiên cứu này của họ đã “cách mạng hóa”
nhận thức của chúng ta về cơ chế phát triển của tế bào và cơ quan sinh học.
Năm
1962, ông Gurdon đã phát hiện thấy tế bào có một khả năng đặc biệt là đảo
chiều. Trong một thí nghiệm kinh điển, ông đã thay thế nhân tế bào chưa trưởng
thành trong một tế bào trứng ếch bằng nhân của một tế bào ruột trưởng thành.
Kết quả là tế bào trứng biến đổi vẫn phát triển thành một con nòng nọc bình
thường. DNA của tế bào trưởng thành vẫn có tất cả các thông tin cần thiết để
phát triển mọi tế bào trong cơ thể ếch.
Trong
khi đó, hơn 40 năm sau, vào năm 2006, Shinya Yamaka phát hiện thấy các tế bào
trưởng thành nguyên dạng ở chuột có thể được lập trình để trở thành các tế bào
gốc chưa trưởng thành. Thật bất ngờ, bằng cách can thiệp và biến đổi chỉ một
vài gene, ông đã có thể tái lập trình các tế bào trưởng thành trở thành tế bào
gốc vạn năng hay tế bào gốc đa hiệu (pluripotent stem cell). Đây là thuật ngữ
chỉ những tế bào chưa trưởng thành có khả năng phát triển thành mọi dạng tế bào
khác nhau trong cơ thể.
Những
phát minh mang tính đột phá này, theo Ủy ban Nobel, đã làm thay đổi hoàn toàn
cách nhìn nhận của khoa học về sự phát triển cũng như chuyên biệt hóa ở cấp độ
tế bào. “Chúng ta hiểu rằng tế bào trưởng
thành không cần phải nhốt mình mãi mãi với một chức năng cụ thể, chuyên biệt
nào. Sách giáo khoa đã được viết lại và người ta đã tiến hành thêm nhiều nghiên
cứu mới đào sâu về lĩnh vực này. Bằng cách tái lập trình tế bào người, các nhà
khoa học đã mở ra cơ hội mới để nghiên cứu nhiều loại bệnh cũng như phát triển
phương pháp chẩn đoán, điều trị mới”.
Tân
"Chủ nhân" giải thưởng
John B.Gurdon sinh năm 1933 tại Dippenhall, Anh. Ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Oxford năm 1960 và
tiếp tục nghiên cứu tại Viện Công nghệ California sau đó. Đến năm 1972, ông
chuyển tới Đại học Cambridge, Anh với tư cách Giáo sư môn Sinh học Tế bào kiêm
Hiệu trưởng trường cao đẳng Magdalen. Ông đã được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp
sĩ.
Shinya Yamanaka sinh ra tại Nhật Bản năm 1962. Ông nhận bằng MD
năm 1987 tại Đại học Kobe và học về phẫu thuật chỉnh hình trước khi chuyển sang
nghiên cứu cơ bản. Yamanaka nhận được học vị Tiến sĩ tại Đại học Osaka năm
1993, sau đó ông làm việc tại Viện Gladstone San Francisco và Viên Khoa học –
Công nghệ Nara Nhật Bản. Yamanaka hiện là Giáo sư tại Đại học Kyoto.
Mở
màn mùa Nobel
Giải
Nobel Y học 2012 được công bố đã chính thức mở ra mùa “Nobel” được chờ đợi nhất
trong năm của giới khoa học.
Năm
nay, Giải Nobel Y học được công bố tại Viện Karolinska (Stockholm, Thụy Điển).
Tuy nhiên, so với mọi năm, khoản tiền thưởng mà những người đạt giải nhận được
sẽ ít hơn 20% so với các năm trước, từ 10 triệu kronor (1,5 triệu USD) xuống
còn 8 triệu kronor (1,2 triệu USD).
