Dani
Rodrik -
Project
Syndicate
Biên
dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng
Hiệp
Posted on 15/12/2016
“Một trong những thách thức lớn” của thời đại chúng
ta là “duy trì một hệ thống thương mại quốc tế mở và ngày càng mở rộng”. Thật
không may, “các nguyên tắc tự do” của hệ thống thương mại thế giới “đang bị tấn
công ngày càng nhiều”. “Chủ nghĩa bảo hộ đã trở nên ngày càng phổ biến”. Có
nguy cơ lớn là hệ thống này sẽ đổ vỡ… hoặc là nó sẽ sụp đổ trong sự lặp lại
nghiệt ngã tình huống những năm 1930.”
Bạn sẽ được tha thứ nếu nghĩ rằng những dòng trên được
trích từ một trong những bài viết bày tỏ sự lo ngại gần đây trên các phương tiện
truyền thông trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính về các phản ứng dữ dội hiện
nay chống lại toàn cầu hóa. Thực tế, các nội dung này đã được viết cách đây 35
năm, vào năm 1981.
Vấn đề lúc đó là tình trạng đình lạm (stagflation –
vừa tăng trưởng thấp, vừa lạm phát cao – NBT) ở các nước phát triển. Và chính
Nhật Bản, chứ không phải Trung Quốc, là nhân vật kinh khiếp đối với thương mại,
rình rập – và giành quyền kiểm soát- thị trường toàn cầu. Mỹ và châu Âu đã phản
ứng bằng cách dựng lên các rào cản thương mại và áp đặt “hạn chế xuất khẩu tự
nguyện” (Voluntary Export Restraint – VER) đối với xe ô tô và thép của Nhật Bản.
Những thảo luận về “chủ nghĩa bảo hộ mới” ngày càng gia tăng này trở nên phổ biến.
Những gì diễn ra sau đó đã chứng tỏ sự bi quan đó về
chế độ thương mại là sai lầm. Thay vì tan rã, thương mại toàn cầu đã bùng nổ
trong những năm 1990 và 2000, do sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới, sự
gia tăng của các hiệp định thương mại và đầu tư song phương và khu vực, và sự nổi
lên của Trung Quốc. Một thời đại mới của toàn cầu hóa – trong thực tế là một
cái gì đó giống như siêu toàn cầu hóa – đã được khởi đầu.
Giờ nhìn lại, “chủ nghĩa bảo hộ mới” của những năm
1980 không phải là sự cắt đứt hoàn toàn với quá khứ. Nó giống như duy trì hơn
là làm gián đoạn chế độ thương mại, như nhà khoa học chính trị John Ruggie đã
viết. Việc “phòng vệ” chống lại nhập khẩu và các biện pháp VER lúc đó chỉ mang
tính tạm thời, nhưng chúng là phản ứng cần thiết đối với những thách thức về
phân phối thu nhập và điều chỉnh gây ra bởi sự xuất hiện của các mối quan hệ
thương mại mới.
Các nhà kinh tế và chuyên gia thương mại kêu cứu một
cách không cần thiết lúc đó đã sai. Nếu các chính phủ lắng nghe lời cố vấn của
các nhà kinh tế và chuyên gia thương mại đó và không đáp ứng mối quan tâm của
những người đã bỏ phiếu cho mình, thì họ đã có thể làm cho mọi việc tồi tệ hơn.
Thứ mà đối với những người đương thời có vẻ là chủ nghĩa bảo hộ gây hại thì thực
tế lại là phương thức xả hơi để ngăn ngừa sự tăng lên quá mức các áp lực chính
trị.
Có phải các nhà quan sát cũng đang trở thành người
gieo hoang mang về phản ứng dữ dội đối với toàn cầu hóa hiện nay? Ví dụ, Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã cảnh báo rằng tăng trưởng chậm và chủ nghĩa dân túy
có thể dẫn đến một đợt bùng phát của chủ nghĩa bảo hộ. “Bảo vệ triển vọng tăng
hội nhập thương mại là cực kỳ quan trọng, ” theo kinh tế trưởng của IMF,
Maurice Obstfeld.
Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít dấu hiệu cho thấy
các chính phủ đang rời xa nền kinh tế mở một cách dứt khoát. Trang mạng globaltradealert.org duy
trì cơ sở dữ liệu về các biện pháp bảo hộ và là nguồn thường xuyên cho các
tuyên bố về việc lan rộng chủ nghĩa bảo hộ. Nhấp vào bản đồ tương tác của trang
web về các biện pháp bảo hộ, và bạn sẽ thấy như một vụ nổ pháo hoa – các vòng
tròn màu đỏ khắp nơi trên toàn thế giới. Nó trông đáng báo động cho đến khi bạn
nhấp chuột vào các biện pháp tự do hóa và phát hiện ra một số lượng tương đương
các vòng tròn màu xanh lá cây.
Sự khác biệt lần này là lực lượng chính trị dân túy
dường như mạnh mẽ hơn và đến gần hơn với chiến thắng bầu cử – một phần là do phản
ứng đối với giai đoạn phát triển của toàn cầu hóa đạt được kể từ những năm
1980. Cách đây không lâu, sẽ là không tưởng nếu nghĩ đến việc Anh rời khỏi Liên
minh châu Âu, hoặc một ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ lại hứa
hẹn sẽ từ bỏ các hiệp định thương mại, xây dựng một bức tường chống lại người
nhập cư Mexico, và trừng phạt các công ty chuyển ra nước ngoài. Các quốc gia –
dân tộc dường như có ý định tái khẳng định bản thân.
Nhưng các bài học từ những năm 1980 là một vài sự đi
ngược lại siêu toàn cầu hóa không cần phải là một điều xấu, miễn là nó giúp duy
trì một nền kinh tế thế giới mở ở mức hợp lý. Như tôi đã thường xuyên tranh luận,
chúng ta cần một sự cân bằng tốt hơn giữa quyền tự chủ quốc gia và toàn cầu
hóa. Đặc biệt, chúng ta cần
phải đặt các yêu cầu của dân chủ tự do lên trước các yêu cầu của thương mại và
đầu tư quốc tế. Sự tái cân bằng như vậy sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho một
nền kinh tế toàn cầu mở; trong thực tế, sự tái cân bằng sẽ kích hoạt và duy trì
một nền kinh tế như vậy.
Điều làm cho một nhà dân túy như Donald Trump nguy
hiểm không phải là các đề xuất của ông về vấn đề thương mại. Mà điều nguy hiểm
là việc các đề xuất này không tạo thành một tầm nhìn thống nhất về cách Mỹ và một
nền kinh tế thế giới mở có thể phát triển thịnh vượng cạnh nhau (đương nhiên đề
cương mà ông tranh cử và có thể điều hành dựa trên chủ nghĩa bản địa phi tự do
cũng là điều nguy hiểm).
Thách thức chính đối với các đảng chính trị dòng
chính ở các nền kinh tế phát triển hiện nay là đưa ra một tầm nhìn như vậy,
cùng với một câu chuyện giúp làm lu mờ sự hấp dẫn của các nhà dân túy. Không
nên yêu cầu các đảng trung tả và trung hữu phải cứu siêu toàn cầu hóa bằng mọi
giá. Những người ủng hộ thương mại cần hiểu vấn đề này nếu họ áp dụng các chính
sách phi chính thống để mua sự ủng hộ chính trị.
Thay vào đó, chúng ta nên nhìn vào việc liệu các
chính sách của họ được thúc đẩy bởi mong muốn bình đẳng và hòa nhập xã hội, hoặc
bởi các động cơ bản địa chủ nghĩa và phân biệt chủng tộc; liệu họ muốn tăng cường
hay làm suy yếu nền pháp quyền và thảo luận dân chủ hay không; và liệu họ có
đang cố gắng cứu nền kinh tế thế giới mở – dù với nguyên tắc nền tảng khác nhau
– hay là phá hủy nó.
*
Dani Rodrik là Giáo sư ngành Kinh tế Chính trị Thế
giới tại Trường Quản trị Nhà nước John F. Kennedy thuộc ĐH Harvard. Ông là tác
giả của các cuốn sách The Globalization Paradox:
Democracy and the Future of the World Economy và, gần đây nhất là cuốn Economics
Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science.
Copyright:
Project Syndicate 2016 – No
Time for Trade Fundamentalism
No comments:
Post a Comment