Thanh Phương - RFI
Thứ hai 01 Tháng
Mười 2012
Theo tin từ Thông tấn xã Việt Nam,
Hội nghị trung ương 6 vừa khai mạc sáng nay, 01/10/2012, tại Hà Nội với một trong những nội dung chính là "quy
hoạch Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước".
Nhưng điều đáng chú ý là hội nghị trung ương lần này được triệu tập khẩn cấp, hoàn toàn bất ngờ đối với cả các ủy viên trung ương, bởi vì theo nhiều nguồn tin trước đây, hội nghị Trung ương 6 sớm nhất là đến giữa tháng 10 mới nhóm họp. Hội nghị Trung ương 6 theo dự kiến sẽ kết thúc ngày 16/10.
Trong bài phát biểu khai mạc hôm nay, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng đã nhấn mạnh là "ít có hội nghị trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này". Theo ông Trọng, những vấn đề sẽ được bàn và quyết định đều "rất quan trọng và phức tạp".
Trong bài phát biểu nói trên, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn nhận là trong thời gian qua, "chúng ta
chỉ mới chủ yếu tập trung cho việc chèo chống đối phó với khó khăn về tài chính và ngân hàng, mà chưa triển khai các biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng". Ông Trọng cho rằng, phải tiếp tục kềm chế lạm phát, nhưng phải "tập trung ưu tiên cho ổn định, lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô".
Về vấn đề nhân sự lãnh đạo, ông Nguyễn Phú Trọng cho
biết là hội nghị lần này chưa bàn về quy hoạch nhân sự cụ thể, mà chỉ bàn về "nguyên
tắc" quy hoạch cán bộ "cấp chiến lược", tức là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho
nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Hội nghị trung ương lần này diễn ra
trong bối cảnh kinh tế Việt Nam gặp thêm nhiều khó khăn, đặc biệt là sau khi cơ quan
Moody's hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam, do những yếu kém của hệ thống ngân hàng có nguy cơ tác hại đến tăng trưởng kinh tế. Nhiều lãnh đạo ngân hàng, trong đó có cả cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Xuân Giá, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, đã bị khởi tố do có liên hệ đến vụ bê bối tài chính của ngân hàng ACB.
------------------------------------
BBC
Cập nhật: 09:13 GMT - thứ hai, 1 tháng 10, 2012
Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa XI bắt đầu phiên họp toàn thể lần thứ sáu
một cách bất ngờ vào sáng thứ Hai 1/10.
Truyền thông
Việt Nam loan tin Hội nghị Trung ương 6 khai mạc dưới sự chủ trì của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sẽ diễn ra 15 ngày, tới ngày 15/10.
Hội nghị trung
ương dài nhất từ trước tới nay được các nhà quan sát đánh giá là
tối quan trọng, đặc biệt về các vấn đề nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng
sản.
Tuy nhiên, không
rõ sẽ có công bố thay đổi trong nhân sự cấp cao như dư luận bàn tán
một thời gian gần đây hay không.
Ông Trọng,
trong diễn văn khai mạc, nói "Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy
hoạch cụ thể" trong hội nghị lần này, nhưng nhiều người cho rằng
phát biểu này để chỉ quy hoạch cho các khóa tới và vẫn có khả năng
sẽ có chuyển dịch nội bộ sau hội nghị 6.
Hội nghị diễn
ra trong bối cảnh đợt phê bình và tự phê bình vừa được triển khai
trong toàn bộ hệ thống Đảng ở trung ương và tỉnh thành, bắt đầu từ
Bộ chính trị và Ban bí thư.
Các vụ bắt
giữ mới đây đối với các nhân vật thuộc lĩnh vực tài chính-ngân hàng
được cho là gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; và chiến dịch
chỉnh đốn Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động được xem
như chỉ dấu cho một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ cấp cao
nhất của Đảng.
Bộ Chính trị
Đảng CSVN đã có phiên họp tuần trước để chốt lại kết quả kiểm
điểm, chỉnh đốn Đảng, nhằm trình lên Ban chấp hành Trung ương tại kỳ
họp này.
Nghị trình đồ sộ
Thông tấn xã
Việt Nam cho hay phiên họp trung ương lần này tập trung vào một nghị
trình đồ sộ với các vấn đề hóc búa của Đảng.