Ngày
mai, Hội đồng Nobel sẽ công bố giải Nobel
Vật lý danh giá và một ngày sau đó, người chiến thắng trong giải Nobel Hóa học sẽ được vinh danh. Ngày
15/10, Giải thưởng sẽ được trao cho lĩnh
vực Kinh tế.
Năm
ngoái, một nửa giải thưởng trong lĩnh vực y học đã được trao cho Ralph
Steinman, một nhà khoa học kỳ cựu với phát minh ra tế bào nhiều gai và vai trò
của nó đối với miễn dịch thích ứng. Ông cũng chính là trường hợp gây tranh cãi
nhất trong lịch sử giải khi qua đời chỉ vài ngày trước thông báo của Hội đồng
Nobel vì bệnh ung thư.
Trong
thông cáo phát đi sau đó, Hội đồng Nobel cho biết họ không biết tin Steinman đã
mất khi lựa chọn ông làm gương mặt chiến thắng. Nếu như họ biết việc này từ
trước, quy định của Giải thưởng Nobel sẽ không cho phép lựa chọn những người đã
qua đời.
Cũng
nhận được giải Nobel Y học 2011 cùng Steinman là bộ đôi Bruce Beutler và Jules
A.Hoffman vì đã phát minh ra những protein có khả năng dò ra vi khuẩn trong cơ
thể và kích hoạt hàng phòng thủ đầu tiên của hệ miễn dịch.
Trọng
Cầm
Thứ hai, ngày 08 tháng mười năm 2012
Vậy là một năm nữa lại đến với câu
chuyện trao giải Nobel. Như thường lệ, giải Nobel y học luôn là giải được công
bố đầu tiên, nó nói lên tính nhân văn và tầm quan trọng của ngành chuyên chăm
lo sức khỏe của loài người. Hơn nửa thế kỷ qua, hầu hết các giải Nobel y học
tập trung vào những khám phá về sinh lý, sinh học, và sinh hóa, tức là những
lĩnh vực sinh học phân tử trong y học, mà ít thấy nó trao cho y học thực hành
như cái giải năm 2010 trao cho công trình thụ tinh trong ống nghiệm. Cách đây
30 phút giải Nobel Y học 2012 đã công bố.
Năm nay cũng vậy, giải Nobel y học
2012, cũng được trao cho 2 nhà khoa học chuyên nghiên cứu về tế bào gốc cho sự
phát hiện về tế bào trưởng thành lập trình lại để trở thành tế bào vạn năng.
Tôi có thể tóm tắt quá trình này một cách đơn gian như sau:
Khi hợp tử được tạo thành bởi 1 tế bào gốc gồm một nửa chất liệu di truyền của cha cho và một nửa chất liệu di truyền của mẹ cho trong quá trình thụ tinh. Nó nhân đôi và tạo thành nhiều tế bào gốc khác nhau. Sau đó dưới tác động của hormone - kích thích tố - các tế bào gốc được lập trình lại - reprogram - thành những tế bào được biệt hóa cho từng loại cơ quan đặc biệt - như mắt, mũi, miệng, da, xương, lông móng, gan, thận, tim, phổi, etc... Đó là quá trình được gọi là lập trình để biến tế bào gốc thành những tế bào vạn năng phục vụ tạo thành một cơ thể hoàn thiện và hoạt động phục vụ cho cả quá trình sống trong bào thai và sinh trưởng sau này.
Việc phát hiện này đã góp phần cho quá trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý trong nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác nhau. Nhưng đóng góp lớn nhất của khám phá này là giúp cho ngành ghép tạng và điều trị ung thư đang tiến triển ở loại ung thự bạch cầu. Song vẫn còn nhiều chướng ngại trên con đường đến đích.