Trong đó, một
nội dung chủ chốt là "báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê
bình của Bộ chính trị, Ban bí thư" và "một số vấn đề quan trọng
khác".
175 ủy viên
Trung ương Đảng cũng sẽ bàn về chủ trương sắp xếp lãnh đạo cho tương
lai, trong đó có các chức danh lãnh đạo chủ chốt và thành phần Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Cải cách doanh
nghiệp nhà nước, sở hữu đất đai, đổi mới giáo dục đào tạo và phát
triển khoa học công nghệ cũng là những vấn đề chính trong nghị
trình.
Một nội dung
quan trọng khác cũng sẽ được bàn thảo là tình hình kinh tế-xã hội
trong năm nay về kế hoạch cho năm sau.
Diễn văn khai
mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy một số đường hướng
chính tại hội nghị trung ương lần này.
Ông Trọng thừa
nhận "ít có hội nghị trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp
dài ngày như hội nghị lần này".
Ông được Thông
tấn xã Việt Nam dẫn lời cho biết các vấn đề được đưa ra bàn thảo
"đều rất quan trọng và phức tạp".
Tổng bí thư
đã định hướng ba nhóm vấn đề để cho các ủy viên trung ương thảo
luận.
Thứ nhất là
các vấn đề kinh tế-xã hội, trong đó có cải cách doanh nghiệp nhà
nước.
Một nhóm vấn
đề nữa mà ông Trọng đưa ra là xây dựng Đảng và quy hoạch các thế hệ
lãnh đạo tiếp theo.
Ông cho biết
việc phê và tự phê đã được "triển khai rất tích cực", được
lãnh đạo Đảng "chỉ đạo ráo riết và chặt chẽ" và các cá
nhân và tập thể đã được kiểm điểm "một cách nghiêm túc".
Về quy hoạch
cán bộ, ông Trọng nói hội nghị trung ương này không đi vào cụ thể
danh sách quy hoạch mà chỉ bàn về đường hướng quy hoạch như thế nào
như tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể, số lượng, cơ cấu, đối
tượng, giới thiệu, lựa chọn... để tiến tới quy hoạch cho các vị trí
lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Nhóm vấn đề
cuối cùng để các ủy viên trung ương thảo luận là giáo dục-đào tạo
và khoa học-công nghệ.
Ý nghĩa lớn
Nhận định về
Hội nghị Trung ương 6, Giáo sư
Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Canberra, Úc châu, nói: "Hội nghị lần này hứa hẹn sẽ là
một lần hội nghị đặc biệt".
"Nó được triệu tập lúc
phong trào phê và tự phê trong Đảng diễn ra, đấu tranh nội bộ căng
thẳng xung quanh ai sẽ phải chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng
tràn lan tại khu vực kinh tế công, các tập đoàn nhà nước và lĩnh
vực ngân hàng."
Ông Thayer chỉ
ra rằng cho tới nay, hầu như các nhân vật bị dính tham nhũng mà được
biết tới nhiều đều do Thủ tớnG nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm hoặc nằm
trong danh sách những người ủng hộ hay thân cận với ông.
Dựa trên những
diễn biến gần đây, ông Thayer nói rất có thể Hội nghị 6 sẽ là nơi
phe của ông Thủ tướng và phe chỉ trích ông đối đầu nhau, dẫn tới
việc Ban Chấp hành Trung ương giảm bớt quyền lực nằm trong tay thủ
tướng.
"Ban Chấp hành Trung ương có
thể sẽ kỷ luật một số thành viên. Trong những tháng qua, đã có việc
một số ủy viên bị sắp xếp lại vị trí."
Theo GS Thayer,
câu hỏi lớn hiện nay là liệu những người chỉ trích ông Dũng có tìm
cách bãi nhiệm ông hay không. Điều này phụ thuộc vào đa số Ban Chấp
hành Trung ương, họ có chấp thuận bản kiểm điểm của ông Nguyễn Tấn
Dũng và thông qua đề xuất khắc phục sai lầm của ông hay không.
Ông Thayer cũng
dự đoán Ban Chấp hành có thể sẽ đề cử thêm một ủy viên Bộ Chính
trị nữa, vì con số 14 bị cho là chưa đủ và thiếu ổn định.
Tất nhiên, các
thay đổi trên, nếu có, sẽ được công khai minh bạch hóa trước Đảng và
người dân như thế nào thì lại là một câu hỏi khác.