Nobel Y học năm nay lại trao cho 2 ông John Gurdon thuộc đại học Oxford và ông Shinya Yamanaka thuộc đại học Kyoto. Tuy ông Shinya Yamanaka là người Nhật, đã từng dạy tại đại học Kyoto, nhưng hiện nay ông là giáo sư giải phẫu học và lại là nghiên cứu viên cao cấp của viện nghiên cứu J David Golstone thuộc University of California - San Francisco - UCSF - California, Hoa Kỳ, đồng thời là chủ tịch hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu tế bào gốc - International Sociaty for Stem Cell Research: ISSCR.
Khi hợp tử được tạo thành bởi 1 tế bào gốc gồm một nửa chất liệu di truyền của cha cho và một nửa chất liệu di truyền của mẹ cho trong quá trình thụ tinh. Nó nhân đôi và tạo thành nhiều tế bào gốc khác nhau. Sau đó dưới tác động của hormone - kích thích tố - các tế bào gốc được lập trình lại - reprogram - thành những tế bào được biệt hóa cho từng loại cơ quan đặc biệt - như mắt, mũi, miệng, da, xương, lông móng, gan, thận, tim, phổi, etc... Đó là quá trình được gọi là lập trình để biến tế bào gốc thành những tế bào vạn năng phục vụ tạo thành một cơ thể hoàn thiện và hoạt động phục vụ cho cả quá trình sống trong bào thai và sinh trưởng sau này.
Việc phát hiện này đã góp phần cho quá trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý trong nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác nhau. Nhưng đóng góp lớn nhất của khám phá này là giúp cho ngành ghép tạng và điều trị ung thư đang tiến triển ở loại ung thự bạch cầu. Song vẫn còn nhiều chướng ngại trên con đường đến đích.
Nobel Y học năm nay lại trao cho 2 ông John Gurdon thuộc đại học Oxford và ông Shinya Yamanaka thuộc đại học Kyoto. Tuy ông Shinya Yamanaka là người Nhật, đã từng dạy tại đại học Kyoto, nhưng hiện nay ông là giáo sư giải phẫu học và lại là nghiên cứu viên cao cấp của viện nghiên cứu J David Golstone thuộc University of California - San Francisco - UCSF - California, Hoa Kỳ, đồng thời là chủ tịch hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu tế bào gốc - International Sociaty for Stem Cell Research: ISSCR.
Ông John Gurdon sinh ngày 02/10/1933. Năm 1962 - tức năm sinh ra ông Shinya Yamanaka người đồng chia giải Nobel y học năm nay với ông - ông Gurdon làm thí nghiệm lấy nhân của một hợp tử ếch thay vào nhân của một tế bào ruột của ếch. Kết quả cuối cùng là tế bào ruột này phát triển thành nòng nọc và ếch trưởng thành. Các tế bào trưởng thành vẫn có đầy đủ chất liệu thông tin di truyền bình thường của một con ếch.
Bốn mươi năm sau, 2006 - ông Shinya Yamanaka sinh ngày 04/9/1962 - đã làm cho một tế bào chuột trưởng thành biệt hóa thành cơ quan đặc biệt lập trình lại trở về một tế bào gốc chưa trưởng thành có khả năng phát triển trở thành tất cả các loại tế bào trưởng thành cho mọi cơ quan trong cơ thể tại J David Golston Institute thuộc UCSF.
Hai ông, Gordon và Yamanaka đã thực hiện 2 công đoạn xuôi và ngược của quá trình phát triển từ tế bào gốc sang tế bào trưởng thành và biệt hóa thành cơ quan, và ngược lại. Nó là dấu son khám phá giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị ung thư và ghép tạng trong tương lai.
Xin chúc mừng một kỷ nguyên mới cho nhân loại trong y học hiện đại về tế bào gốc trong quá trình chinh phục bệnh tật của nhân loại.
Bài
đọc liên quan:
-------------------------------------------------------------
Cập nhật lúc 9 October 2012, 18:28 AEST
Hai nhà khoa học Anh và Nhật đã được trao giải Nobel Y khoa năm 2012 cho
công trình nghiên cứu phát hiện thấy tế bào ở động vật trưởng thành có thể biến
đổi trở lại thành tế bào gốc có những tính năng giống tế bào gốc phôi.