Đọc toàn văn :
-------------------------------------
2.10.2012
* Hội nghị Trung Ương 6 - Chiến trường cho các phe quyết 'sống
mái'
Lúc 13 giờ trưa nay, Thông Tấn Xã Việt Nam đột ngột loan tin về việc sáng 1/10/2012, Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa 6 khai mạc sớm bất thường. Trước đó, đã có nhiều nguồn tin rò rỉ cho biết hội nghị 6 sẽ diễn ra vào khoảng 15/10. Chính vì vậy, tin hội nghị quan trọng của Đảng khai mạc sớm bất thường, trước cả nửa tháng khiến dư luận hoàn toàn bất ngờ.
Lúc 13 giờ trưa nay, Thông Tấn Xã Việt Nam đột ngột loan tin về việc sáng 1/10/2012, Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa 6 khai mạc sớm bất thường. Trước đó, đã có nhiều nguồn tin rò rỉ cho biết hội nghị 6 sẽ diễn ra vào khoảng 15/10. Chính vì vậy, tin hội nghị quan trọng của Đảng khai mạc sớm bất thường, trước cả nửa tháng khiến dư luận hoàn toàn bất ngờ.
Trong phát biểu khai mào cho cuộc
đấu đá sắp diễn ra, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dường như đã có lời cảnh báo
đối với các ủy viên mức độ nghiêm trọng của hội nghị. Ông Trọng nhấn mạnh đây
sẽ là kỳ hội nghị trung ương Đảng họp dài ngày nhất, bàn về nhiều nội dung
nhất.
Hội nghị Trung Ương 6 được hứa hẹn
sẽ bàn về các vấn đề 'Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược'. Nói rõ hơn thì đây sẽ
là cuộc đấu đá, đổi chác để nắm giữ các vị trí chóp bu trong Đảng và Nhà nước.
Chủ đề này được xem là nguyên nhân chính khiến các ủy viên được triệu tập sớm
bất thường vào hôm nay.
Cũng trong lời phát biểu của mình,
ông Trọng lạm dụng thêm nhiều màn xảo thuật ngôn từ để tránh nói đến các cuộc
đấu đá chính trị ngày càng gay gắt trong Đảng. Ông Trọng khẳng định hội nghị
lần này 'chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể' mà chỉ đưa ra tiêu chuẩn để lựa
chọn các vị trí chóp bu.
Sau hàng loạt các phát biểu vô
nghĩa đến mức ngớ ngẩn, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng trấn an các phe phái: vấn đề
'quy hoạch cán bộ cấp chiến lược' sẽ được thực hiện vào nhiệm kỳ tới,
2016-2021, và 'các nhiệm kỳ tiếp theo'. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa có gì chắc
chắn, bởi nếu các tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ được 'nhất trí cao', không chừng
vấn đề sẽ được mang ra áp dụng ngay tại hội nghị.
Trên thực tế, việc triệu tập hội
nghị đột ngột cho thấy rõ việc các phe phái trong Đảng quyết 'sống mái' với
nhau ngay tại hội nghị lần này.
Dự kiến, các ủy viên trung ương tham dự hội nghị 6 cũng sẽ được Bộ chính trị báo cáo về quá trình kiểm điểm 'phê và tự phê' đối với các cá nhân trong hàng ngũ chóp bu Đảng. Nội dung này nhằm mục đích chính là nhắm vào hồ sơ tham nhũng và quá trình sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một số dự đoán cho rằng: cùng với vấn đề 'quy hoạch cán bộ cấp chiến lược', các báo cáo kiểm điểm khi mang ra bàn thảo trước hội nghị có khả năng dẫn đến một cuộc 'đảo chính' ngay trong hội nghị 6 mà không cần chờ đến nhiệm kỳ tới vào năm 2016. Điều này khá hợp lý, vì đến năm 2016 thì Đảng Cộng Sản chắc gì còn tồn tại?
Hội nghị dự kiến sẽ diễn ra nửa tháng, từ 1 đến 15/10, đủ thời gian cho các bên chuẩn bị tung chiêu, hình thành thế trận quyết 'sống mái' với nhau.