Nghiên cứu đột phá
Ông John Gurdon từ Viện Nghiên cứu Gurdon tại Cambridge (Anh) và ông Shinya
Yamanaka từ Đại học Kyoto (Nhật Bản) phát hiện ra phương thức tạo ra các mô có
tính năng như tế bào gốc phôi mà không cần lấy tế bào từ phôi.
Hai nhà khoa học được nhận giải thưởng Nobel Y khoa trị
giá 1,2 triệu đô-la cho công trình nghiên cứu mà ông Gurdon bắt đầu thực hiện
cách đây 50 năm. Ông Yamanaka đã kế tục thành công hơn với cuộc thử nghiệm năm
2006 giúp thay đổi hoàn toàn lĩnh vực ‘y khoa tái sinh’ – công cuộc tìm kiếm
phương pháp điều trị bệnh bằng cách nuôi các mô khỏe mạnh.
“Những phát hiện mang tính đột phá này đã thay đổi hoàn
toàn quan điểm của chúng ta về quá trình phát triển và chuyên hóa của các tế
bào,” Hội đồng Giải thưởng Nobel tại Viện Nghiên cứu Karolinska, Stockholm,
nhận định.
Cả cơ thể bắt đầu hình thành từ tế bào gốc trước khi phát
triển thành các mô như tế bào da, máu, thần kinh, cơ và xương. Các nhà khoa học
hi vọng tế bào gốc có thể phát triển để thay thế những mô bị tổn thương trong
các trường hợp như tổn thương tủy sống hoặc bệnh Parkinson.
Các nhà khoa học trước đây cho rằng không thể biến mô
trưởng thành trở lại thành tế bào gốc, nghĩa là tế bào gốc chỉ có thể được tách
từ phôi. Nghiên cứu này bị dư luận phản đối về khía cạnh đạo đức và bị cấm thực
hiện ở một số nước.
Từ năm 1962, ông Gurdon đã là nhà khoa học đầu tiên nhân bản một động vật. Ông tạo ra một con nòng nọc khỏe mạnh từ trứng ếch và ADN từ tế bào ruột
của một con nòng nọc khác. Thử nghiệm cho thấy tế bào đã phát triển chứa thông
tin để hình thành các tế bào chức năng trong cơ thể. Ông đã phát hiện được điều
đó vài thập niên trước khi các nhà khoa học khác thành công trong việc nhân bản
con cừu Dolly, động vật đầu tiên được tạo ra từ ADN của động vật trưởng thành.
Hơn 40 năm sau, ông Yamanaka tạo ra tế bào gốc từ da chuột trưởng thành
bằng cách cấy một số gen. Bước đột phá này chứng
tỏ quá trình phát triển diễn ra trong mô của động vật trưởng thành có thể đảo
ngược, biến mô trưởng thành trở lại thành tế bào có tính năng như tế bào chiết
suất từ phôi.
Các tế bào gốc tạo ra từ mô động vật trưởng thành được
gọi là ‘tế bào gốc đa năng’ (‘induced pluripotency stem cells – iPS). Một ngày nào đó bệnh nhân sẽ
được điều trị bằng tế bào gốc từ mô của chính mình và ít khả năng xảy ra phản
ứng đào thải trong cơ thể.
“Mục tiêu cuối cùng là cung cấp tế bào thay thế cho tất
cả các tế bào chức năng,” Viện Nghiên cứu của ông Gurdon lý giải trên trang web
của mình. “Chúng tôi muốn tìm ra cách thức tạo ra tim hoặc tế bào não dự phòng
từ tế bào da hoặc tế bào máu. Điểm quan trọng là tế bào thay thế cần lấy từ
cùng một cơ thể để tránh phản ứng đào thải và hiện tượng suy giảm miễn dịch.”
Chỉ trong vòng sáu năm, báo cáo nghiên cứu của ông
Yamanaka đã được trích dẫn trên 4000 lần trong công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học khác.
Trong một cuộc họp báo tại Nhật Bản, ông Yamanaka cảm ơn
các nhà nghiên cứu trẻ tham gia nghiên cứu. Ông phát biểu: “Niềm vui của tôi
thật lớn lao nhưng tôi cũng cảm thấy mình có trách nhiệm nặng nề.”
Ông Gurdon kể về sự nghiệp khi còn trẻ. Ông là một thanh
niên yêu khoa học nhưng đã bị lái sang hướng khác khi còn học trung học. Ông
trở lại nghiên cứu khoa học khi bước vào đại học.
Ông vẫn giữ một bảng báo cáo học lực gắn trong khung đặt
trên bàn làm việc với lời nhận xét của cô giáo cũ: “Tôi tin rằng cậu muốn trở
thành một nhà khoa học… Ý tưởng thật buồn cười. Việc đó sẽ lãng phí thời gian
của chính cậu và những người phải dạy dỗ cậu.”
Vẫn trong giai đoạn đầu
Nghiên cứu khoa
học về tế bào iPS vẫn chỉ ở giai đoạn đầu. Nhiều người lo sợ các tế bào cấy vào cơ thể sẽ phát triển ngoài tầm kiểm
soát và dẫn đến việc hình thành những khối u.
Một số nhà khoa học cho rằng tế bào gốc từ phôi thai
chứng tỏ có hiệu quả điều trị bệnh hơn so với các tế bào iPS. Vì thế, quan điểm
đạo đức trong nghiên cứu tế bào gốc cần được bảo vệ.
Tuy nhiên, theo ông, Urban Lendahl, chủ tịch Hội đồng
Giải thưởng Nobel, kể từ khi Yamanaka công bố phát hiện của ông, công trình
nghiên cứu của ông đã đạt được một số tiến bộ. Nhiều kỹ thuật đang được ứng
dụng trong quy trình nuôi tế bào trong các phòng thí nghiệm để nghiên cứu bệnh
tật.
“Không ai có thể lấy một phần của tim hay não để nghiên
cứu. Do vậy, để nghiên cứu các bộ phận này, giờ đây các nhà khoa học có thể lấy
một tế bào của bệnh nhân, lập trình và biến nó trở về tình trạng đa năng rồi
nuôi trong phòng thí nghiệm,” ông Urban Lendahl nói. “Điều thứ hai là phát hiện
này hỗ trợ cho các nghiên cứu tiếp theo. Nếu có thể nuôi các loại tế bào khác
nhau từ một tế bào của con người, theo lý thuyết hiện nay và hi vọng trong
tương lai, các nhà khoa học có thể tạo ra tế bào thế chỗ những tế bào đã mất.”
Ông Thomas Perlmann, thành viên Hội đồng Giải thưởng
Nobel, giáo sư chuyên ngành Sinh học Phát triển Phân tử ở Viện Karolinska đánh
giá: “Nhờ hai nhà khoa học, chúng ta giờ đây biết rằng tế bào không phát triển
một chiều. Phát hiện về tế bào gốc mang nhiều hứa hẹn. Những chứng rối loạn
phức tạp như hiện tượng rối loạn ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh ở bệnh nhân
Alzheimer hay Parkinson là những mục tiêu đáng quan tâm.”
Hai nhà khoa học cho biết hiện họ vẫn tiếp tục theo đuổi
công trình nghiên cứu khoa học này.
Khi được hỏi lý do vẫn giữ lời nhận xét của cô giáo thời
phổ thông, ông Gurdon nói: “Khi gặp khó khăn như kết quả thử nghiệm không thành
công – điều thường xảy ra trong nghiên cứu – bạn cần tự nhắc mình rằng có lẽ
mình không giỏi trong lĩnh vực này và có lẽ cô giáo đã nhận xét đúng”.
No comments:
Post a Comment