Dự kiến, các ủy viên trung ương tham dự hội nghị 6 cũng sẽ được Bộ chính trị báo cáo về quá trình kiểm điểm 'phê và tự phê' đối với các cá nhân trong hàng ngũ chóp bu Đảng. Nội dung này nhằm mục đích chính là nhắm vào hồ sơ tham nhũng và quá trình sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một số dự đoán cho rằng: cùng với vấn đề 'quy hoạch cán bộ cấp chiến lược', các báo cáo kiểm điểm khi mang ra bàn thảo trước hội nghị có khả năng dẫn đến một cuộc 'đảo chính' ngay trong hội nghị 6 mà không cần chờ đến nhiệm kỳ tới vào năm 2016. Điều này khá hợp lý, vì đến năm 2016 thì Đảng Cộng Sản chắc gì còn tồn tại?
Hội nghị dự kiến sẽ diễn ra nửa tháng, từ 1 đến 15/10, đủ thời gian cho các bên chuẩn bị tung chiêu, hình thành thế trận quyết 'sống mái' với nhau.
Trang Blog Cầu Nhật
Tân nhanh chóng đưa tin kèm theo bình luận rằng : Hội nghị 6 bất
thường lần này nhằm tránh lập lại vết xe đổ của Hội nghị 12 vào năm 2001, thời
điểm mà Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu đã bị các đối thủ lật đổ.
Blog Cầu Nhật
Tân cũng cho rằng việc triệu tập hội
nghi đột ngột lần này là để tránh không cho 'bàn tay vô hình' có đủ thời gian
tập hợp lực lượng, mua chuộc lá phiếu.
"Lệnh triệu tập các Ủy viên TƯ
về ngay Hà Nội được phát ra khẩn cấp, nhiều Ủy viên Trung ương rất bị động và
bất ngờ. Họ chỉ có đủ thời gian để sắp xếp việc đi lại. Hàng không VN đã được
Văn phòng TƯ Đảng đề nghị thực hiện “nhiệm vụ chính trị” dành ưu tiên cao nhất
cho các đại biểu TƯ về Hà Nội.
Đặc biệt, nhiều thành viên Chính
phủ cũng bị bất ngờ. Hai trường hợp Ủy viên Trung ương là thành viên Chính phủ,
trước đó, đã xin Bộ Chính trị đi công cán nước ngoài, nay bị “phanh” lại và
buộc phải hủy lịch công tác đột ngột.
Việc tổ chức nơi ăn ở, làm việc và
đi lại của các đại biểu cũng được bố trí và tính toán rất kỹ lưỡng nhằm tránh
mọi bất trắc xảy ra trong thời gian Hội nghị cũng như đảm bảo các Ủy viên Trung
ương có thể làm chủ ý kiến của mình", Blog Cầu Nhật
Tân cho biết.
Trong một bài phân tích
mới đây trên Danlambao nói về diễn biến các cuộc chiến trong
Đảng, tác giả Trần Phong
cho biết: Trước hội nghị, liên minh 'cung vua' của TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi đến tận tay các ủy viên trung ương Đảng tập
tài liệu nói về sự yếu kém và tham nhũng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tập tài liệu dày 313 trang giấy,
khổ A4 do Tổng cục 2 bí mật in ấn. Những trang đầu tiên của tập tài liệu do
đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng viết lời mở đầu, kèm theo bút tích. Những trang
cuối tập tài liệu là hình ảnh nhà thờ họ hoàng tráng của TT Nguyễn Tấn Dũng.
Chi tiết thêm về Hội nghị Trung
ương hiện chưa được công khai, tuy nhiên mọi động thái rò rỉ ra bên ngoài sẽ
được xem xét kỹ lưỡng.
* Trong một diễn biến khác, tối qua, 30/09/2012, đài
truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV) tiếp tục đăng một bài phóng sự vu cáo
Danlambao và các trang blog chính trị. Đây là lần thứ 3 VTV tổ chức đấu tố
Danlambao.
Phóng sự tối 30/09 không có gì đặc
biệt, ngoài việc lần này hình ảnh trang nhà Dân Làm Báo được công khai xuất
hiện trước 90 triệu dân Việt Nam. Điều đáng nói là đoạn phóng sự được phát rộng
rãi trước khi Hội nghị 6 diễn ra chỉ 12 tiếng đồng hồ.
Quảng cáo không công? Hay thủ đoạn
đấu tố, vu khống để lập công dâng Đảng chăng?
No comments:
Post a Comment